Trong lĩnh vực xây dựng không hiếm gặp hợp đồng khoán hay thuê khoán. Việc thuê khoán một đơn vị thực hiện xây dựng cho một công trình được thực hiện theo nguyên tắc: Bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc. Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.
Xem thêm: Hợp đồng giao khoán
Luật sư tư vấn pháp luật về hợp đồng giao khoán công việc: 1900.6568
Người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động. Vậy phải soạn thảo hợp đồng giao khoán như thế nào cho hợp pháp? Trong phạm vi bài viết này. Luật Dương Gia xin cung cấp cho các bạn mẫu hợp đồng giao khoán công việc (gọi tắt là hợp đồng khoán việc) chính xác nhất theo quy định pháp luật lao động.
Nội dung chính
- 1 1. Hợp đồng khoán công việc:
- 2 2. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng khoán việc:
- 3 3. Khái niệm và đối tượng của hợp đồng thuê khoán tài sản:
- 4 4. Chủ thể và hình thức của hợp đồng thuê khoán:
- 5 5. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê khoán:
- 6 6. Phương thức thanh toán trong hợp đồng thuê khoán tài sản:
- 7 7. Quy định về hợp đồng thuê khoán tài sản:
1. Hợp đồng khoán công việc:
Tải về hợp đồng khoán công việc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —-***—-
HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC
(Số:../HĐKV)
….., ngày .. tháng .. năm ….
BÊN A (BÊN THUÊ):
Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê tài xế lái xe, hợp đồng thuê khoán lái xe mới nhất 2022
CÔNG TY : ……..
Địa chỉ : ………..
Điện thoại : ………… Fax:……..
Đăng ký kinh doanh : …
Mã số thuế : ……..
Đại diện : ……
Chức vụ : …..
BÊN B (BÊN ĐƯỢC THUÊ):
Xem thêm: Thủ tục, hồ sơ hoàn công công trình xây dựng mới nhất
Ông/bà : ……..
Sinh ngày : ……..
Địa chỉ : ………
CMND số : ….
Nơi cấp : ……….
Hai bên đồng ý ký kết và thực hiện Hợp đồng khoán việc với các điều khoản sau đây:
Điều 1. Nội dung công việc ……
– Phương thức giao khoán: ……..
Xem thêm: Hợp đồng khoán việc là gì? Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?
– Điều kiện thực hiện hợp đồng: ……
– Thời gian thực hiện hợp đồng: …….
– Các điều kiện khác: ………..
Lưu ý: Có 2 loại hợp đồng khoán việc, các bạn phải xem xét để lựa chọn nội dung công việc cho phù hợp, những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài thì không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động.
– Hợp đồng khoán việc toàn bộ là hợp đồng trong đó bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc. Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.
– Hợp đồng khoán việc từng phần là hợp đồng mà trong đó người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.
Điều 2. Tiến độ thực hiện công việc ……… Điều 3. Thù lao và tiến độ thanh toán thù lao
3.1. Bên A sẽ trả thù lao cho Bên B để thực hiện các công việc nêu tại Điều 1 Hợp đồng khoán việc này. Tổng mức thù lao là:…… VNĐ. (Bằng chữ:………..);
Xem thêm: Bản vẽ hoàn công là gì? Bản vẽ hoàn công có khác bản vẽ thiết kế không?
3.2. Sau khi Bên A chuyển cho Bên B các tài liệu, chứng từ cần thiết để Bên B tiến hành công việc thì Bên A sẽ tạm ứng cho Bên B số tiền là:……….. VNĐ;
3.3. Tiền thù lao còn lại Bên A sẽ thanh toán cho Bên B sau khi hoàn thành công việc theo hợp đồng.
3.4. Hình Thức thanh toán: …
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
4.1. Nghiên cứu kỹ các chứng từ – sổ sách kế toán cho Bên B cung cấp để quyết định cùng tham gia thực hiện;
4.3. Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên B cho để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất;
4.4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng này và của pháp luật.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
Xem thêm: Thuế khoán là gì? Các trường hợp nào phải nộp thuế khoán?
5.1. Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao cho mình giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất;
5.2.Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;
5.3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được chuyển nhượng;
5.4. Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
5.5. Đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
5.6. Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;
5.7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này và quy định của pháp luật.
Điều 6. Vi phạm hợp đồng và đơn phương chấm dứt
Xem thêm: Hợp đồng thuê khoán là gì? Phân biệt với hợp đồng thuê tài sản?
6.1. Trường hợp trong quá trình giám sát, bên giao khoán đánh giá chất lượng công việc không được đảm bảo như cam kết, bên giao khoán có quyền thông báo lại cho bên được giao khoán biết và yêu cầu khắc phục bằng mọi biện pháp. Trường hợp không khắc phục được hoặc cố tính không khắc phục được bên giao khoán việc có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
6.2. Trường hợp bàn giao công việc chậm hơn so với tiến độ công việc, tùy theo tình hình để các bên đàm phán, gia hạn, thỏa thuận hoặc chấm dứt hợp đồng.
6.3. Trường hợp bên khoán việc chậm thanh toán/tạm ứng, trong thời hạn chậm nhất …… ngày, bên được khoán việc có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện công việc đã thỏa thuận. Các bên cùng đàm phán giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Điều 7. Điều khoản chung
7.1. Hai bên cam kết thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của hợp đồng này;
7.2. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết trước tiên thông qua thương lượng. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết ;
7.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được thực hiện ngay sau khi Bên B nhận được tiền tạm ứng lần đầu;
7.4. Hợp đồng này gồm trang Điều, được lập thành 02 bản bằng Tiếng Việt có hiệu lực pháp lý như nhau do mỗi bên giữ bản.
Xem thêm: Làm sân có mái che có bắt buộc xin phép xây dựng không?
Tham khảo thêm: Mẫu hợp đồng thương mại quốc tế
BÊN A BÊN B
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
– Cách soạn hợp đồng thuê khoán
Góc trên cùng bên trái ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ và số của hợp đồng giao khoán (nếu có). Ghi rõ họ tên, chức vụ đại diện cho phòng, ban, bộ phận của bên giao khoán và bên nhận khoán.
Thứ nhất: Phần các điều khoản chung:
– Phương thức giao khoán: Ghi rõ phương thức giao khoán cho người nhận khoán.
– Điều kiện thực hiện hợp đồng: Ghi rõ các điều kiện cam kết của 2 bên khi ký hợp đồng giao khoán.
– Thời gian thực hiện hợp đồng: Ghi rõ thời gian thực hiện công việc nhận khoán từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc hợp đồng.
Xem thêm: Điều kiện, hồ sơ, trình tự thủ tục hoàn công khi xây dựng nhà ở
– Các điều kiện khác: Ghi rõ các điều kiện khác khi ký kết hợp đồng.
Thứ hai: Phần các điều khoản cụ thể:
Ghi rõ nội dung các công việc khoán, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận khoán và người giao khoán (như điều kiện làm việc, yêu cầu sản phẩm (công việc) khoán, thời gian hoàn thành và số tiền phải thành toán) đối với bên nhận khoán.
Hợp đồng giao khoán phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của đại diện bên giao khoán và đại diện bên nhận khoán, người lập và kế toán trưởng bên giao khoán.
– Lưu ý khi giao kết hợp đồng thuê khoán công việc, giao khoán công việc
* Những trường hợp nào được ký hợp đồng khoán việc?
Thông thường, căn cứ vào bản chất công việc, những loại công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn vào một thời điểm nhất định. Dùng phương pháp loại trừ, những loại công việc mang tính chất ổn định lâu dài sẽ không được phép ký hợp đồng khoán việc mà phải ký hợp đồng lao động, hợp đồng lao động có 03 loại như sau:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Xem thêm: Thu nhập từ hợp đồng thuê khoán có phải nộp thuế không?
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Lưu ý: Không được giao kết hợp đồng khoán việc cho những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.
* Ký hợp đồng khoán việc có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?
Thu nhập của cá nhân nhân là thu nhập hợp pháp từ hoạt động lao động phát sinh trong quá trình lao động, như vậy, nguồn thu nhập phát sinh từ hợp đồng khoán việc là một trong những thu nhập chịu thuế và được xếp chung vào nhóm thu nhập từ tiền lương, tiền công theo Luật thuế thu nhập cá nhân mới nhất.
* Lao động theo hợp đồng khoán việc có được hưởng chế độ BHXH, BHYT không?
Theo Luật bảo hiểm xã hội 2014, đối tượng đóng BHXH không bao gồm những người lao động làm việc theo hợp đồng khoán việc. Chỉ những người lao động ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên buộc phải đóng BHXH.
Vì vậy, đây là một trường hợp không bắt buộc tham gia BHXH và không hưởng chế độ BHXH. Tuy nhiên, cần phải xét bản chất công việc chính xác để lựa chọn loại hợp đồng cho phù hợp, tránh xảy ra tình trạng ký kết hợp đồng sai quy định, dẫn đến bị xử phạt.
Xem thêm: Hình thức hợp đồng thuê tài sản gắn liền trên đất?
2. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng khoán việc:
Tải về biên bản thanh lý hợp đồng khoán việc
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Ngày……. tháng ……… năm ………, Tại ….
BÊN A (BÊN THUÊ):
CÔNG TY : ……
Xem thêm: Xây dựng không đúng bản vẽ thiết kế có hoàn công được không?
Địa chỉ : ……
Điện thoại : ………. Fax:…
Đăng ký kinh doanh : …..
Mã số thuế : …….
Đại diện : ……
Chức vụ : …..
BÊN B (BÊN ĐƯỢC THUÊ):
Ông/bà : …….
Xem thêm: Bảo hành hợp đồng trong hợp đồng giao khoán xây dựng
Sinh ngày : ……
Địa chỉ : ……
CMND số : …….
Nơi cấp : ……
Cùng thanh lý Hợp đồng số: …………. ngày ………. tháng…… năm………..
Nội dung công việc đã được thực hiện:
………
Giá trị hợp đồng đã thực hiện:
Xem thêm: Quyền lợi khi nhận khoán đất gây trồng rừng theo Chương trình 327
……
Kết luận: …..
BÊN A BÊN B
(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên)
3. Khái niệm và đối tượng của hợp đồng thuê khoán tài sản:
Thuê khoán là giao tài sản cho người khác, để người thuê sử dụng, khai thác và chịu trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa tài sản trong suốt thời gian thuê. Người thuê sử dụng như thế nào, đầu tư ra sao là tùy thuộc vào mục đích sản xuất kinh doanh của mình và được bên cho thuê chấp nhận. Bên cho thuê sẽ nhận tiền, nhận lại tài sản thuê khi hết hạn thuê.
Điều 483 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.”
Đối tượng của hợp đồng thuê khoán theo Điều 484 Bộ luật dân sự 2015:
Xem thêm: Rủi ro pháp lý trong trường hợp mua nhà có diện tích không đúng với sổ đỏ
“Đối tượng của hợp đồng thuê khoán có thể là đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác, gia súc, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất khác cùng trang thiết bị cần thiết để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Căn cứ vào đối tượng của hợp đồng, có thể chia hợp đồng thuê khoán thành ba nhóm như sau:
Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn phương chấm dứt hợp đồng
– Hợp đồng thuê đất đai, rừng, mặt nước chưa khai thác: Với các hợp đồng này, ngoài sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015 thì còn chịu sự điều chỉnh của Luật đất đai 2013. Đây là những đối tượng đặc biệt vì nó không thuộc sở hữu tư nhân mà thuộc sở hữu Nhà nước. Vì vậy, nếu đối tượng của hợp đồng thuê khoán là các tài sản nói trên thì một bên trong hợp đồng phải là cơ quan Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu tài sản đó. Vậy hợp đồng thuê khoán có đối tượng là đất đai khác hợp đồng thuê quyền sử dụng đất như thế nào? Với hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất, bên cho thuê phải là người được Nhà nước giao đất hoặc được người khác chuyển nhượng quyền sử dụng đất phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai. Với hợp đồng cho thuê khoán tài sản mà đối tượng thuê là đất, rừng, mặt nước chưa khai thác thì bên cho thuê phải là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho thuê đất (Ủy ban nhân dân các cấp tương ứng với từng đối tượng cụ thể). Như vậy, hợp đồng mà các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân để sử dụng vào mục đích xây dựng cơ sở sản xuất, nhà máy, trang trại…xét về bản chất là một dạng cụ thể của hợp đồng thuê khoán tài sản.
– Hợp đồng thuê cơ sở sản xuất, kinh doanh, tư liệu sản xuất cùng trang thiết bị cần thiết còn chịu thêm sự điều chỉnh của một số luật như Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đấu thầu 2013…
– Hợp đồng thuê súc vật: Được Bộ luật dân sự 2015 quy định một cách khá chi tiết và cụ thể.
4. Chủ thể và hình thức của hợp đồng thuê khoán:
Chủ thể của hợp đồng thuê khoán gồm: bên cho thuê khoán và bên thuê khoán. Bên cho thuê khoán thường là chủ sở hữu tài sản thuê, nhưng cũng có nhiều trường hợp, xuất phát từ đặc điểm của đối tượng thuê khoán, bên cho thuê có thể là người có thẩm quyền cho thuê đất, rừng, mặt nước chưa khai thác. Còn bên thuê khoán tài sản có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác.
– Tùy thuộc từng đối tượng thuê khoán cụ thể, bên cho thuê khoán có thể là các chủ thể khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Đối tượng là đất, rừng, mặt nước chưa khai thác thì theo quy định tại Luật đất đai 2013 bên cho thuê sẽ là: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho thuê đất đối với tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài; Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cho thuê đất với hộ gia đình, cá nhân; Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công xã.
Xem thêm: Thủ tục hoàn công nhà ở
+ Với các đối tượng là các tư liệu sản xuất khác như: nhà xưởng, cơ sở sản xuất kinh doanh thì bên cho thuê là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó. Đó là các chủ thể kinh doanh như: hợp tác xã, các loại hình công ty, doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể…
+ Đối tượng thuê là gia súc thì bên cho thuê phải là chủ sở hữu hợp pháp của gia súc đó, hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền giao kết.
– Bên thuê khoán: bên thuê khoán cũng có thể là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân, tổ hợp tác có đầy đủ năng lực hành vi dân sự do pháp luật quy định và có nhu cầu thuê tài sản đều có thể trở thành một bên chủ thể của hợp đồng thuê khoán.
Riêng với hợp đồng thuê khoán mà đối tượng là đất, rừng, mặt nước chưa khai thác thì pháp luật về đất đai quy định cụ thể các đối tượng được thuê đất. Theo quy định tại Luật đất đai 2013 thì các đối tượng được thuê đất đó là:
+ Hộ gia đình, cá nhân thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
+ Hộ gia đình, cá nhân thuê đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng…
+ Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
Như vậy, với mục đích sử dụng đất phù hợp với quy định của nhà nước với từng loại đất thì các cá nhân, tổ chức sẽ được thuê đất để sản xuất, kinh doanh.
Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê khoán công việc chuyên môn mới nhất
Bộ luật dân sự 2015 không quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng thuê khoán. Theo tinh thần của Bộ luật thì các bên có thể giao kết hợp đồng thuê khoán dưới hình thức lời nói hay văn bản. Tùy từng đối tượng cụ thể và những trường hợp nhất định mà pháp luật sẽ quy định hình thức của hợp đồng. Với đối tượng của hợp đồng thuê khoán là bất động sản, đây là loại tài sản chịu sự giám sát, kiểm tra rất khắt khe của Nhà nước, pháp luật quy định hợp đồng phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.
5. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê khoán:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có nhận thuê khoán vườn cafe, còn 3 năm nữa mới hết hợp đồng. Khi thấy tôi làm vườn tốt thì chủ vườn đòi lấy lại vườn cafe. Vậy họ phải bồi thường cho tôi không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.
Ðiều 485 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hạn thuê khoán:
“Thời hạn thuê khoán do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc có thỏa thuận nhưng không rõ ràng thì thời hạn thuê khoán được xác định theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh phù hợp với tính chất của đối tượng thuê khoán.”
.Vì bạn thuê khoán vườn cafe nên đương nhiên thời hạn thuê khoán phải phù hợp với mùa vụ thu hoạch cây cafe.
Xem thêm: Hoàn công nhà khi mất biên lai thuế
Khi thực hiện hợp đồng thuê khoán, các bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê khoán theo quy định tại Điều 492 Bộ luật Dân sự 2015:
– Trường hợp một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý; nếu thuê khoán theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác thì thời hạn báo trước phải phù hợp với thời vụ hoặc chu kỳ khai thác.
– Trường hợp bên thuê khoán vi phạm nghĩa vụ mà việc khai thác đối tượng thuê khoán là nguồn sống duy nhất của bên thuê khoán và việc tiếp tục thuê khoán không làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của bên cho thuê khoán thì bên cho thuê khoán không được đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng; bên thuê khoán phải cam kết với bên cho thuê khoán không được tiếp tục vi phạm hợp đồng.
Ngoài ra, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng phải tuân thủ quy định tại Ðiều 428 Bộ luật Dân sự 2015 về đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự:
– Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
– Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
– Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
– Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
Xem thêm: Hoàn công xây dựng và cấp lại sổ hồng bị mất
– Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Vậy, nếu bên chủ vườn đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà không tuân thủ các quy định nêu trên, gây thiệt hại cho bạn thì bạn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
6. Phương thức thanh toán trong hợp đồng thuê khoán tài sản:
Hợp đồng thuê khoán tài sản là loại hợp đồng phổ biến và thông dụng hiện nay.
Thuê khoán bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê.
Về phương thức thanh toán trong hợp đồng thuê khoán tài sản được quy định tại Điều 488 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Tiền thuê khoán có thể bằng hiện vật, bằng tiền hoặc bằng việc thực hiện một công việc.
2. Bên thuê khoán phải trả đủ tiền thuê khoán cho dù không khai thác công dụng tài sản thuê khoán.
3. Khi giao kết hợp đồng thuê khoán, các bên có thể thỏa thuận điều kiện về việc giảm tiền thuê khoán; nếu hoa lợi, lợi tức bị mất ít nhất là một phần ba do sự kiện bất khả kháng thì bên thuê khoán có quyền yêu cầu giảm hoặc miễn tiền thuê khoán, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Xem thêm: Cách tính thuế môn bài và thuế khoán?
4. Trường hợp bên thuê khoán phải trả hiện vật theo thời vụ hoặc theo chu kỳ khai thác công dụng của tài sản thuê khoán thì phải trả vào thời điểm kết thúc thời vụ hoặc kết thúc chu kỳ khai thác, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Trường hợp bên thuê khoán phải thực hiện một công việc thì phải thực hiện đúng công việc đó.
6. Thời hạn trả tiền thuê khoán do các bên thỏa thuận, trường hợp các bên không có thỏa thuận thì bên thuê khoán phải thanh toán vào ngày cuối cùng của mỗi tháng; trường hợp thuê khoán theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh thì phải thanh toán chậm nhất khi kết thúc chu kỳ sản xuất, kinh doanh đó.”
Ở đây, cần lưu ý rằng thông thường tiền thuê khoán phải được quy đổi ra Việt Nam đồng nếu các bên không có thỏa thuận nào khác.
7. Quy định về hợp đồng thuê khoán tài sản:
Tóm tắt câu hỏi:
Hợp đồng thuê khoán tài sản là hợp đồng dân sự hay kinh tế? Em muốn cho thuê khoán cơ sở sản xuất kinh doanh thì cần đề cập giấy đăng ký kinh doanh vào trong hợp đồng hay không?
Luật sư tư vấn:
Hợp đồng thuê khoán tài sản được quy định từ Điều 483 đến Điều 493 Bộ luật dân sự 2015.
Như vậy hợp đồng thuê khoán tài sản là hợp đồng dân sự.
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Nội dung hợp đồng dân sự được quy định tại Điều 398 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.”
Nếu cơ sở sản xuất bạn muốn cho thuê thuộc sở hữu của cá nhân bạn thì bạn không cần đề cập tới giấy đăng ký kinh doanh trong hợp đồng mà cần phải có thông tin cá nhân của bạn, còn nếu cơ sở sản xuất bạn muốn cho thuê thuộc sở hữu của doanh nghiệp do bạn làm người đại diện thì cần đề cập tới giấy đăng ký kinh doanh khi làm hợp đồng.
Tìm hiểu thêm: Hợp đồng thuê khoán nhân công