logo-dich-vu-luattq

Mẫu hợp đồng du lịch, dịch vụ du lịch theo tour mới nhất 2022

Trong thời điểm dịch bệnh hiện nay. Tại Việt Nam đã có những bước tiến triển tích cực hơn trong hoạt động đẩy lùi dịch bệnh, kinh tế nước nhà dần dần ổn định, các cơ sở giải trí bắt đầu mở cửa trở lại , những địa điểm du lịch văn hóa cũng mở cửa chào đón du khách nội địa thăm quan để bước đầu “ gỡ gạc” lại những khó khăn đã qua

Để dễ dàng hơn và được tìm hiểu kĩ hơn về lịch sử, văn hóa, và phong cảnh những cảnh đẹp thì việc lựa chọn đơn vi cung cấp dịch vụ du lịch là một việc cần thiết. Chúng ta sẽ kí kết hợp đồng và cùng nhau tận hưởng chuyến đi Hợp đồng dịch vụ du lịch là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật Dương Gia

Xem thêm: Hợp đồng du lịch

1. Hợp đồng dịch vụ du lịch là gì?

Theo quy định của Luật Du lịch 2017 hiện hành, khái niệm dịch vụ lữ hành được ghi nhận như sau:

Điều 39. Hợp đồng lữ hành

1. Hợp đồng lữ hành là sự thỏa thuận việc thực hiện chương trình du lịch giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch.

2. Hợp đồng lữ hành phải được lập thành văn bản.

3. Hợp đồng lữ hành phải có các nội dung sau đây:

a) Mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, giá dịch vụ, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch;

b) Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;

c) Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng;

Xem thêm: Hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trực tuyến là gì? Đặc điểm và các hình thức?

d) Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng;

đ) Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch.

Có thể hiểu: Hợp đồng du lịch được xác lập giữa doanh nghiệp lữ hành với khách du lịch có nhu cầu, hợp đồng này được xác lập bằng văn bản và nội dung được quy định rõ ràng số lượng, chất lượng, thời gian cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch; và bắt buộc phải có các điều khoản về Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán, Loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng;, Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch, nhằm phục vụ nhu cầu du lịch từ doanh nghiệp du lịch được chọn

Hợp đồng dịch vụ du lịch theo tour là hợp đồng dịch vụ du lịch, điểm khác ở đây là đối tượng của hợp đồng này là địa điểm du lịch được bên dịch vụ du lịch sắp xếp, lên kế hoạch về thời gian và địa điểm trước, khách du lịch sẽ theo chỉ đạo của bên cung cấp dịch vụ du lịch và trả chi phí trọn gói cho chuyến đi

2. Điều kiện để 1 công ty được hoạt động dịch vụ du lịch:

Căn cứ vào Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;

Xem thêm: Làng nghề du lịch là gì? Đặc điểm và vai trò của làng nghề trong phát triển du lịch

c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;

b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;

c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

3. Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

4. Chính phủ quy định chi tiết về việc ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại Điểm b Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều này.

Xem thêm: Hợp đồng du lịch quốc tế là gì? Nội dung cơ bản và những điểm cần lưu ý

5. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

3. Hợp đồng du lịch, hợp đồng dịch vụ du lịch theo tour để làm gì?

Hiện nay, mức sống càng cao dẫn đến nhu cầu đi chơi, đi du lịch ngày càng cao, do vậy đòi hỏi chất lượng dịch vụ và cách thức vận hành cũng phải chuyên nghiệp và đảm bảo. Những công ty du lịch mọc lên rất nhiều ở các thành phố lớn và tổ chức các tour du lịch cho du khách. Hợp đồng dịch vụ du lịch được ký kết và là cầu nối cho khách du lịch và công ty dịch vụ

Hợp đồng du lịch, dịch vụ du lịch theo tour là giấy tờ pháp lý ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên, ghi nhận các thỏa thuận của các bên về giá, phương thức trả tiền, chi tiết chuyến đi và các điều khoản khác. Hợp dồng là căn cứ pháp lý cho các tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ du lịch, là chứng cứ giao nộp cho Tòa nếu các bên chọn tố tụng để giải quyết vấn đề

4. Mẫu hợp đồng du lịch mới nhất:

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ LỮ HÀNH

(TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH THAM QUAN DU LỊCH NỘI ĐỊA – NƯỚC NGOÀI)

– Căn cứ Luật thương mại được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ VII thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005.

– Căn cứ Bộ luật dân sự được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII thông qua ngày 24 tháng 11 năm 2015.

– Căn cứ nhu cầu và khả năng của các bên.

Xem thêm: Homestay là gì? Homestay khác gì với khách sạn, nhà nghỉ?

Hôm nay, ngày …. tháng …… năm …., tại văn phòng Công ty…..

Chúng tôi gồm có:

Bên A: (KHÁCH DU LỊCH) …..

Địa chỉ:…

Người đại diện:…. – Chức Vụ:…

Điện thoại:… – Fax:…..

Mã số thuế:….

Tài khoản:…. – Tại:….

Tham khảo thêm: Hợp đồng cho thuê xe ô tô

Xem thêm: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trực tuyến là gì? Hoạt động

BÊN B: CÔNG TY LỮ HÀNH …..

Địa chỉ:…

Người đại diện theo pháp luật công ty:…. – Chức Vụ:….

Điện thoại:….- Fax:….

Giấy phép kinh doanh số:….- Nơi cấp:…

Tài khoản:… Tại ngân hàng…

Hai bên thống nhất ký một số điều khoản phục vụ khách du lịch như sau:

Điều 1: Chương trình tham quan du lịch :

Xem thêm: Công văn 3830/BGTVT-VT về chấp thuận Công ty TNHH Thương mại tiếp thị dịch vụ du lịch Nam Phương tổ chức đoàn Caravan Malaysia vào tham gia giao thông tại Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bên B tổ chức cho bên A chương trình tham quan Theo Phụ Lục 1 :

(Có thêm chương trình chi tiết và là một phần không thể tách rời của hợp đồng)

  • Phương Tiện: Xe ô tô Loại XXX đời mới đầy dủ tiện nghi có máy lạnh hiện đại, tivi, ghế ngả…, Lái xe nhiệt tình vui vẻ, chu đáo và an toàn
  • Mức ăn chính: ………..đ/bữa chính Theo chương trình + Ăn sáng …………/bữa được công ty hỗ trợ(nếu có)
  • Phòng Nghỉ tiêu chuẩn 3 sao, Nghỉ từ 2 – 4 người/phòng
  • Hướng Dẫn Viên: Chuyên nghiệp, phục vụ nhiệt tình, thành thạo, chu đáo suốt tuyến
  • Vé thăm quan: Khách được mua tiền vé vào cửa các thắng cảnh có trong tour
  • Tàu thuyền tham quan theo chương trình
  • Bảo hiểm du lịch theo quy định của Tổng Cục Du Lịch
  • Nước uống trên xe, thuốc chống say…

Điều 2: Số lượng khách

– Số lượng tối thiểu: …… người. (Gồm có: …… người lớn,……..trẻ em)

Nếu bên A giảm quá số lượng khách tối thiểu như trên hợp đồng đã ký …. khách, bên A chịu 50% đơn giá mỗi khách giảm theo hợp đồng. Số lượng khách tăng được tính phát sinh theo đơn giá trên hợp đồng.

Điều 3: Thời gian thực hiện công việc

1. Thời gian thực hiện công việc từ: …. ngày … đêm, từ ngày … đến ngày….

2. Điểm đón: 01 điểm

Xem thêm: Công văn số 2505/TCT-KK về việc giá tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với Hợp đồng dịch vụ du lịch của Công ty TNHH Du lịch Hàm Luông do Tổng cục Thuế ban hành

Cụ thể tại: …

Đón khách: Vào hồi …. ngày …. tháng ….. năm ….

3. Liên hệ trưởng đoàn:…. số điện thoại :…..

Để đảm bảo tài sản và sự an toàn của Quý Khách, lái xe của công ty sẽ có trách nhiệm trả khách tại điểm mà xe đón khách lúc đầu.

Điều 4: Giá trị hợp đồng

Giá cho 01 khách: … VNĐ ( bằng chữ: …) . Tổng số khách theo hợp đồng: ….. người

Tổng giá trị hợp đồng: (đã bao gồm 10% VAT): …

(Bằng chữ: …..)

Xem thêm: Công văn 279/BKHĐT-ĐTNN năm 2015 điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư Công ty TNHH Dịch vụ Du lịch VTB do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Bảo hiểm du lịch: Mức đền bù tối đa ….đ/ người/ vụ việc.

Điều 5: Phương thức thanh toán

Bên A tạm ứng cho bên B số tiền bằng …… tổng giá trị hợp đồng:

Lần 01: Bên A Tạm ứng cho bên B Số tiền: ……VNĐ

(Bằng chữ:…..)

Lần 02: Bên A tạm ứng cho bên B Số tiền: …..VNĐ

(Bằng chữ:…..)

Còn lại: ….. VNĐ

Xem thêm: Công văn 411/TCT-CS năm 2015 về giá tính thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành do Tổng cục thuế ban hành

(Bằng chữ:….)

Hình thức thanh toán:

Sẽ thanh toán sau khi đoàn thực hiện xong hợp đồng 07 ngày, kèm theo Thanh lý hợp đồng.

– Chuyển vào Tài khoản của công ty số : …… Tại ngân hàng…. chi nhánh…

– Sau khi bên B thực hiện xong hợp đồng. Bên A có trách nhiệm thanh toán đầy đủ số tiền còn lại theo số lượng thực tế cho bên B.

Điều 6: Điều kiện phạt hủy hợp đồng

1. Hai bên cam kết thực hiện hợp đồng, nếu một trong hai bên có thay đổi, hủy bỏ phải báo trước cho bên kia 10 ngày trước khi khởi hành.

2. Trong trường hợp báo huỷ trước 8 đến 10 ngày trước khi khởi hành, bên báo hủy phải chịu phạt 30% tổng giá trị hợp đồng; báo hủy trước 5 đến 7 ngày, thì phải chịu phạt 50% tổng giá trị hợp đồng; Báo hủy trước 2 đến 4 ngày thì phải chịu phạt 70% tổng giá trị hợp đồng; Báo hủy trong vòng 24h trước giờ khởi hành thì phải chịu phạt 100% tổng giá trị hợp đồng. Mọi thay đổi, báo hủy phải được thông báo bằng văn bản và được sự chấp thuận của bên kia.

Xem thêm: Công văn 7772/VPCP-KGVX năm 2020 xử lý thông tin báo nêu về phát triển dịch vụ du lịch đêm ở Hà Nội do Văn phòng Chính phủ ban hành

3. Trong trường hợp vì một lý do bất khả kháng nào đó (bão lụt, hoả hoạn, thiên tai, chiến tranh,…) hợp đồng không thể thực hiện thì các bên cùng nhau bàn bạc giải quyết trên tinh thần bình đẳng giữa hai bên.

Tìm hiểu thêm: Hợp đồng đặt cọc có cần công chứng không

Điều 7: Trách nhiệm của các bên

1. Bên A có trách nhiệm thông báo chi tiết và xác nhận về lượng khách kèm theo danh sách trích ngang, địa điểm, thời gian, và thông tin liên quan của đoàn khách trước 03 ngày khởi hành cho bên B. Bên B có trách nhiệm đưa đón, phục vụ đoàn khách của bên A đúng như trong lộ trình chi tiết của phụ lục kèm theo hợp đồng, bảo đảo chất lượng dịch vụ theo hợp đồng.

2. Bên A thanh toán đầy đủ, đúng hạn cho bên B tổng giá trị hợp đồng theo phương thức đã nêu trên. Nếu phát sinh chi phí cho việc làm hay yêu cầu của bên A thì bên A phải thanh toán thêm khoản chi phí đó cho bên B.

3. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, mọi phát sinh tranh chấp đều được hai bên cùng nhau bàn bạc và giải quyết trên tinh thần bình đẳng hai bên đều có lợi.

4. Những phụ lục hợp đồng kèm theo có giá trị pháp lý như bản hợp đồng này.

Hai bên cam kết thực hiện đúng những điều khoản như trong hợp đồng, bên nào thực hiện sai gây tổn hại về thời gian, vật chất cho bên kia thì phải chịu trách nhiệm bồi hoàn phần tổn hại đó cho bên kia theo quy định trước pháp luật.

Hợp đồng này gồm có 03 trang và được lập 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.

Xem thêm: Công văn 9573/BNN-TCLN năm 2015 đôn đốc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Đọc thêm: đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà

5. Những lưu ý khi viết và kí kết hợp đồng dịch vụ du lịch:

Những thông tin về cá nhân của các bên là bắt buộc, Việc ghi nhận đầy đủ và chính xác về thông in các bên trong hợp đồng dịch vụ du lịch là cơ sở để giải quyết các vế đề pháp lý phát sinh sau này.

Tìm hiểu kĩ thông tin, tính hợp pháp trước khi lựa chọn 1 đơn vị lữ hành để tổ chức chuyến đi cho mình, gia đình, công ty được đảm bảo an toàn, chất lượng, tránh lừa đảo

Ghi rõ thông tin các bên, địa chỉ và cách thức liên lạc

Thỏa thuận và quy định rõ số tiền dịch vụ, phương thức thanh toán, cách thức thanh toán cùng với các trường hợp bên sử dụng dịch vụ du lịch có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của chính mình

Quy định trách nhiệm rõ ràng giữa các bên

6. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng:

Trong thực tế, rất nhiều trường hợp bất khả kháng bắt buộc phải thanh lý hợp đồng lữ dành vì sự việc cá nhân

BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG

Xem thêm: Công văn số 3797 TCT/NV5 ngày 23/10/2003 của Tổng cục Thuế về việc đăng ký chế độ kế toán của Công ty hữu hạn dịch vụ du lịch Hạ Long

Số: …./…./ HĐDL

Hôm nay, ngày …..tháng ….. năm ….. tại …. Chúng tôi gồm có:

Bên A: ….

Địa chỉ: …..

Đại diện (Ông/Bà): ….. – Chức vụ: …..

Điện thoại: ….. – Fax: …..

Mã số thuế: ….

Tài khoản: ….. – Tại ngân hàng: …..

Bên B: CÔNG TY LỮ HÀNH ….

Địa chỉ: ….

Đại diện theo pháp luật: …… – Chức vụ: ……

Điện thoại: …. – Fax: …..

Giấy đăng ký kinh doanh số: ….. Nơi cấp: ….

Mã số thuế: …..

Tài khoản: …..- Tại Ngân hàng …..

Căn cứ hợp đồng số …../…../ HĐDL giữa …… và: …..

Về việc hợp đồng tổ chức tham quan:….

Căn cứ vào kết quả thực tế thực hiện hợp đồng. Bên A và bên B thống nhất thanh lý hợp đồng đã ký như sau:

1. Tổng giá trị thực tế (không gồm 10 % thuế VAT):

1.1. …người x ….đ/người = ….. VNĐ (bằng chứ:….)

1.2. Tổng Phát sinh: ….

2. Tổng giá trị thanh toán: (1.1 + 1.2): …..VNĐ

(Bằng chữ: ….)

2.1. Tổng số tiền đã tạm ứng: …..VNĐ

(Bằng chữ: …..)

2.2. Tổng số tiền còn phải thanh toán: ….

(Bằng chữ: …..)

Bên A có trách nhiệm thanh toán đầy đủ cho bên B sau khi nhận biên bản thanh lý hợp đồng này.

Biên bản thanh lý được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau.

ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B

Đọc thêm: đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !