Nội dung chính
1. Thế nào là hợp đồng đại lý? Có những loại hợp đồng đại lý nào?
Để hiểu về hợp đồng đại lý, trước tiên cần hiểu rõ thế nào là đại lý thương mại. Tại Điều 166 Luật Thương mại 2005 quy định về đại lý thương mại như sau:
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Xem thêm: Hợp đồng đại lý
Đồng thời, Điều 168 cũng nhắc đến Hợp đồng đại lý:
Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, có thể hiểu Hợp đồng đại lý là văn bản ghi nhận thỏa thuận về việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Trong đó:
– Bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá cho đại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thực hiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ.
– Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá để làm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cung ứng dịch vụ.
Ngoài ra, dựa vào các hình thức đại lý, có thể kể tên một số loại hợp đồng đại lý như:
– Hợp đồng đại lý bao tiêu;
Tham khảo thêm: Mẫu Hợp đồng khoán việc chi tiết nhất
– Hợp đồng đại lý độc quyền;
– Hợp đồng đại lý hưởng hoa hồng…
2. Hợp đồng đại lý gồm những điều khoản gì?
Các bên có thể tự thỏa thuận về các điều khoản khác nhau, tuy nhiên không được trái quy định pháp luật và đạo đức, xã hội. Thông thường, một bản Hợp đồng đại lý chung sẽ gồm các điều khoản chính sau:
– Điều khoản chung của các bên
– Phương thức giao nhận
– Phương thức và Thời hạn thanh toán
– Giá cả
– Bảo hành
– Hỗ trợ
– Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
Đọc thêm: Hợp đồng cộng tác viên kinh doanh
– Các điều khoản khác: Xử lý tranh chấp, bồi thường thiệt hại…
3. Một số mẫu Hợp đồng đại lý được dùng phổ biến
3.1. Hợp đồng đại lý thương mại
3.2. Hợp đồng đại lý độc quyền
4. Lưu ý khi soạn Hợp đồng đại lý
Để tránh gặp rủi ro khi ký kết và thực hiện Hợp đồng đại lý cần lưu ý một số nội dung:
– Thứ nhất, về quyền và nghĩa vụ của các bên: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ thực hiện theo nội dung quy định từ Điều 171 đến Điều 174 trong Luật Thương mại 2005.
– Thứ hai, về thanh toán trong đại lý: Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ và thù lao đại lý được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định.
– Thứ ba, về thời hạn đại lý: Các bên tự thỏa thuận về thời hạn của đại lý. Nếu không có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn 60 ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.
Bên cạnh đó, khi soạn Hợp đồng đại lý cần cung cấp thông tin các bên một cách đầy đủ và trung thực. Hợp đồng phải có đầy đủ chữ ký của hai bên và được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Trên đây là mẫu hợp đồng đại lý. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam tư vấn chi tiết.
>> Mẫu Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước, quốc tế mới nhất
Tham khảo thêm: Mẫu hợp đồng thuê lái xe mới nhất 2021