Quan hệ hôn nhân là quan hệ pháp luật tiêu biểu nhất trong xã hội. Trong thực tế, nhiều người thường sử dụng thuật ngữ hôn thú là gì khi nói về mối quan hệ này. Vậy pháp luật có quy định về hôn thú hay không và nội dung như thế nào? Những vấn đề pháp lý trọng tâm liên quan đến hôn thú ra sao? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây thông qua những quy định pháp luật mới nhất được chúng tôi cập nhật hiện hành.
Nội dung chính
1. Cơ sở pháp lý
– Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
Xem thêm: Hôn thú là gì
2. Khái niệm hôn thú là gì?
– Trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay thuật ngữ hôn thú là gì không được giải thích bằng bất kỳ điều khoản nào. Tuy nhiên, có thể hiểu khái niệm này thông qua những quy định tại Luật hôn nhân gia đình về hôn nhân và kết hôn như sau:
+ Hôn thú được hiểu là hôn nhân được hình thành sau khi kết hôn. Trong đó, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
– Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
3. Điều kiện và đăng ký hôn thú theo quy định
Pháp luật quy định về điều kiện và đăng ký hôn thú là gì để quan hệ hôn nhân được coi là hợp pháp và được pháp luật bảo vệ. Cụ thể như sau:
Điều kiện để đăng ký hôn thú
– Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
Đọc thêm: Cổ đông không kiểm soát là gì
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định, gồm:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ
- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Đăng ký hôn thú
– Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về hộ tịch.
– Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định thì không có giá trị pháp lý.
– Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.
4. Chấm dứt hôn thú
Tham khảo thêm: Ân xá – Đại xá – Đặc xá trong những sự kiện trọng đại, ngày lễ lớn của Việt Nam
Hôn thú là gì chấm dứt trong các trường hợp sau:
Ly hôn
– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
– Thuận tình ly hôn: Trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.
– Ly hôn đơn phương: Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành, có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố đã chết
– Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.
– Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.
Trên đây là những quy định liên quan đến hôn thú là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hôn thú – quan hệ hôn nhân. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn đọc còn có những vướng mắc về bất kỳ lĩnh vực pháp lý nào để được tư vấn nhiều hơn và sử dụng dịch vụ pháp lý uy tín với nhiều năm kinh nghiệm.
Đọc thêm: Giám đốc là gì? Tổng giám đốc là gì?