1. Hoà giải trong tranh chấp là gì ?
Hoà giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ hanh chấp đã phát sinh.
2. Đặc điểm của hòa giải tranh chấp thương mại
Đặc điểm của hình thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải:
Xem thêm: Hòa giải là gì
– Thứ nhất, việc giải quyết hanh chấp thương mại bằng hoà giải đã có sự hiện diện của bên thứ ba (do các bên tranh chấp lựa chọn) làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm giải pháp tối ưu nhằm loại trừ tranh chấp.
Đọc thêm: Lương Khoán Là Gì? Hình Thức Lương Khoán Trong Nhà Hàng Khách Sạn
Chủ thể của hoạt động giải quyết tranh chấp bằng phương thức hoà giải ngoài các bên tranh chấp còn có người trung gian hoà giải (người thứ ba). Bên thứ ba là cá nhân, pháp nhân cần phải hội đủ những phẩm chất nhất định, như: có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm thực tiễn và có sự độc lập, trung lập với các bên tranh chấp. Người trung gian hoà giải không thể có lợi ích liên quan hoặc xung đột với lợi ích của các bên tranh chấp. Pháp luật hiện chưa có quy định về phẩm chất, điều kiện cần có của một hoà giải viên thương mại (khác với hoà giải viên tư pháp), tuy nhiên nếu họ là luật sư hay Trọng tài viên thì phải đáp ứng điều kiện được quy định trong Điều 10 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012 và 2015) và Điều 20 Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Người thứ ba được các bên lựa chọn làm trung gian hoà giải có vai trò quan trọng và giữ vị trí trung tâm mặc dù quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các bên tranh chấp. Tuy nhiên, bên thứ ba làm trung gian hoà giải không có quyền quyết định hay áp đặt bất cứ vấn đề gì nhằm ràng buộc các bên tranh chấp. Quyền quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các bên tranh chấp khi họ thống nhất được ý chí với nhau về giải quyết vụ tranh chấp trên cơ sở hướng dẫn, trợ giúp của người thứ ba làm trung gian hoà giải. Tuy cùng có sự tham gia của người thứ ba vào quá trình giải quyết tranh chấp nhung hoà giải (ngoài tố tụng) khác với phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tại trọng tài hay toà án bởi vai trò của người thứ ba. Trọng tài hay toà án với tư cách người thứ ba tham gia vào giải quyết vụ tranh chấp lại có quyền ra phán quyết để ràng buộc các bên tranh chấp phải thực hiện theo các nội dung của phán quyết đã được đưa ra.
– Thứ hai, quá trình hoà giải các bên tranh chấp không chịu sự chi phối bởi các quy định có tính khuôn mẫu, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hoà giải. Cũng giống như thương lượng, pháp luật hiện hành của Việt Nam không có quy định nào ràng buộc, chi phối đến cơ chế hoà giải ngoài các quy định có tính chất ghi nhận thương lượng, hoà giải là những phương thức giải quyết tranh chấp được các bên tranh chấp ưu tiên lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh.
Tham khảo thêm: đất trồng cây hằng năm là gì
– Thứ ba, kết quả hoà giải thành được thực thi cũng hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên tranh chấp mà không có bất kì cơ chế pháp lý nào bảo đảm thi hành những cam kết của các bên trong quá trình hoà giải. Đây là điểm giống hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng vì xét về bản chất việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải thực chất vẫn được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết và hoàn toàn dựa trên cơ sở tự nguyện của các bên tranh chấp. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt hoà giải với sự tham gia của bên thứ ba được các bên lựa chọn (hoà giải ngoài tố tụng ) và hoà giải được tiến hành tại toà án hay trọng tài (hoà giải trong tố tụng).
>> Xem thêm: Tranh chấp thương mại là gì ? Đặc điểm, phân loại tranh chấp thương mại
Mặc dù vậy, hoạt động hoà giải thông thường được tiến hành theo các bước nhằm đạt được hiệu quả giải quyết các tranh chấp giữa các bên như trao đổi thông tin, tài liệu, lựa chọn hội đồng, các ý kiến tham vấn của người trung gian hoà giải… Kết quả của phiên hoà giải cần được ghi nhận bằng văn bản có đầy đủ chữ ký của người đại diện các bên tranh chấp. Văn bản thỏa thuận này có giá trị ràng buộc các bên và các bên phải tôn trọng, tự nguyện thực hiện như đã cam kết. Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải cũng có nhiều ưu điểm bởi tính đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, sự linh hoạt, ít tốn kém, ít chịu sự chi phối của các nguyên tắc hay hoạt động của các cơ quan công quyền. Đặc biệt với sự tham gia của người thứ ba vừa đảm bảo sự hiểu biết chuyên môn ở lĩnh vực tranh chấp và đáp ứng niềm tin của các bên góp phần không nhỏ tạo nên sự thành công của phiên hoà giải trong tranh chấp thương mại. Tuy nhiên, hiệu quả trên thực tế của phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải còn gắn liền với các thành tố khác như ý thức thực hiện các cam kết, thỏa thuận hay sự trung thực và thiện chí của các bên.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)
Tìm hiểu thêm: Vay tiêu dùng tín chấp là gì