Bạn đang muốn mở doanh nghiệp về lĩnh vực tư vấn du học? Bạn không biết thủ tục thành lập công ty tư vấn du học như thế nào? Điều kiện thành lập trung tâm tư vấn du học ra sao? Đừng lo lắng! Bài viết sau của Nam Việt Luật sẽ chia sẻ những kinh nghiệm thành lập trung tâm tư vấn du học hữu ích cho bạn, để giúp bạn thành công mở công ty cũng như đăng ký giấy phép tư vấn du học.
Nội dung chính
- 1 I/ Kinh nghiệm chuẩn bị thông tin ban đầu trước khi thành lập trung tâm tư vấn du học
- 2 II/ Kinh nghiệm thành lập công ty tư vấn du học – Hướng dẫn hồ sơ đăng ký công ty tư vấn du học
- 3 III/ Kinh nghiệm hoàn tất các thủ tục sau khi mở công ty tư vấn du học
- 4 III/ Điều kiện thành lập trung tâm tư vấn du học
- 5 IV/ Dịch vụ tư vấn thành lập trung tâm tư vấn du học- Nam Việt Luật
I/ Kinh nghiệm chuẩn bị thông tin ban đầu trước khi thành lập trung tâm tư vấn du học
Để giúp bạn có thể biết cách mở một doanh nghiệp kinh doanh du học hoàn chỉnh, sau đây Nam Việt Luật sẽ chia sẻ cho bạn kinh nghiệm thành lập công ty tư vấn du học. Để thành lập công ty tư vấn du học thành công thì bạn nên tìm hiểu kỹ các thông tin dưới đây nhé.
Xem thêm: Hồ sơ thành lập trung tâm tư vấn du học
Kinh nghiệm đặt địa chỉ công ty
– Doanh nghiệp cần đặt địa điểm công ty ở địa chỉ có thật, chính xác, rõ ràng. Không sử dụng địa chỉ giả, ảo, địa chỉ ở bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Không đặt địa chỉ công ty ở nơi không cho có chức năng làm địa chỉ doanh nghiệp.
– Có thể đặt địa chỉ công ty ở nhà riêng hoặc thuê địa chỉ đặt công ty. Một địa chỉ có thể đặt nhiều công ty khác nhau.
– Ví dụ:
- Địa chỉ công ty cần chính xác như: 481/7A Trường Chinh, Phường 14, Quận Tân Bình, TPHCM
- Nếu là huyện, thị trấn thì cũng cần đầy đủ: 12/65 Thới Tam Thôn 17, Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TP.HCM.
>>> Tham khảo ngày: Cách đặt địa chỉ công ty
Kinh nghiệm chọn loại hình công ty
– Loại hình công ty tư vấn du học có thể là một trong những loại hình cơ bản như công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn (1 thành viên và 2 thành viên trở lên), công ty cổ phần hay tư nhân.
– Mỗi loại hình có những đặc điểm riêng, cụ thể như:
- Loại hình công ty TNHH thì có thể có tối thiểu 1 – 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên.
- Loại hình công ty tư nhân thì là công ty do 1 cá nhân làm chủ sở hữu.
- Loại hình công ty cổ phần thì cần có tối thiểu 3 thành viên và không giới hạn số lượng thành viên.
- Công ty hợp danh là loại hình công ty có tối thiểu 2 thành viên (thành viên là cá nhân cũng kinh doanh dưới 1 tên chung.
>>> Tham khảo ngay: Ưu nhược điểm các loại hình công ty
Kinh nghiệm chọn ngành nghề kinh doanh
Tư vấn du học là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Và trong lĩnh vực này lại có nhiều ngành nghề với mã ngành phù hợp cho doanh nghiệp lựa chọn. Hãy cân nhắc để chọn ngành nghề tư vấn du học phù hợp với chức năng và mục đích kinh doanh của công ty.
Như vậy, dựa theo danh mục ngành nghề kinh doanh mới nhất, mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ tư vấn du học là 8560
Kinh nghiệm về đặt tên cho công ty tư vấn du học
Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin thôi việc của viên chức
– Tên cho công ty tư vấn du học là một trong những vấn đề không thể bỏ qua khi mở công ty. Tên công ty sẽ cần đáp ứng một số quy định của pháp luật như không được trùng, giống với doanh nghiệp khác, tên đủ cấu trúc…
– Ví dụ:
- Công ty cổ phần tư vấn du học Nam Long
- Công ty TNHH du học Thanh Hoa
- Công ty tư nhân Nam Việt
- Công ty hợp danh Hướng Thanh
– Nếu đã có công ty có tên là công ty cổ phần tư vấn du học Nam Long rồi thì bạn không thể sử dụng cái tên này nữa. Vì dù là loại hình công ty khác nhau, tên này vẫn bị đánh giá là trùng lặp.
– Ngoài ra, bạn cũng không thể sử dụng tên Công ty cổ phần tư vấn du học Nam Long 1 hay Nam Long F vì nó là tên vi phạm quy định tên gây nhầm lẫn.
>>> Tham khảo thêm để biết cách đặt tên công ty đúng pháp luật: Cách đặt tên công ty
Kinh nghiệm kê khai vốn điều lệ công ty
– Tư vấn du học là ngành nghề cần đóng vốn ký quỹ. Bạn cần đóng vốn ký quỹ tại ngân hàng ở mức 500 triệu đồng và cung cấp giấy xác minh cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.
– Doanh nghiệp tiến hành kê khai vốn điều lệ phù hợp với khả năng và điều kiện tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bởi vì ngành nghề tư vấn du học yêu cầu vốn pháp định là 500 triệu đồng, do đó, doanh nghiêp phải kê khai vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty là 500 triệu đồng.
Kinh nghiệm về việc lựa chọn người đại diện theo pháp luật
– Người đại diện theo pháp luật của công ty tư vấn du học sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các hoạt động của công ty, người có chức năng hoàn thành các thủ tục mở công ty cơ bản. Do vậy, phải chọn người có năng lực, trình độ, khả năng đảm bảo. (Tham khảo ngay: Quy định về người đại diện theo pháp luật).).
II/ Kinh nghiệm thành lập công ty tư vấn du học – Hướng dẫn hồ sơ đăng ký công ty tư vấn du học
Để mở trung tâm tư vấn du học thì việc không thể thiếu đó chính là soạn thảo hồ sơ để xin Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy phép thành lập công ty đúng pháp luật. Hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị thành lập công ty tư vấn du học (Cụ thể chính là Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ tư vấn du học).
- Danh sách của các cổ đông hoặc thành viên công ty.
- Điều lệ công ty tư vấn du học.
- Bản sao các loại giấy tờ như hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, giấy phép đăng ký công ty (của tổ chức).
- Các loại giấy tờ liên quan khác
>>> Hồ sơ cần nộp tại Sở Giáo dục và đào tạo. Sở Giáo dục và đào tạo có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, kiểm tra đối chiếu tính xác thực trong hồ sơ và cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp đối với những hồ sơ hợp lệ và chân thực.
>>> Có thể ủy quyền cho Nam Việt Luật làm hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
III/ Kinh nghiệm hoàn tất các thủ tục sau khi mở công ty tư vấn du học
Kinh nghiệm mở công ty tư vấn du học tiếp theo mà chúng tôi muốn chia sẻ cho bạn đó là kinh nghiệm về việc hoàn tất các thủ tục cần thiết sau khi có giấy phép đăng ký kinh doanh. Bởi vì nếu không hoàn thành tốt những thủ tục này, quá trình kinh doanh của bạn không chỉ không thuận lợi mà còn có thể bị xử phạt hành chính.
Tìm hiểu thêm: Mẫu giấy xác nhận mất giấy tờ xe máy
Xin giấy phép hoạt động kinh doanh tư vấn du học
Để có thể kinh doanh dịch vụ tư vấn du học, doanh nghiệp cần xin giấy phép hoạt động kinh doanh. Hồ sơ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tư vấn du học gồm:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép đăng ký kinh doanh
- Đề án hoạt động của cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn du học có xác nhận của người đại diện theo pháp luật hay đề án thành lập trung tâm tư vấn du học.
- Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập hoặc giấy phép đầu tư của doanh nghiệp
- Bản sơ yếu lý lịch của chủ công ty tư vấn du học cần có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền theo mẫu số 2 tại Phụ lục ban hành kèm theo quyết định.
- Bản danh sách đầy đủ thông tin của nhân viên trực tiếp tư vấn du học.
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học, chứng chỉ tư vấn du học hay giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng nghiệp vụ tư vấn du học của cán bộ lãnh đạo công ty, nhân viên tư vấn trực tiếp làm việc tại các tổ chức dịch vụ tư vấn du học.
Kinh ngiệm công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Sau khi được cấp giấy phép mở công ty, doanh nghiệp tư vấn du học phải tiến hành công bố thông tin của công ty lên công thôn tin điện tử của quốc gia trong vòng 30 ngày, để tránh bị xử phạt hành chính.
Kinh nghiệm khắc con dấu và công khai mẫu dấu: Doanh nghiệp cần tiến hành khắc con dấu, công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia theo quy định của pháp luật. Số lượng và hình thức con dấu do doanh nghiệp quyết định.
Kinh nghiệm về các loại thuế phải đón: Các loại thuế mà công ty tư vấn du học sẽ phải đóng gồm thuế giá trị gia tăng, thuế môn bài (đóng trong 30 ngày), thuế thu nhập doanh nghiệp. Hiện nay, những công ty mới thành lập sẽ được miễn phí thuế môn bài năm đầu tiên. Nhưng cần lưu ý là vẫn phải nộp tờ khai thuế môn bài đúng thời hạn.
Kinh nghiệm đăng ký chữ ký số: Việc đăng ký chữ ký số là rất cần thiết, bởi nó giúp doanh nghiệp tiến hành đóng thuế online dễ dàng hơn. Doanh nghiệp đăng ký mua chữ ký số điện tử từ cơ quan thuế theo quy định.
Kinh nghiệm mở tài khoản ngân hàng: Chủ doanh nghiệp/ người đại diện pháp luât cầm chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận thành lập công ty cùng con dấu ra ngân hàng để đăng ký mở tài khoản ngân hàng. Sau đó báo số tài khoản cho Sở KH & ĐT.
Kinh nghiệm về việc góp vốn: Doanh nghiệp tư vấn du học nếu có tiến hành góp vốn thì phải thực hiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày có giấy đăng ký doanh nghiệp.
Phát hành hóa đơn và treo bảng hiệu công ty: Doanh nghiệp tiến hành treo bảng hiệu công ty trước công ty. Bảng hiệu cần chứa tên, mã số thuế, địa chỉ công ty. Vì cơ quan thuế có thể sẽ xuống kiểm tra nên việc treo bảng hiệu cần sớm thực hiện. Công ty cần thông báo phát hành hóa đơn, in hóa đơn để sử dụng theo đúng quy định hoặc đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
Kinh nghiệm làm dịch vụ kế toán hay thuê kế toán: Việc làm kế toán cho công ty tư vấn du lịch là không thể thiếu, nên nếu doanh nghiệp chưa đủ điều kiện tuyển dụng một nhân viên kế toán riêng thì có thể đăng ký dịch vụ kế toán tại Nam Việt Luật.
III/ Điều kiện thành lập trung tâm tư vấn du học
Trong các kinh nghiệm thành lập trung tâm tư vấn du học thì điều kiện kinh doanh này đã được quy định khá cụ thể. Tuy nhiên, doanh nghiệp thường phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật
- Người quản lý trực tiếp, chủ doanh nghiệp và nhân viên phụ trách tư vấn vấn đề du học cần có bằng đại học trở lên. Có khả năng lưu loát về tối thiểu 1 ngoại ngữ. Cung cấp được chứng chỉ hành nghề hay nghiệp vụ về tư vấn du học được Bộ GD & ĐT cấp.
- Điều kiện tài chính ổn định, có vốn ký quỹ tối thiểu 500 triệu VNĐ có xác nhận của ngân hàng.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo, có địa điểm tiến hành hoạt động, giao dịch rõ ràng.
IV/ Dịch vụ tư vấn thành lập trung tâm tư vấn du học- Nam Việt Luật
- Tư vấn các điều kiện cần và đủ để xin giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn du học;
- Đại diện cho khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động tư vấn du học;
- Soạn thảo hồ sơ xin giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn du học;
- Trực tiếp đại diện cho khách hàng nộp hồ sơ và nhận kết quả;
- Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp sau khi hoàn tất thủ tục thành lập công ty tư vấn du học.
Hy vọng những kinh nghiệm thành lập công ty tư vấn du học trên đây sẽ hữu ích với doanh nghiệp. Nếu cần tư vấn thêm, vui lòng liên hệ đến Nam Việt Luật để được hỗ trợ.
Đọc thêm: KHÁM PHÁ 500 CẨM NANG VIỆC LÀM HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN