Trước tiên, có thể khẳng định, hiện nay chưa có quy định cụ thể về những loại tài liệu cũng như số lượng tài liệu trong hồ sơ dự thầu.
Tuy nhiên, hồ sơ dự thầu được lập theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, đối chiếu với quy định tại khoản 29 Điều 4 Luật Đấu thầu thì:
Xem thêm: Hồ sơ dự thầu
Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một dự án, gói thầu, làm căn cứ để nhà thầu, nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
Đây là cơ sở, là căn cứ để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ dự thầu, tham dự đấu thầu gói thầu này.
Do vậy, căn cứ theo Điều 18 Nghị định 63/2014/NĐ-CP, hồ sơ dự thầu được lập sẽ gồm có các giấy tờ cơ bản theo yêu cầu của từng gói thầu trong các lĩnh vực khác nhau.
Cụ thể:
1. Đối với các gói thầu xây lắp
Theo hướng dẫn về việc lập hồ sơ mời thầu xây lắp quy định tại Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT, các giấy tờ cần có trong hồ sơ dự thầu mà nhà thầu cần chuẩn bị gồm:
– Đơn dự thầu (theo mẫu);
– Thỏa thuận liên danh, nếu đây là trường hợp nhà thầu liên danh;
– Bảo đảm dự thầu;
– Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu;
– Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người sẽ ký vào đơn dự thầu;
– Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh năng lực cũng như kinh nghiệm của nhà thầu;
– Đề xuất kỹ thuật đối với gói thầu;
– Đề xuất về giá và các bảng biểu;
– Đề xuất phương án kỹ thuật thay thế;
– Các tài liệu khác theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, bảng dữ liệu đấu thầu.
2. Đối với các gói thầu mua sắm hàng hóa
Quy định về các tài liệu cần thiết trong hồ sơ dự thầu được xác định theo nội dung yêu cầu trong hồ sơ mời thầu của gói thầu về mua sắm hàng hóa.
Đọc thêm: Mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc cơ quan
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại Thông tư 05/2015/TT-BKHĐT, các tài liệu cần có trong hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa cũng được thực hiện như gói thầu xây lắp nêu trên.
3. Đối với gói thầu về dịch vụ tư vấn
Căn cứ Thông tư 01/2015/TT-BKHĐT có thể xác định, hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ tư vấn sẽ bao gồm: Hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ đề xuất tài chính. Trong đó:
– Hồ sơ đề xuất kỹ thuật gồm:
+ Các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu;
+ Tài liệu chứng minh năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu;
+ Đề xuất kỹ thuật đối với gói thầu của nhà thầu;
+ Đơn dự thầu (theo mẫu);
+ Giấy ủy quyền nếu trường hợp đại diện theo pháp luật của nhà thầu ủy quyền cho người khác tham gia đấu thầu;
+ Văn bản thỏa thuận liên danh, nếu nhà thầu tham gia dự thầu với tư cách nhà thầu liên danh;
+ Văn bản về Cơ cấu, tổ chức, kinh nghiệm của nhà thầu.
+ Giải pháp và phương pháp luận tổng quát để thực hiện dịch vụ tư vấn do nhà thầu đề xuất;
+ Danh sách chuyên gia tham gia thực hiện dịch vụ tư vấn trong gói thầu này;
+ Lý lịch của những chuyên gia tư vấn tham gia vào gói thầu này;
+ Văn bản xác định tiến độ thực hiện công việc;
+ Nội dung khác được nêu tại Bảng dữ liệu đấu thầu.
– Hồ sơ đề xuất tài chính, gồm các giấy tờ:
+ Đơn dự thầu (theo mẫu);
+ Văn bản tổng hợp chi phí thực hiện gói thầu;
+ Thù lao cho chuyên gia tư vấn tham gia vào gói thầu;
Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin giảm nhẹ hình phạt
+ Nội dung bảng phân tích các chi phí thù lao cho chuyên gia;
+ Chi phí khác cho chuyên gia.
4. Đối với các gói thầu dịch vụ phi tư vấn
Căn cứ Mục 12 Chương I Phần thứ nhất Thông tư 14/2016/TT-BKHĐT thì hồ sơ dự thầu đối với gói thầu dịch vụ phi tư vấn cũng được thực hiện theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, nhưng về cơ bản, cũng bao gồm những giấy tờ trong hồ sơ dự thầu của gói thầu xây lắp.
5. Đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư
Đối với các loại hình dự án này, nhà thầu sẽ chuẩn bị hồ sơ sự thầu theo nội dung quy định cụ thể của hồ sơ mời thầu, tuy nhiên, căn cứ theo Thông tư 15/2016/TT-BKHĐT, hồ sơ dự thầu sẽ bao gồm Hồ sơ đề xuất kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính. Trong đó:
– Hồ sơ đề xuất kỹ thuật: Trong hồ sơ này sẽ bao gồm tất cả những hồ sơ tài chính, pháp lý, năng lực và kinh nghiệm cũng như đề xuất của nhà đầu tư trên cơ sở xác định những tiêu chí của hồ sơ mời thầu, cụ thể gồm:
+ Đơn dự thầu;
+ Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của người ký đơn dự thầu;
+ Giấy ủy quyền (nếu cần thiết);
+ Thỏa thuận liên danh (nếu có sự thay đổi liên danh);
+ Bảo đảm dự thầu;
+ Các tài liệu cập nhật, xác định năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư;
+ Đề xuất kỹ thuật;
– Hồ sơ đề xuất tài chính, gồm các giấy tờ chủ yếu như:
+ Đơn dự thầu;
+ Đề xuất về tài chính đối với gói thầu;
+ Bảng biểu thông tin hồ sơ dự thầu;
Trên đây là hồ sơ dự thầu của một số loại gói thầu, dự án đầu tư tiêu biểu, được xác lập dựa trên yêu cầu cụ thể trong hồ sơ mời thầu, tính chất của từng gói thầu.
Nếu còn vấn đề thắc mắc bạn đọc liên hệ: 1900 6192 để được giải đáp, hỗ trợ.
Đọc thêm: Mẫu giấy mượn tiền viết tay