logo-dich-vu-luattq

Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trước khi thành lập hộ kinh doanh, Chủ hộ kinh doanh thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (sao y công chứng).

Số lượng hồ sơ thành lập hộ kinh doanh: 01 bộ hồ sơ

Xem thêm: Hồ sơ đăng ký kinh doanh hộ gia đình

Thẩm quyền giải quyết hồ sơ: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện (Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện)

Nơi nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính.
  • Nộp hồ sơ trực tuyến tại trang dịch vụ công của Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính.

Thời gian xử lý hồ sơ:

  • Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
  • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Tham khảo thêm: Nghị định 108 năm 2018 về đăng ký kinh doanh

Nhận kết quả: Hộ kinh doanh có thể nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện hoặc đăng ký và trả phí để nhận qua đường bưu điện.

Một số lưu ý thực hiện hồ sơ thành lập hộ kinh doanh

  • Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.
  • Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh, kèm theo hồ sơ thành lập hộ kinh doanh phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến thủ tục thành lập hộ kinh doanh và bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
  • Khi nộp hồ sơ thành lập hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh cần nộp kèm Tờ khai đăng ký thuế của hộ kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh phải chứng minh địa chỉ của hộ kinh doanh không phải là căn hộ chung cư bằng Hợp đồng thuê văn phòng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Một số câu hỏi liên quan đến hồ sơ thành lập hộ kinh doanh

Tên của hộ kinh doanh trong hồ sơ thành lập hộ kinh doanh trùng với tên của hộ kinh doanh khác?

Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự gồm cụm từ “Hộ kinh doanh” và tên riêng của của hộ kinh doanh. Nếu tên riêng hộ kinh doanh trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cùng một quận/huyện thì hộ kinh doanh phải thay đổi tên khác. Nếu tên riêng hộ kinh doanh trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký khộng thuộc phạm vi cùng một quận/huyện thì tên của hộ kinh doanh vẫn được đăng ký.

Tìm hiểu thêm: Giấy đăng ký thuế hộ kinh doanh

Người ký giấy đề nghị đăng ký thành lập hộ kinh doanh là ai?

Chủ hộ kinh doanh là người ký tên trong hồ sơ thành lập hộ kinh doanh. Đối với hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì các thành viên ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Chủ hộ kinh doanh là Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh hoặc người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh.

Khi nào cần nộp chứng chỉ hành nghề trong hồ sơ thành lập hộ kinh doanh?

Đối với các ngành nghề kinh doanh yêu cầu chứng chỉ hành nghề như dịch vụ thú y và kinh doanh thuốc thú y, dịch vụ khám chữa bệnh y học cổ truyền,…..khi nộp hồ sơ thành lập hộ doanh thì Hộ kinh doanh phải nộp kèm bản sao chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc đại diện của hộ kinh doanh.

Tham khảo thêm: Hộ kinh doanh có được đăng ký thương hiệu

Dịch vụ tư vấn thành lập hộ kinh doanh của Luật Việt An

  • Tư vấn các điều kiện, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cho khách hàng;
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập hộ kinh doanh;
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của hộ kinh doanh;
  • Hỗ trợ tư vấn các vấn đề về đăng ký nhãn hiệu, các vấn đề về thuế, các giấy phép có liên quan trong hoạt động của hộ kinh doanh.
quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !