Hiến pháp là đạo luật gốc của nhà nước nên hiến pháp không những có ý nghĩa pháp lý mà còn có ý nghĩa chính trị, văn hóa, xã hội. Do hiến pháp có ý nghĩa trên nhiều bình diện khác nhau nên tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về hiến pháp. Hai nhà nghiên cứu người Anh là B. Jones và D. Kavanagh đã định nghĩa:
“Hiến pháp là một văn bản thể hiện tinh thần và đường lối chính trị”.
Xem thêm: Hiến pháp là gì
Định nghĩa này nhấn mạnh đến ý nghĩa chính trị của hiến pháp vì hiến pháp luôn luôn’ là công cụ thể chế hóa đường lối chính trị của các nhà lập hiến, đặc biệt là của đảng cầm quyền. Các học giả người Anh khác là M. Beloff và G. Peele lại nhấn mạnh đến tính chất tổ chức quyền lực nhà nước của hiến pháp khi định nghĩa:
“Hiến pháp là tổng thể các quy định điều chỉnh và phân định sự phân chia quyền lực nhà nước trong hệ thổng chính trị”
Còn M. Hauriou, nhà nghiên cứu luật học người Pháp thì nhìn nhận hiến pháp một cách toàn diện và đầy đủ hơn cả về hình thức và nội dung khi ông quan niệm:
“Kể hình thức bên ngoài Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật cao nhất, việc thay đổi Hiến pháp phải đòi hỏi thủ tục đặc biệt; về nội dung Hiến pháp là tong thể những quy định về quy chế xã hội, chính trị của nhà nước, không phụ thuộc vào hình thức văn bản thể hiện và thủ tục sửa đổi văn bản đó”.
Nhà chính trị học và hiến pháp học người Pháp khác là Georges Burdeau đã xem xét hiến pháp trên bình diện là văn bản hạn chế quyền lực và sự tuỳ tiện của nhà nước trong việc lựa chọn người cầm quyền và tổ chức thực hiện các thể chế nhà nước. Ông đã đưa ra định nghĩa:
Tìm hiểu thêm: Dòng máu trực hệ là gì
“Hiến pháp là văn bản long trọng bắt buộc quyền lực nhà nước tuân thủ các quy phạm hạn chế quyền tự do của nó trong việc lựa chọn những người cầm quyền, tổ chức và thực hiện các thể chế cũng như các mối quan hệ của nó với công dân ” và ông còn định nghĩa hiến pháp một cách ngắn gọn là: “Hiến pháp đồng nghĩa với tổ chức quyền lực ”.
Ở Việt Nam, trước khi có hiến pháp, nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến vì vậy, tư tưởng, quan điểm về hiến pháp gắn liền với độc lập, tự do của dân tộc và quyền làm chủ đất nước của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết:
“Trước chúng ta đã bị chế độ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng các quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một bản Hiến pháp dân chủ ”.
Như vậy, có thể thấy quan điểm về hiến pháp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn bản mà ở đó ghi nhận nền độc lập, tự do của dân tộc và các quyền tự do dân chủ của nhân dân.
Tổng hợp các định nghĩa, quan điểm trên đây về hiến pháp chúng ta có thể đưa ra định nghĩa:
Hiến pháp là hệ thống các quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất quy định những vấn đề cơ bản nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.
Tham khảo thêm: Trên 18 tuổi gọi là gì
2. Các đặc trưng cơ bản của Hiến pháp
Đọc thêm: Biến động đất đai là gì
Hiến pháp có bốn đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, hiến pháp là luật cơ bản (basic law), là “luật mẹ”, luật gốc. Nó là nền tảng, là cơ sở để xây dựng và phát triển toàn bộ hệ thống pháp luật quốc gia. Mọi đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật khác dù trực tiếp hay gián tiếp đều phải căn cứ vào hiến pháp để ban hành.
Thứ hai, hiến pháp là luật tổ chức (organic law), là luật quy định các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước, là luật xác định cách thức tổ chức và xác lập các mối quan hệ giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp; quy định cấu trúc các đơn vị hành chính lãnh thổ và cách thức tổ chức chính quyền địa phương.
Thứ ba, hiến pháp là luật bảo vệ (protective law). Các quyền con người và công dân bao giờ cũng là một phần quan trọng của hiến pháp. Do hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước nên các quy định về quyền con người và công dân trong hiến pháp là cơ sở pháp lý chủ yếu để nhà nước và xã hội tôn bọng và bảo đảm thực hiện các quyền con người và công dân.
Thứ tư, hiến pháp là luật có hiệu lực pháp lý tối cao (highest law), tất cả các văn bản pháp luật khác không được trái với hiến pháp. Bất kì văn bản pháp luật nào trái với hiến pháp đều phải bị hủy bỏ.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập từ các nguồn trên internet)
Tham khảo thêm: Trên 18 tuổi gọi là gì