Nội dung chính
1. Khái niệm hành vi khách quan của tội phạm
Không thể nói đến hậu quả thiệt hại cũng như những biểu hiện khách quan khác như công cụ, phương tiện, địa điểm, thời gian phạm tội… khi không có hành vi khách quan.
Những biểu hiện của mặt chủ quan là lỗi, mục đích phạm tội, động cơ phạm tội cũng luôn luôn gắn liền với hành vi khách quan. Hành vi khách quan là nguyên nhân gây ra sự biến đổi tình trạng của đổi tượng tác động và do vậy là nguyên nhân của sự gây thiệt hại cho quan hệ xã hội là khách thể của tội phạm. Hành vi khách quan là “cầu nối” giữa khách thể và chủ thể của tội phạm. Không thể nói đến chủ thể của tội phạm khi không có hành vi khách quan cũng như khi không có hành vi khách quan thì không thể nói đến khách thể bảo vệ của luật hình sự bị xâm hại để trở thành khách thể của tội phạm.
Xem thêm: Hành vi khách quan là gì
Với đặc điểm như vậy, hành vi khách quan được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Không có hành vi khách quan thì không có tội phạm.
Hành vi nói chung cũng như hành vi khách quan nói riêng được hiểu là “biểu hiện” của con người ra bên ngoài thế giới khách quan dưới hình thức cụ thể nhằm đạt mục đích có chủ định và mong muốn.
Như vậy, hành vi khách quan chỉ bao gồm những “biểu hiện” của con người ra thế giới khách quan mà mặt thực tế của nó được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển. Sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí ở đây chỉ giới hạn đối với mặt thực tể của “biểu hiện”, vì khà năng nhận thức mặt ý nghĩa xã hội cũng như khả năng điều khiển “biểu hiện” phù hợp với những đòi hỏi của xã hội thuộc vấn đề khác. Đó là vấn đề năng lực lỗi của chủ thể và được đề cập khi nghiên cứu yếu tố chủ thể của tội phạm và yếu tố mặt chủ quan của tội phạm. Nếu coi hành vi phạm tội là hành vi có lỗi, là thể thống nhất giữa mặt khách quan (hành vi khách quan có tính gây thiệt hại cho xã hội) và mặt chủ quan (có lỗi) thì bản thân hành vi khách quan cũng là thể thống nhất giữa “biểu hiện” ra thế giới bên ngoài và quan hệ chủ quan bên trong của chủ thể với những “biểu hiện” đó. “Biểu hiện” của con người ra bên ngoài thế giới quan chỉ được coi là hành vi khi có mặt bên trong là sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí. Chỉ khi có hành vi khách quan thì lúc đó vấn đề lỗi (mặt chủ quan của tội phạm) mới được đặt ra. Hành vi đó có thể có lỗi và có thể không có lỗi. Trái lại, “biểu hiện” của con người ra bên ngoài thế giới khách quan sẽ không được coi là hành vi, nếu “biểu hiện” đó không được ý thức kiểm soát hoặc tuy được ý thức kiểm soát nhưng không phải là kết quả hoạt động của ý chí. Những “biểu hiện” loại này có thể là những “biểu hiện” không có chủ định (như phản xạ không điều kiện bẩm sinh, phản ứng tìong tình ttạng choáng hay trong tình trạng xúc động quá mạnh…) hoặc là những . “bĩểu hiện” trong tình trạng bộ não mất khả năng kiểm tra, điều khiển mặt thực tế của “biểu hiện” do rối loạn ý thức…
Trường hợp gây thiệt hại do bị cưỡng bức thân thể là trường hợp đặc biệt thuộc loại “biểu hiện” không phải là hành vi. Đây là trường hợp “biểu hiện” bên ngoài của người mà về khách quan tuy đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng không phải là tội phạm vì “biểu hiện” đó không phải là hành vi, không phải là kết quả hoạt động ý chí của chính họ mà là kết quả trực tiếp của sức mạnh bên ngoài. Trường họp gây thiệt hại do bị cưỡng bức thân thể trên đây hoàn toàn khác về bản chất với trường họp gây thiệt hại do bị cưỡng bức tinh thần, là trường hợp người đã thực hiện hành ví (có tính gây thiệt hại về khách quan) do áp lực bên ngoài (như bị đe dọa mà người thủ kho đã lấy tài sản trong kho giao cho người đe dọa), ơ đây, “biểu hiện” lấy và giao tài sản tuy có bị chi phối bởi ý chí của người đe dọa nhưng vẫn là kết quả hoạt động ý chí của người thủ kho, vân là hành vi của chính họ. Như vậy, trong trường hợp gây thiệt hại do bị cưỡng bức thân thể, người bị cưỡng bức không có hành vi và do vậy vấn đề TNHS luôn luôn không được đặt ra; còn tróng trường hợp gây thiệt hại do bị cưỡng bức tinh thần, người bị cưỡng bức vẫn có hành vi và vấn đề TNHS vẫn có thể được đặt ra, tuỳ thuộc vào mức độ của sự cưỡng bức.
Những “biểu hiện” đó có thể không được ý thức kiểm soát (như bất thình lình bị người khác xô ngã vào quầy hàng pha lê) hoặc không được ý chí điều khiển (như bị người khác dùng sức mạnh nắm tay “điểm chỉ” vào đơn tố giác sai sự thật), ở đây, biểu hiện “ngã” và “điểm chỉ” đều không phải là hành vi và do vậy không thể có tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản hoặc tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 178, Điều 180 Bộ luật hình sự năm 2015) cũng như không thể có tội vu khống (Điều 156 BLHS).
2. Đặc điểm hành vi khách quan của tội phạm
Thẹo luật hình sự Việt Nam, hành vi khách quan của tội phạm có các đặc điểm sau:
– Tính gây thiệt hại cho xã hội
Hành vi khách quan phải có tính gây thiệt hại cho xã hội. Đây là đặc điểm cơ bản để phân biệt hành vi khách quan của tội phạm với những hành vi khác. Tính gây thiệt hại cho xã hội của hành vi thể hiện ở chỗ gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Sẽ không phải là hành vi khách quan của tội phạm nếu hành vi không xâm hại quan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự. Tính chất và mức độ gây thiệt hại của hành vi khách quan phụ thuộc vào tính chất của quan hệ xã hội mà hành vi xâm hại cũng như vào tính chất và mức độ thiệt hại gây ra hoặc đe dọa gây ra cho quan hệ xã hội đó.
– Tính được quy định trong luật hình sự
Tính được quy định trong luật hình sự củạ hành vi khách quan còn được gọi là tính trái pháp luật hình sự. Đặc điểm này là đặc điểm về hình thức pháp lí được quy định bởi đặc điểm “tính gây thiệt hại cho xã hội” của hành vi khách quan. Hành vị khách quan đã thực hiện chỉ được coi là hành vi khách quan của tội phạm nếu hành vi đó thoả mãn đầy đủ những đặc điểm của hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Ngoài hai đặc điểm trên, có thể coi hành vi khách quan còn có đặc điểm “có ý thức và có ý chí”. Thực ra, đây không phải là đặc điểm của hành vi khách quan mà là đặc điểm của hành vi nói chung. Như đã được trình bày ở phần trên, “biểu hiện” ra bên ngoài của con người được coi là hành vi khi “biểu hiện” được ý thức kiểm soát và ý chí điều khiển. Khi nói đên hành vi của con người thì phải hiểu đó là hành vi có ý thức và ý chí. Do vậy, không thể có hành vi khách quan mà những “biểu hiện” bên ngoài của nó không được ý thức của chủ thể kiểm soát hay không được ý chí của họ điều khiển. Những “biểu hiện” bên ngoài của con người không được ý thức của họ kiểm soát hoặc không được ý chí của họ điều khiển như những ví dụ đã nêu trên, không thể là hành vi khách quan được. Đe nhấn mạnh đặc điểm này nên cũng có thể coi hành vi khách quan phải có đặc điểm có ý thức và có ý chí.
3. Hình thức thể hiện của hành vi khách quan của tội phạm ?
Hành vi khách quan có thể được thể hiện qua hành động hoặc qua không hành động.
Đọc thêm: Vụ án dân sự là gì?
– Hành động (phạm tội) là hình thức của hành vi khách quan mà trong đó chủ thể làm một việc bị pháp luật cam.
Hành động (phạm tội) có thể chỉ là động tác đơn giản xảy ra một lần trong thời gian ngắn hoặc có thể là tổng hợp nhiều động tác khác nhau hoặc có thể lặp đi lặp lại liên tục trong thời gian dài. Hành động (phạm tội) có thể là tác động trực tiếp vào đối tượng tác động của tội phạm hoặc có thể thông qua công cụ, phương tiện. Hành động (phạm tội) có thể được thực hiện qua lời nói hoặc việc làm.
– Không hành động (phạm tội) là hình thức của hành vỉ khách quan mà trong đó chủ thế không làm một việc mà pháp luật yêu cầu phải làm mặc dù có đủ điều kiện để làm việc đó.
Hành động và không hành động (phạm tội) đều là những “biểu hiện” của con người ra ngoài thế giới khách quan, được ý thức kiểm soát, ý chí điều khiển và đều có khả năng làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động của tội phạm, gây thiệt hại cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tính gây thiệt hại này của hành động và không hành động (phạm tội) là mặt khách quan của tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, có ý nghĩa quyết định tính được quy định ưong luật hình sự hay tính trái pháp luật hình sự của tội phạm nói chung cũng như của hành vi khách quan nói riêng.
Đối với hình thức hành động (phạm tội), tính trái pháp luật hình sự của hành vi thể hiện ở chỗ, việc đã làm bị luật hình sự ngăn cấm, không kể chủ thể thực hiện là ai.
Đối với hình thức không hành động (phạm tội), tính trái pháp luật hình sự của hành vi thể hiện ở chỗ việc phải làm mà chủ thể đã không làm (mặc dù có đủ điều kiện để làm) là nghĩa vụ pháp lí của chủ thể. Nghĩa vụ pháp lí này có thể phát sinh do những căn cứ sau:
– Nghĩa vụ phát sinh do luật định
Đây là trường hợp nghĩa vụ phải thực hiện việc làm nhất định, cần thiết cho xã hội được luật trực tiếp quy định cho chủ thể. Nghĩa vụ đó hoặc có thể do luật hình sự trực tiếp quy định như nghĩa vụ cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132 BLHS), nghĩa vụ tố giác tội phạm (Điều 390 BLHS) hoặc có thể do ngành luật khác trong hệ thống pháp luật thống nhất quy định như nghĩa vụ của cha mẹ được quy định tại Điều 69 Luật hôn nhân và gỉa đình.
– Nghĩa vụ phát sinh do quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Đây là trường hợp nghĩa vụ phải thực hiện việc làm nhất định, cần thiết cho xã hội được trực tiếp xác định qua các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trên cơ sở cơ quan này áp dụng pháp luật hiện hành.
Ví dụ: Nghĩa vụ nhập ngũ của công dân cụ thể phát sinh khi hội đồng nghĩa vụ quân sự địa phương đã áp dụng Luật nghĩa vụ quân sự ra quyết định gọi nhập ngũ đối với công dân đó.
– Nghĩa vụ phát sinh do nghề nghiệp
Đây là nghĩa vụ gắn với việc thực hiện nghề nghiệp nhất định. Do đảm nhiệm nghề nghiệp này mà chủ thể có nghĩa vụ phải thực hiện việc làm nhất định để bảo vệ các quan hệ xã hội khỏi bị gây thiệt hại. Ví dụ: Nghĩa vụ cứu chữa, bảo vệ tính mạng, sức khoẻ bệnh nhân của bác sĩ…
– Nghĩa vụ phải làm phát sinh do hợp đồng
Đây là trường hợp chủ thể đã tham gia kí kết hợp đồng và hợp đồng này đã làm phát sinh nghĩa vụ phải thực hiện việc làm nhất định. Ví dụ: Hợp đồng thuê giữ ttẻ giữa bà mẹ và người ttông trẻ tư nhân đã làm phát sinh nghĩa vụ trồng coi, chăm sóc…
Đọc thêm: đảng viên dự bị là gì
– Nghĩa vụ phát sình do xử sự trước đó của chủ thể
Đây là trường hợp chủ thể gây ra tình ttạng nguy hiểm cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và chính sự việc này đã làm phát sinh nghĩa vụ phải thực hiện những việc làm nhất định để ngăn chặn sự nguy hiểm đã gây ra đó. Ví dụ: Hành vi vồ ý gây tai nạn giao thông làm phát sinh nghĩa vụ phải cấp cứu những người bị thương (điểm c khoản 2 Điều 260 BLHS).
Tóm lại, điều kiện có thể buộc một người phải chịu TNHS về không hành động của mình là:
– Người đó phải có nghĩa vụ hành động và
– Người đó có đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ này.
Trong các tội phạm, có tội phạm chỉ có thể thực hiện được bằng hành động, có tội phạm chỉ có thể thực hiện được bằng không hành động và có tội phạm vừa có thể thực hiện được bằng hành động vừa có thể thực hiện được bằng không hành động.
Tội phạm chỉ thực hiện được bằng hành động là các tội phạm như tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy (Điều 282 BLHS); tội hiếp dâm (Điều 141 BLHS) V.V.. Tội phạm chỉ thực hiện được bằng không hành động là các tội phạm như tội không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 132 BLHS); tội không tố giác tội phạm (Điều 390 BLHS) V.V.. Tội có thể thực hiện được bằng hành động và cả bằng không hành động là các tội phạm như tội giết người (Điều 123 BLHS), tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS) V.V..
4. Các dạng cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan của tội phạm
Hành vi khách quan có thể chỉ bao gồm một loại hành vi như ở tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS); tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS); tội giết người (Điều 123 BLHS) nhưng cũng có thể bao gồm nhiều loại hành vi khác nhau xâm hại nhiều khách thể khác nhau như tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS – Hành vi cướp tài sản gồm hành vi dùng vũ lực (hoặc đe dọa dung vũ lực ngay tức khắc hoặc,..) và hành vi chiếm đoạt tài sản. Trong đó, hành vi thứ nhất xâm hại nhân thân còn hành vi thử hai xâm hại sở hữu. Tuy nhiên, cân chú ý: Trong CTTP của tội cướp tài sản, chiếm đoạt được mô tả chỉ là mục đích chiếm đoạt.) hoặc chỉ xâm hại một khách thể như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS – Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm hành vi gian dối vàtiành vi chiếm đoạt. Hai hành vi này cùng xâm hại quan hệ sở hữu). Hành vi khách quan có thể xảy ra trong khoảng thời gian ngắn như ở tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS) nhưng cũng có thể có khả năng diễn ra trong khoảng thời gian tương đối dài như ở hành vi phạm tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS). Hành vi khách quan có thể chỉ là những biểu hiện diễn ra một lần như ở tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thuỷ (Điều 282 BLHS) nhưng cũng có thể diễn ra có tính chất lặp lại nhiều lần như ờ tội đầu cơ (Điều 196 BLHS – Hành vi mua vét hàng hoá ở tội đầu cơ là hành vi có thể lặp lại nhiều lần).
Căn cứ vào đặc điểm cấu trúc đặc biệt của hành vi khách quan của tội phạm, khoa học luật hình sự Việt Nam có các tên gọi tội phạm ghép, tội phạm kéo dài, tội phạm liên tục.
– Tội phạm ghép: Là tội phạm mà hành vi khách quan được hình thành bởi nhiều hành vi khác nhau xảy ra đồng thời, xâm hại các khách thể khác nhau. Ví dụ: Hành vi khách quan của tội cướp tài sản bao gồm hai hành vi khác nhau, đó là hành vi xâm hại quan hệ nhân thân (dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng ngay tức khắc vũ lực hoặc…) và hành vi xâm hại quan hệ sở hữu (chiếm đoạt).
– Tội phạm kéo dài: Là tội phạm mà hành vi khách quan có khả năng diễn ra không gián đoạn trong khoảng thời gian dài. Ví dụ: Hành vi khách quan của tội… tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS).
– Tội phạm liên tục Là tội phạm có hành vi khách quan bao gồm nhiều hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, xâm hại cùng khách thể và đều bị chi phối bởi ỷ định phạm tội cụ thể thống nhất. Ví dụ: Hành vi khách quan của tội đầu cơ. Cần phân biệt tội phạm liên tục với phạm tội nhiều lần. Nếu tách những hành vi của tội phạm liên tục, có hành vi đã cấũ thành tội phạm, có hành vi chưa cấu thành tội phạm do tính nguy hiểm chưa đáng kể. Trong trường hợp phạm tội nhiều lân, mỗi hành vi đều thoả mãn đầy đủ những dấu hiệu của cấu thành tội phạm và mỗi lần, người phạm tội nhằm mục đích cụ thể khác nhau nhưng cùng tính chất. Tội phạm liên tục được coi là kết thúc khi hành vi thực hiện cuối cùng chấm dứt. Với loại tội phạm này có thể và được phép sử dụng tất cả các tình tiết của các lần thực hiện hành vi để đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm.
5. Những biểu hiện khác trong mặt khách quan của tội phạm
Mọi vướng mắc pháp lý liên quan đến các quy định của luật hình sự về tội phạm, hình phạt Hãy gọi ngay: 1900.6162 để được luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến qua tổng đài điện thoại. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hình sự luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc của Bạn.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh KHuê
Đọc thêm: Thị trường chứng khoán là gì