logo-dich-vu-luattq

Cơ quan hành pháp là gì ? Đặc điểm cơ bản của cơ quan hành pháp

1. Khái niệm cơ quan hành pháp

Cơ quan hành pháp là cơ quan thi hành Hiến pháp và các đạo luật do Quốc hội ban hành. Cơ quan hành pháp là một bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, bao gồm số lượng người nhất định, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật, nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước.

Từ sự thiết lập nền dân chủ tư sản, bộ máy nhà nước được phân chia thành ba bộ phận để thực hiện quyền lực nhà nước. Hành pháp là một trong ba quyền, cùng với lập pháp và tư pháp hợp thành quyền lực nhà nước. Trong quan hệ quyền lực nhà nước, chức năng riêng biệt của cơ quan hành pháp là tổ chức thực hiện, thi hành Hiến pháp và các đạo luật do Quốc hội (hoặc Nghị viện) ban hành.

Xem thêm: Hành pháp là gì

Xét theo chức năng, hành pháp luôn là chức năng được vận hành thường xuyên, liên tục bằng một bộ máy với đội ngũ công chức chuyên nghiệp có chức năng tổ chức thực thi pháp luật đến với tất cả các bộ phận dân cư trên toàn lãnh thổ quốc gia. Bộ máy hành pháp có điều kiện và xét theo khả năng trở thành cơ quan điều hành, quản lí các mặt đời sống một xã hội, từ đó, cơ quan hành pháp đồng thời thực hiện chức năng hành chính nhà nước, là cơ quan hành chính nhà nước.

Trong các nhà nước, cơ quan hành pháp thường được tổ chức theo những mô hình khác nhau: ở Hợp chủng quốc Hoa Kì (Mĩ) chẳng hạn, theo chế độ tổng thống, tổng thống là người đứng đầu cơ quan hành pháp do cử tri trực tiếp bầu ra, với một bộ máy.

Thứ trưởng, là cơ quan hành chính cao nhất. Chủ tịch nước được chọn trong Nghị viện nhân dân, Thủ tướng do Chủ tịch nước chọn trong Nghị viện nhân dân và được đưa ra Nghị viện biểu quyết. Đến Hiến pháp năm 1959, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất là Hội đồng Chính phủ gồm Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng, thứ trưởng các cơ quan ngang bô. Chủ tịch nước là người thay mặt cho nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khi xét thấy cần thiết có quyền tham dự và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng Chính phủ. Ở Hiến pháp năm 1980, Hội đồng Bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, các Phó Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng, các Bộ trưởng và Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước; chức năng nguyên thủ quốc gia do Hội đồng nhà nước – cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện. Theo Hiến pháp cũ năm 1992, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, cơ quan chấp hành của Quốc hội là Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác.

Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ với tính cách là cơ quan hành pháp, đồng thời, phải thực hiện chức năng điều hành, quản lí tất cả các mặt của đời sống xã hội. Theo Hiến pháp cũ năm 1992, Chính phủ thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân. Ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cơ quan hành pháp, được gọi là quốc vụ viện do thủ tướng được Quốc hội bầu ra đứng đầu. Ở Cộng hòa Pháp, hành pháp vừa có Tổng thống do cử tri trực tiếp bầu ra, vừa có chính phủ do thủ tướng đứng đầu được nghị viện bầu ra.

Cơ quan quan hệ đối ngoại của một nước tại nước ngoài thực hiện các chức năng lãnh sự trong khu vực lãnh thổ nhất định trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia hữu quan.

Theo quy định của Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự, cơ quan lãnh sự gồm: tổng lãnh Sự quán, lãnh sự quán, phó lãnh sự quán và đại ÍÍ lãnh sự quán.

Ở Việt Nam, theo Hiến pháp cũ năm 1946, Chính phủ gồm có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước và Nội các với thành phần: Thủ tướng, các Bộ trưởng. Thực tiễn của quan hệ lãnh sự hiện nay cho thấy các nước thường thoả thuận đặt tổng lãnh sự quán và lãnh sự quán.

>&gt Xem thêm: Quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp là gì ?

Việc thiết lập quan hệ lãnh sự, đặt cơ quan lãnh sự, việc xếp hạng và khu vực lãnh sự hoặc việc thay đổi trụ sở cơ quan lãnh sự, cách xếp hạng và khu vực lãnh sự, mở thêm cơ quan lãnh sự khác ngoài khu vực đã quy định phải được nước tiếp nhận đồng ý.

Khác với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự chỉ đại diện cho quốc gia mình về một số vấn đề nhất định và chỉ trong phạm vi lãnh thổ nhất định (gọi là khu vực lãnh sự). Do đó, một nước có thể có nhiều cơ quan lãnh sự ở nước khác. Tuy nhiên, các nước có thể thoả thuận để cơ quan lãnh sự kiêm nhiệm chức năng ngoại giao hoặc ngược lại.

Đọc thêm: Tổ dân phố là gì? Tìm hiểu về cách tổ chức của tổ dân phố

Chức năng của cơ quan lãnh sự được quy định tại Điều 5 Công ước Viên năm 1963 về quan hệ lãnh sự. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan lãnh sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định đầy đủ trong Pháp lệnh lãnh sự (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 0967 370 488 ).

2. Các đặc điểm cơ bản của cơ quan hành pháp

Để có thể nhận diện đâu là cơ quan hành pháp ta có thể dựa vào các đặc điểm như sau:

– Cơ quan hành pháp là bộ phận cơ bản cấu thành nhà nước, tức là đây là cơ quan giữ vai trò then chốt, thiết yếu của nhà nước.

– Cơ quan hành pháp có biên chế xác định, ví dụ như Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, …

– Được thành lập theo các cách thức, trình tự khác nhau.

– Tổ chức và hoạt động của cơ quan hành pháp do pháp luật quy định, cụ thể như vai trò, tính chất, cách thức hình thành, cơ cấu tổ chức, …

>&gt Xem thêm: Cơ quan hành pháp là gì ? Đặc điểm cơ bản của cơ quan hành pháp

– Có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn riêng do pháp luật quy định, chức năng bao quát nhất của cơ quan hành pháp là tổ chức, thực hiện pháp luật.

Ở Việt Nam cơ quan hành pháp chính là cơ quan hành chính nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, có phương diện hoạt động chủ yếu là hoạt động chấp hành và điều hành, có cơ cấu tổ chức và phạm vi thẩm quyền do pháp luật quy định.

3. Các đặc trưng cơ bản của cơ quan hành pháp

Để có thể phân biệt cơ quan hành pháp với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp ta có thể dựa vào các đặc trưng cơ bản sau của cơ quan hành pháp.

– Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng đầu là Chình phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc, có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi quyền quản lý hành chính nhà nước.

– Thẩm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ, ngành hoặc lĩnh vực chuyên môn mang tính tổng hợp. Đó là những quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành – điều hành. Có thể thấy đây là một điểm khác biệt rõ nét với nhánh cơ quan lập pháp và tư pháp là thẩm quyền của hai nhánh cơ quan này được pháp luật quy định trên cơ sở lãnh thổ và cấp địa giới hành chính, ngoài ra bên nhánh cơ quan tư pháp còn có thẩm quyền thuộc khối quân sự.

– Các cơ quan hành chính nhà nước đều trực tiếp hay gián tiếp trực thuộc cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, chịu sự giám sát và báo cáo công tác trước cơ quan quyền lực nhà nước.

Đọc thêm: Trích lục là gì? Những điều cần lưu ý khi xin trích lục

– Các cơ quan hành chính nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy hành chính nhà nước là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Hầu hết các cơ quan có chức năng quản lý hành chính đều có các đơn vị trực thuộc. Ví dụ: Các bệnh viện công lập tuyến trung ương trực thuộc Bộ Y tế; các đơn vị công an, quân đội trực thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, …Các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay như: Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy bản Nhân dân các cấp.

– Có chức năng quản lý hành chính nhà nước. Các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành, tức là hiện thực hóa các quy định pháp luật, đưa pháp luật được thực thi trong đời sống. Như vậy, hoạt động chấp hành – điều hành đây là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan hành chính nhà nước. Vì có phương thức hoạt động chấp hành – điều hành là chủ yếu nên đây chính là dấu hiệu đặc trưng nhất để phân biệt với nhánh cơ quan lập pháp như Quốc hội, hay tư pháp như Tòa án. Đối với cơ quan lập pháp thì chức năng chủ yếu là lập pháp, tức là xây dựng, ban hành pháp luật. Còn đối với nhánh tư pháp thì chức năng quan trọng và chủ yếu nhất là xét xử.

>&gt Xem thêm: Thi hành pháp luật là gì ? Tổ chức thi hành pháp luật

4. Đặc điểm của Chính phủ trong việc thực hiện quyền hành pháp

Bao gồm các đặc điểm như sau:

– Quyền hành pháp của Chính phủ không mang tính độc lập tuyệt đối, phải thực hiện dưới sự giám sát của Quốc hội. Do nó không phải một quyền năng độc lập mà nó còn nằm trong mối quan hệ với quyền lập pháp của Quốc hội và quyền tư pháp của Tòa án Nhân dân, vì vậy luôn có sự tác động và kiểm soát lẫn nhau, tránh việc lạm quyền xảy ra.

– Đóng vai trò quan trọng nhất trong việc thực hiện các kế hoạch thi hành pháp luật. Nguyên nhân là do khác với các cơ quan khác chỉ quản lý trong lĩnh vực nhất định, Chính phủ thì quan lý mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, quản lý từ trung ướng đến địa phương. Do vậy mà Chính phủ là cơ quan duy nhất nắm rõ được tình hình ở từng địa phương, cùng miền, qua đó mới đưa ra được những quyết định, phương hướng triển khai phù hợp với từng đối tượng.

– Ngoài sự kiểm soát lẫn nhau giữa cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp, quyền hành pháp của Chính Phủ còn chịu sự giảm sát từ phía nhân dân, đáp ứng cho những mục tiêu của nhân dân. Được thiết lập là cơ quan đại diện nguyện vọng của nhân dân, do vậy mà việc tổ chức thi hành pháp luật phải luôn hướng đến mục tiêu là nhân dân, gắn liền với lợi ích của nhân dân.

5. Quyền hành pháp của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013

Quyền hành pháp của Chính phủ có những đặc điểm riêng biệt:

– Thứ nhất: Quyền hành pháp của Chính phủ có tính độc lập tương đối với các nhánh quyền lực nhà nước khác song vẫn đặt dưới sự giám sát tối cao của Quốc hội. Do cơ quan quyền lực nhà nước lập ra, nhưng không có nghĩa là quyền hành pháp của Chính phủ chỉ là quyền phái sinh từ cơ quan quyền lực. Quyền hành pháp của Chính phủ đặt trong mối quan hệ với quyền lập pháp của Quốc hội và quyền tư pháp của Tòa án có tính độc lập, tác động qua lại và kiểm soát lẫn nhau.

>&gt Xem thêm: Quy định lập ban cán sự Đảng trong cơ quan hành pháp ,tư pháp và một số vấn đề liên quan

– Thứ hai: Quyền hành pháp của Chính phủ đóng vai trò cơ bản và quan trọng nhất trong việc hoạch định, tổ chức và thực thi chính sách và pháp luật. Trong Hiến pháp năm 2013, mặc dù là lần đầu tiên quyền hành pháp của Chính phủ được hiến định, nhưng có thể nói xuyên suốt trong lịch sử kể từ khi Chính phủ được thành lập kể từ năm 1945 cho tới nay, những nhiệm vụ, quyền hạn này của Chính phủ luôn là những nhiệm vụ chủ yếu, then chốt để Chính phủ bảo đảm hiệu quả hoạt động, quản lý điều hành trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Việc quy định nhiệm vụ của Chính phủ trong Hiến pháp mới cũng chính là sự ghi nhận những kết quả to lớn đã đạt được, đồng thời khẳng định vai trò của Chính phủ trong việc hoạch định, tổ chức và thực thi chính sách và pháp luật. Bởi, so với các chủ thể khác chỉ thực hiện quyền hành pháp trên một số lĩnh vực và bó hẹp trong những đơn vị hành chính lãnh thổ thuộc phạm vi quản lý của chính quyền địa phương, thì Chính phủ là cơ quan thống nhất thực hiện việc quản lý, điều hành, lãnh đạo các hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội về: Kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ; thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia… Cùng với đó, Chính phủ với bộ máy quản lý rộng khắp từ Trung ương tới địa phương thực thi quyền hành pháp trải rộng trên khắp các đơn vị hành chính, lãnh thổ.

– Thứ ba: Quyền hành pháp của Chính phủ có mục tiêu phục vụ nhân dân, đồng thời chịu sự kiểm tra, giám sát của nhân dân.

Luật Minh Khuê (Biên tập)

Tìm hiểu thêm: Hộ tịch là gì? Quy định pháp luật về đăng ký hộ tịch

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !