logo-dich-vu-luattq

Giấy chứng nhận coc là gì

Như chúng ta đã biết, bất cứ một sản phẩm nào nếu không phải độc quyền của một đơn vị, tổ chức sản xuất thì sẽ được rất nhiều đơn vị khác tiến hành sản xuất. Chính vì thế, để khẳng định sản phẩm của mình sản xuất là chất lượng tốt nhất đơn vị cần phải có chứng nhận certificate of conformity (chứng nhận hợp quy) cho dòng sản phẩm đó. Để hiểu rõ hơn về chứng nhận này cùng tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Certificate of conformity là gì?

Certificate of conformity hay còn gọi tắt là COC dịch nghĩa là chứng nhận hợp quy và được hiểu đơn giản là quá trình thực hiện các hoạt động kiểm nghiệm, đánh giá, xác nhận chất lượng của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ… Mục đích đảm bảo phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. Trên giấy chứng nhận đó sẽ tổng hợp đầy đủ thông tin về sản phẩm cần chứng nhận hợp quy vùng chữ ký con dấu của cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm: Giấy chứng nhận coc là gì

Theo quy định trong quy chuẩn kỹ thuật của quốc gia hoặc địa phương các cá nhân, tổ chức kinh doanh bắt buộc phải có giấy chứng nhận COC, phải công bố hợp quy cho các sản phẩm của mình. Chứng nhận này sẽ được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận của các cá nhân, tổ chức có nhu cầu chứng nhận cùng các tổ chức bên thứ 3 chứng nhận phù hợp. Và đơn vị, cơ quan có thẩm quyền cấp COc là Tổng cục tiêu chuẩn kiểm định đo lường chất lượng hoặc trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhất định.

Các yếu tố cần trong COC

Trong giấy chứng nhận hợp quy cần bao gồm những yếu tố dưới đây:

  • Nhận dạng, mô tả sản phẩm
  • Liệt kê rõ ràng từng quy định an toàn mà sản phẩm phải được thử nghiệm.
  • Cung cấp tên, địa chỉ gửi thư và số điện thoại của đơn vị nhập khẩu hoặc nhà sản xuất để nhận dạng.
  • Cung cấp tên, địa chỉ gửi thư, số điện thoại của người duy trì hồ sơ thử nghiệm để hỗ trợ chứng nhận và duy trì hồ sơ kết quả kiểm tra.
  • Ngày tháng năm và nơi sản xuất sản phẩm chi tiết.
  • Cung cấp ngày tháng và địa điểm thử nghiệm được kiểm tra đảm bảo tuân thủ các quy tắc an toàn và làm cơ sở cho chứng nhận COC.
  • Cung cấp tên, địa chỉ, số điện thoại đầy đủ của phòng thí nghiệm bên thứ 3.

Nhóm sản phẩm cần chứng nhận COC

  • Nhóm các sản phẩm thuộc quản lý của Bộ khoa học và công nghệ: đồ gia dụng, điện tử, đồ chơi…
  • Nhóm sản phẩm thực phẩm: bánh, kẹo, rượu, bia…
  • Nhóm nông nghiệp, cụ thể là thức ăn, phân bón, các loại giống cây trồng…
  • Nhóm vật liệu xây dựng: xi măng, sắt, thép, gạch ốp lát..
  • Nhóm các sản phẩm phụ gia, các loại cửa sổ…
  • Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh.
  • Nhóm sản phẩm hợp kim nhôm định hình, ống nhựa Polyvinyl clorua không hóa dẻo.
  • Nhóm sản phẩm về sơn, vật liệu chống thấm…
  • Nhóm sản phẩm về thông tin và truyền thông: điện thoại, máy tính…
  • Nhóm sản phẩm thuộc quản lý của Bộ giao thông vận tải…

Phương thức chứng nhận hợp quy COC

Theo quy định có 8 phương thức đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật để công bố hợp quy COC. Cụ thể dưới đây:

  • PT1: Thực hiện thử nghiệm mẫu điển hình.
  • PT2: Kết hợp giám sát thông qua PH1 và đánh giá quá trình sản xuất.
  • PT3: Kết hợp PT2 trực tiếp giám sát thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất và đánh giá quá trình sản xuất.
  • PT4: Kết hợp PT3 cùng với việc giảm sát việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất và cả trên thị trường.
  • PT5: Kết hợp PT3 cùng với việc giảm sát việc thử nghiệm mẫu tại 1 trong 2 vị trí: nơi sản xuất hoặc trên thị trường. Đây là phương thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
  • PT6: Thực hiện đánh giá cùng giám sát hệ thống quản lý.
  • PT7: Thực hiện thử nghiệm và đánh giá về lô sản phẩm, hàng hóa.
  • PT8: Thực hiện thử nghiệm hoặc kiểm định toàn bộ sản phẩm hoặc hàng hóa.

Quy trình chứng nhận hợp quy theo quy định của pháp luật

Đọc thêm: Giải phóng mặt bằng là gì

Theo quy định, Chứng nhận hợp quy sẽ được các cơ quan chuyên ngành do Bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoặc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện. Với quy trình gồm 7 bước như sau:

Bước 1: Nộp đơn đăng ký

Đầu tiên, khi khách hàng có nhu cầu làm giấy chứng nhận COC, bộ phận tiếp nhận sẽ tiến hành trao đổi các vấn đề liên quan: thủ tục, báo giá, thông tin sản phẩm. Sau đó, tiến hành nộp hồ sơ đăng ký và chờ đợi xét duyệt. Kết quả sẽ được gửi về thông qua hình thức nộp đơn gián tiếp hoặc trực tiếp của doanh nghiệp.

Bước 2: Đánh giá chứng nhận

Cơ quan có thẩm quyền sẽ lập hội đồng thẩm xét về đăng ký chứng nhận và tài liệu của khách hàng. Đồng thời thành lập thêm đoàn chuyên gia để đánh giá về hệ thống tài liệu và lấy mẫu điển hình ở doanh nghiệp để đưa ra kết luận.

Bước 3: Thẩm xét hồ sơ sau đánh giá

Tham khảo thêm: Bộ tộc là gì?

Hội đồng thẩm định sẽ tiến hành xem xét hồ sơ của doanh nghiệp, nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ thực hiện kiểm tra giám sát để lấy thông tin.

Bước 4: Cấp giấy chứng nhận

Cấp giấy chứng nhận hợp quy COC cho doanh nghiệp khi kết thúc quá trình đánh giá . Thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận 3 năm, hết hiệu lực doanh nghiệp có thể chứng nhận lại.

Bước 5: Giám sát định kỳ

Sau khi cấp giấy chứng nhận khoảng 12 tháng, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành giám sát định kỳ 1 lần. Mục đích để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn và được cấp phép lưu hành trên thị trường.

Tổng kết

Trên đây là một số thông tin tổng hợp chúng tôi muốn chia sẻ để các bạn hiểu rõ về khái niệm certificate of conformity là gì. Hy vọng sẽ cung cấp được nhiều thông tin hữu ích với quý khách có nhu cầu đăng ký chứng nhận hợp quy COC.

Đọc thêm: Thiết bị y tế là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !