logo-dich-vu-luattq

30 điều gia quy của người xưa giúp giáo dục con trẻ

Gia quy, gia huấn là quy phạm trị gia của cổ nhân. Mạnh Tử nói: “Bất dĩ quy củ, bất năng thành phương viên”, nghĩa là “Không có quy củ, chẳng nên vuông tròn”. Cha mẹ lấy mình làm gương cố nhiên là điều vô cùng quan trọng, nhưng có một bộ gia quy chỉ ra những chuẩn tắc về hành vi để trẻ có thể tuân theo cũng là điều quan trọng không kém.

30 điều gia quy của người xưa giúp giáo dục con trẻ

Xem thêm: Gia quy là gì

Thời xưa, ngoài việc học sách thánh hiền ra, nhà nhà đều có một bộ gia quy gia huấn. Bộ gia huấn sớm nhất của Trung Hoa bắt nguồn từ Chu Công Cơ Đán, là công thần khai quốc thời Tây Chu. Ông lưu truyền hai bộ gia huấn, gọi chung là “Cơ Đán gia huấn”, bộ gia huấn đầu tiên được viết thành văn. Chu Thành Vương trở thành bậc minh quân cũng là nhờ những điều được ghi lại trong Cơ Đán gia huấn. Chu Công Cơ Đán đã chế định ra một loạt thể chế lễ nghi mà sau này Khổng Tử vẫn luôn chủ trương khôi phục.

Tìm hiểu thêm: Điều kiện nhận trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất một lần

Kể từ đó, trong mỗi thời đại lại có rất nhiều danh nhân lưu truyền những quy phạm lập thân xử thế cho đời sau. Ví như, thời Tam Quốc có “Giới Tử Thư” của Gia Cát Lượng, thời Nam Bắc Triều có “Nhan thị gia huấn” của Nhan Chi Suy, thời Bắc Tống có “Gia Phạm” của Tư Mã Quang, thời Nam Tống có “Chu Hy gia huấn” của Chu Hy, rồi “Đình huấn cách ngôn” của Hoàng đế Khang Hy, v.v.

Niên đại của những gia quy, gia huấn này đã quá xa xôi, và chúng ta cảm thấy dường như không còn phù hợp với cuộc sống hiện nay. Nhưng kỳ thực chúng đều là những đạo lý làm người phổ quát thời nào cũng đúng. Bên cạnh đó, trong gia quy còn có những điều lễ giáo hết sức cơ bản, rất cần thiết cho con trẻ chỉnh sửa hành vi bản thân.

Dưới đây là 30 điều gia quy về lễ giáo cơ bản được người xưa đúc kết lại, bao hàm rất nhiều phương diện trong cuộc sống thường ngày như tâm thái, sự tôn kính người già, cách dùng bữa, rót trà, tiếp khách…

  1. Không được nói lắp bắp
  2. Không được ngồi dạng háng
  3. Không được nhìn ngang liếc xéo
  4. Không được gù lưng
  5. Không được phép gọi trống không tên bậc trưởng bối
  6. Không được giựt tay áo
  7. Không được kéo ống quần
  8. Không được khuấy đĩa thức ăn
  9. Không được cắm đũa vào bát
  10. Không được mút nướu răng
  11. Không được rung đùi
  12. Không được nói chuyện mà không gọi danh xưng hoặc tên
  13. Không được càu nhàu trước chỗ đông người
  14. Không được nói những điều kiêng kỵ
  15. Gắp thức ăn không với qua vạch giữa của đĩa
  16. Ăn cơm không được cắn đũa
  17. Không được để vòi ấm hướng về phía người khác
  18. Thức ăn không được gắp đầy bát
  19. Trước khi ăn cơm phải lễ phép gọi, chờ bậc trưởng bối ngồi xuống cho phép
  20. Khi làm khách, chủ nhân động đũa thì khách mới được động đũa
  21. Không được lấy đũa, lấy thìa gõ bát
  22. Không được rót nước trái tay cho người khác
  23. Ăn cơm không được phát ra tiếng xì xụp
  24. Không được ấn lên vai người khác
  25. Rót trà không được rót đầy
  26. Khi làm khách không nên ngồi lên giường nhà chủ
  27. Khi làm khách không được vào phòng không người
  28. Đứng không dựa cửa, nói không cao giọng
  29. Khi về nhà phải chào hỏi bậc trưởng bối
  30. Khi ra ngoài phải thông báo một tiếng

Tìm hiểu thêm: Xâm hại tình dục là gì

Những điều trên xem ra có vẻ rất vụn vặt, nhưng lại có thể nhìn nhận một cách trực quan nhất xem một người có gia giáo hay không.

Kỳ thực dẫu hoàn cảnh trưởng thành thế nào, dẫu khi nhỏ không nhận được sự quan tâm của cha mẹ, thì chúng ta cũng đều cần có trách nhiệm và nghĩa vụ dẫn dắt tư tưởng cho thế hệ sau, quy chính lại hành vi của chúng. Chỉ khi bản thân chúng ta giữ được thành ý, chính tâm, tu thân thì mới có thể tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Thiên Cầm

Tham khảo thêm: Viên chức là ai? Viên chức có quyền, nghĩa vụ gì?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !