Trong hoạt động đấu thầu, một trong những vấn đề được các nhà thầu, nhà đầu tư quan tâm nhất không thể không kể đến giá dự thầu. Chúng ta thường nghe nhiều đến giá dự thầu tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về vấn đề này. Vậy giá dự thầu là gì? Cách tính giá dự thầu như thế nào? Giá dự thầu thế nào là hợp lệ?…. Để giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin gửi đến quý độc giả thông tin dưới bài viết sau.
Xem thêm: Giá dự thầu là gì
GIÁ DỰ THẦU?
1. Giá dự thầu là gì?
Pháp luật hiện hành có đưa ra định nghĩa rất rõ về giá dự thầu tại Khoản 17 Điều 4 Luật đấu thầu 2013 như sau:
Tham khảo thêm: Trái tức là gì? Kiến thức cơ bản dành cho các nhà đầu tư F0
“Giá dự thầu là giá do nhà thầu ghi trong đơn dự thầu, báo giá, bao gồm toàn bộ các chi phí để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.”
Trên cơ sở quy định trên, có thể hiểu đơn giản giá dự thầu là giá trị phần chi phí mà nhà thầu tự ước tính để thực hiện gói thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu được ghi trong đơn dự thầu, báo giá.
2. Cách tính giá dự thầu như thế nào?
Khi tham dự hoạt động đấu thầu, nhà thầu căn cứ vào năng lực, kinh nghiệm, lợi thế, chiến lược kinh doanh, cạnh tranh công bằng minh bạch trên thị trường để xác định giá dự thầu hợp lý, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật hiện hành.
Thực tế pháp luật hiện hành không có quy định về cách tính giá dự thấu mà tự nhà thầu sẽ ước tính xem cần chi phí bao nhiêu để thực hiện gói thầu trên cơ sở yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu để ghi vào đơn dự thầu, báo giá.
Tuy nhiên, nhà thầu cần phải lưu ý tính toán hợp lý, cân đối để đưa ra giá dự thầu phù hợp, tránh đưa ra giá dự thầu quá cao hoặc quá thấp. Đặc biệt là việc đưa ra giá dự thầu thấp bất thường để nhằm mục đích trúng thầu. Vì theo Khoản 6 Điều 117 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu có quy định “Trường hợp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất có đơn giá thấp khác thường, ảnh hưởng đến chất lượng gói thầu thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu giải thích, làm rõ bằng văn bản về tính khả thi của đơn giá khác thường đó. Nếu sự giải thích của nhà thầu không đủ rõ, không có tính thuyết phục thì không chấp nhận đơn giá chào thầu đó, đồng thời coi đây là sai lệch và thực hiện hiệu chỉnh sai lệch theo quy định như đối với nội dung chào thiếu của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất so với yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu theo quy định tại Điều 17 của Nghị định này.”
3. Giá dự thầu thế nào là hợp lệ?
Tìm hiểu thêm: Văn bản hành chính là gì
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 nghị đinh 63/2014/NĐ-CP, giá dự thầu là một trong những yếu tố để đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu. Cụ thể:
“Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu phải cụ thể, cố định bằng số, bằng chữ và phải phù hợp, logic với tổng giá dự thầu ghi trong biểu giá tổng hợp, không đề xuất các giá dự thầu khác nhau hoặc có kèm theo điều kiện gây bất lợi cho chủ đầu tư, bên mời thầu”
Như vậy, mặc dù giá dự thầu do nhà thầu tự tính toán, ước tính để ghi vào đơn dự thầu, báo giá và không có quy định ràng buộc về cách tính. Tuy nhiên, khi xác định giá dự thầu nhà thầu cần lưu ý những điểm trên để đảm bảo hồ sơ dự thầu hợp lệ, tránh những sai sót, rủi ro phát sinh không đáng có trong qua trình tham gia đấu thầu.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi về Giá dự thầu theo quy định mới nhất hiện hành để bạn đọc tham khảo, qua đó quý độc giả có thể hiểu rõ hơn về giá dự thầu cũng như nắm được những lưu ý để đưa ra giá dự thầu hợp lý. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề nêu trên hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của chúng tôi hãy liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất.
Tìm hiểu thêm: Hàng hóa nhập lậu là gì?