logo-dich-vu-luattq

Thương mại điện tử là gì? Các mô hình TMĐT hiện nay

[CBZ] Bạn đã nghe nói nhiều về Thương mại điện tử (E-commerce), bạn đã hình dung được một cách tổng quát cách thị trường này hoạt động ra sao và bạn cũng nhận ra rằng vai trò của internet ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hầu hết mọi hoạt động không chỉ kinh doanh mà còn trong đời sống hàng ngày!

Vậy chúng ta hãy đi tìm Khái niệm cơ bản về Thương mại điện tử (TMĐT), các hình thức thương mại điện tử hiện nay. Chúng ta sẽ nhận thấy sự thân quen trong mỗi hình thức!

Xem thêm: G2b là gì

Thương mại điện tử (E-commerce) là gì

Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internetcác mạng máy tính. Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web (WWW) là một điểm ít nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ như email, các thiết bị di động như là điện thoại…

Một số khái niệm thương mại điện tử được định nghĩa bởi các tổ chức uy tín thế giới như sau:

  • Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”.
  • Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: “Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet.” Các kỹ thuật thông tin liên lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ thương mại điện tử.
  • Theo Ủy ban châu Âu: “Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến). Thuật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công.”

Tóm lại, TMĐT chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh mạng Internet và các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua các công cụ, kỹ thuật và công nghệ điện tử. Ngoài ra, theo nghiên cứu tại đại học Texas, các học giả cho rằng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử đều bị bao hàm bởi nền kinh tế Internet.

Phân biệt Thương mại điện tử (E-commerce) và Kinh doanh điện tử (E-business)

Kinh doanh điện tử, hay còn gọi là “eBusiness” hoặc “e-business” (viết tắt từ chữ Electronic business), hay Kinh doanh trên Internet, có thể được định nghĩa như là một ứng dụng thông tin và công nghệ liên lạc (ICT -> Xem thêm bài viết về Công nghệ thông tin và truyền thông) trong sự hỗ trợ của tất cả các hoạt động kinh doanh.

Thương mại hình thành sự trao đổi sản phẩm và các dịch vụ giữa các doanh nghiệp, nhóm và cá nhân và có thể được hình dung như là một trong những hoạt động quan trọng trong bất cứ doanh nghiệp nào. Thương mại điện tử tập trung vào việc sử dụng ICT để mở các hoạt động bên ngoài và mối quan hệ của thương mại với các cá nhân, nhóm và các doanh nghiệp khác.

Thuật ngữ “Kinh doanh điện tử” (e-business) được đặt lần đầu bởi nhóm tiếp thị Internet của tập đoàn IBM năm 1996.

Các phương thức kinh doanh điện tử cho phép các công ty liên kết các hệ thống xử lý dữ liệu bên trong và bên ngoài một cách hiệu quả và mềm dẻo, để hoạt động gần gũi hơn với nhà cung cấp và đối tác, và để làm thỏa mãn hơn nhu cầu và mong đợi của khách hàng công ty.

Khi nói về khái niệm thương mại điện tử (E-Commerce), nhiều người nhầm lẫn với khái niệm của Kinh doanh điện tử (E-Business). Tuy nhiên, thương mại điện tử đôi khi được xem là tập con của kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chú trọng đến việc mua bán trực tuyến (tập trung bên ngoài), trong khi đó kinh doanh điện tử là việc sử dụng Internet và các công nghệ trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả dù có hay không có lợi nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách hàng (tập trung bên trong).

Các hình thức Thương mại điện tử (TMĐT)

Đọc thêm: Truy tố là gì? Cần những thủ tục gì để đề nghị truy tố bị can?

Hiện nay có nhiều tranh cãi về các hình thức tham gia cũng như cách phân chia các loại hình này trong thương mại điện tử. Nếu phân chia theo đối tượng tham gia thì có 3 đối tượng chính bao gồm: Chính phủ (G – Government), Doanh nghiệp (B – Business)Khách hàng (C – Customer hay Consumer). Nếu kết hợp đôi một 3 đối tượng này sẽ có 9 hình thức theo đối tượng tham gia: B2C, B2B, B2G, G2B, G2G, G2C, C2G, C2B, C2C. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp còn có sự tham gia của Nhân viên (Employee – viết tắt là E)

Trong đó, các dạng hình thức chính của thương mại điện tử bao gồm (các hình thức bên dưới bao gồm các mối quan hệ thương mại, ít hoặc không có yếu tố thương mại):

B2C (Business to Consumer/Doanh nghiệp với Khách hàng)

B2C (Business to Consumer/Doanh nghiệp với Khách hàng)
B2C (Business to Consumer/Doanh nghiệp với Khách hàng)

Doanh nghiệp với Khách hàng hay còn gọi là B2C (Business-to-Consumer) là hình thức thương mại điện tử giao dịch giữa công ty và người tiêu dùng (khách hàng). Đây còn gọi là dịch vụ bán lẻ trực tuyến của các công ty qua mạng Internet, thường được thực hiện qua thông qua các chương trình Tiếp thị liên kết.

B2B (Business to Business/Doanh nghiệp với Doanh nghiệp)

B2B (Business to Business/Doanh nghiệp với Doanh nghiệp)
B2B (Business to Business/Doanh nghiệp với Doanh nghiệp)

Doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B tức Business-to-Business) mô tả các giao dịch thương mại giữa các doanh nghiệp, chẳng hạn như giữa các nhà sản xuất với người bán buôn, hoặc giữa một người bán sỉ với người bán lẻ.

B2G (Business to Government/Doanh nghiệp với Chính phủ)

B2G (Business to Government/Doanh nghiệp với Chính phủ)
B2G (Business to Government/Doanh nghiệp với Chính phủ)

Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G) được định nghĩa chung là thương mại giữa công ty và khối hành chính công. Nó bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động khác liên quan tới chính phủ. Hình thái này của thương mại điện tử có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong việc thiết lập thương mại điện tử; thứ hai, người ta cho rằng khu vực này có nhu cầu lớn nhất trong việc biến các hệ thống mua bán trở nên hiệu quả hơn.

Các chính sách mua bán trên web tăng cường tính minh bạch của quá trình mua hàng (và giảm rủi ro của việc không đúng quy cách). Tuy nhiên, tới nay, kích cỡ của thị trường thương mại điện tử B2G như là một thành tố của tổng thương mại điện tử thì không đáng kể, khi mà hệ thống mua bán của chính phủ còn chưa phát triển.

B2E (Business to Employee/Doanh nghiệp với Nhân viên)

Doanh nghiệp với Nhân viên (viết tắt là B2E) là một trong những hình thức thương mại điện tử sử dụng mạng máy tính cho phép doanh nghiệp (công ty, tập đoàn, nhà máy) cung cấp sản phẩm và (hoặc) dịch vụ tới nhân viên trong doanh nghiệp (công ty, tập đoàn, nhà máy). Thông thường, các công ty sẽ dùng mạng B2E để tự động hóa quá trình này.

Các ví dụ về ứng dụng B2E bao gồm:

  • Chính sách quản lý bảo hiểm trực tuyến
  • Thông báo phổ biến doanh nghiệp
  • Cung ứng các yêu cầu trực tuyến
  • Báo cáo các lợi ích dành cho nhân viên

G2B (Government to Business/Chính phủ với Doanh nghiệp)

G2B (Government to Business/Chính phủ với Doanh nghiệp)
G2B (Government to Business/Chính phủ với Doanh nghiệp)

Chính phủ với Doanh nghiệp (viết tắt G2B) là hình thức tương tác trực tuyến không mang tính thương mại giữa chính phủ (địa phương và trung ương) và thành phần doanh nghiệp thương mại. Đây là một trong ba yếu tố chính trong Chính phủ điện tử. Một số hình thức giao dịch điển hình đó là: cung cấp các thông tin về luật, quy chế, chính sách và các dịch vụ hành chính công trực tuyến cho doanh nghiệp chủ yếu thông qua Internet.

G2G (Government to Government/Chính phủ với Chính phủ)

Chính phủ với Chính phủ (viết tắt G2G) là hình thức giao dịch trực tuyến không mang tính thương mại giữa các tổ chức chính phủ, phòng ban và chính quyền với các tổ chức chính phủ, phòng ban và chính quyền khác với nhau. Hình thức này sử dụng nhiều ở nước Anh.

G2C (Government to Citizen/Chính phủ với Công dân)

G2C (Government to Citizen/Chính phủ với Công dân)
G2C (Government to Citizen/Chính phủ với Công dân)

Tìm hiểu thêm: Doanh nghiệp FDI là gì?

Chính phủ với Công dân (viết tắt G2C của từ Government-to-citizen) là mối liên kết thông tin giữa chính phủ và các công dân hoặc cá nhân riêng lẻ. Mô hình này thường xảy ra thông qua các Công nghệ Thông tin Liên lạc (ICT) nhưng cũng bao gồm gửi thư trực tiếp và các chiến dịch truyền thông. G2C có thể xảy ra trong các mức độ như đảng phái, bang và địa phương.

G2E (Government to Employee/Chính phủ với Công chức, viên chức)

G2E (Government to Employee/Chính phủ với Công chức, viên chức)
G2E (Government to Employee/Chính phủ với Công chức, viên chức)

Điều này cũng tương tự như hình thức B2E bên trên.

C2G (Citizen to Government/Công dân với Chính phủ hoặc Consumer to Government/Khách hàng với Chính phủ)

Mô hình này cho phép người tiêu dùng đăng phản hồi hoặc yêu cầu thông tin liên quan đến các lĩnh vực công trực tiếp đến chính quyền hoặc cơ quan chính quyền. Chẳng hạn, khi bạn thanh toán hóa đơn tiền điện qua trang web của chính phủ, thanh toán bảo hiểm y tế, thanh toán thuế, v.v.

C2B (Consumer to Business/Khách hàng với Doanh nghiệp)

Consumer-to-business (C2B) là một mô hình kinh doanh trong đó người tiêu dùng (cá nhân) tạo ra giá trị và doanh nghiệp tiêu thụ giá trị đó. Ví dụ: khi người tiêu dùng viết đánh giá hoặc khi người tiêu dùng đưa ra ý tưởng hữu ích cho phát triển sản phẩm mới thì người tiêu dùng đó đang tạo ra giá trị cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp sử dụng thông tin đầu vào. Các khái niệm ngoại trừ là tìm nguồn cung ứng đám đông và đồng sáng tạo.

Hay ví dụ dễ hiểu nhất là người dùng tạo ra nội dung chất lượng trên ngay chính Video Youtube của họ, và trên đó họ có đề cập đến sản phẩm của công ty cần quảng cáo. Đặc biệt là đối với thị trường âm nhạc. Hiện nay Tiki, Shopee, Sendo… đang làm rất tốt công việc này khi kết hợp với các nghệ sĩ tên tuổi, có sức ảnh hưởng. Từ đó, đưa thương hiệu của mình đến gần công chúng hơn thông qua lượng fan khủng của một nghệ sĩ nào đó.

C2C (Consumer to Consumer/Khách hàng với Khách hàng)

C2C (Consumer to Consumer/Khách hàng với Khách hàng)
C2C (Consumer to Consumer/Khách hàng với Khách hàng)

Khách hàng với Khách hàng hay còn gọi là C2C (viết tắt của Consumer-to-Consumer) là hình thức thương mại điện tử giữa những người tiêu dùng với nhau. Loại hình thương mại điện tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các công ty/doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau. Đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới.

Loại hình thương mại điện tử này tới theo ba dạng:

  • Đấu giá trên một cổng, chẳng hạn như eBay, cho phép đấu giá trên mạng cho những mặt hàng được bán trên web.
  • Hệ thống hai đầu như Napster (một giao thức chia sẻ dữ liệu giữa người dùng sử dụng diễn đàn nói chuyện IRC) và các hình thức trao đổi tập tin và tiền.
  • Quảng cáo phân loại tại một cổng như Excite Classifieds và eWanted (một thị trường mạng trao đổi qua lại nơi người mua và người bán có thể thương thuyết và với đặc thù “người mua hướng tới & muốn quảng cáo”).

Hình thức TMĐT khác

O2O (Online to Offline – Kết hợp Online và Offline)

O2O (Online To Offline) là mô hình kinh doanh bán lẻ kết hợp cả hình thức Online và Offline dựa trên các công nghệ số mà chủ yếu là nền tảng Mobile. Đây là mô hình mà doanh nghiệp sẽ sử dụng các công cụ trực tuyến để tiếp cận và từ đó tác động vào hành vi mua sắm của khách hàng để tăng trưởng doanh thu.

Dựa vào các kênh trực tuyến như mạng xã hội, website hay các ứng dụng khác, doanh nghiệp sẽ tiếp cận và truyền tải những thông điệp có giá trị hấp dẫn đến khách hàng mục tiêu của mình như thông tin về sản phẩm, chương trình khuyến mại hay sự kiện giảm giá… Các thông điệp này sẽ thúc đẩy động cơ mua hàng và khách hàng sẽ có xu hướng đi đến của hàng Offline và tiến hành mua sản phẩm.

Có thể nói O2O là một giải pháp hoàn hảo dựa trên thực tế thói quen tiêu dùng của khách hàng và kết hợp hiệu quả các kênh bán hàng để đem lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp.

Các loại hình thương mại điện tử khác

Bên trên là một số thông tin liên quan đến Thương mại điện tử và một số hình thức TMĐT!

Tìm hiểu thêm: FDI Là Gì? Khái Niệm & Đặc Điểm Của Doanh Nghiệp FDI

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !