Đơn xin xác nhận thành viên trong hộ gia đình được Hoatieu.vn sưu tầm và giới thiệu dùng để xác nhận danh sách thành viên trong gia đình đứng tên trên Giấy Chứng Nhận Quyền Sử Dụng Đất. Mẫu đơn này thường được dùng khi cần làm các thủ tục hành chính như thế chấp sổ đỏ, xác nhận nhân khẩu… Mời các bạn tham khảo.
Đơn xin xác nhận thành viên trong hộ gia đình là mẫu được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày để xác nhận thông tin của các thành viên, xác nhận thừa kế quyền sử dụng đất… Mẫu gồm các nội dung như: thông tin của từng thành viên, tên, năm sinh, số chứng minh và địa chỉ thường trú, lý do xin xác nhận thành viên trong hộ gia đình. Mẫu đơn xin xác nhận này được soạn thảo khá dễ dàng các bạn có thể tham khảo và ứng dụng nhanh chóng ngay khi cần thiết giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
Xem thêm: đơn xin xác nhận thành viên trong hộ gia đình
- Bản khai nhân khẩu hộ khẩu – mẫu HK01
- Phiếu xác minh hộ khẩu, nhân khẩu – Mẫu HK03
1. Hộ gia đình là gì
Dưới góc độ xã hội học, gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, trong đó gồm những người có quan hệ ruột thịt hoặc cùng chung sống. Có thể hiểu gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức tổ chức xã hội quan trọng nhất của cá nhân dựa trên hôn nhân tức là quan hệ vợ chồng và các quan hệ huyết thống, giữa cha và mẹ với con mình đẻ ra, với con được nhận theo thủ tục nuôi con nuôi, giữa anh chị em và người thân thuộc khác cùng chung sống và có kinh tế chung.
Dưới góc độ pháp lý, gia đình được hiểu là:
2. Mẫu giấy xác nhận thành viên trong hộ gia đình
3. Cách xác định thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất như thế nào?
Tham khảo thêm: Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử
Hiện nay, việc xác định các thành viên hộ gia đình có quyền sử dụng đất “thường” được thẩm phán, ngân hàng, công chứng viên… xem xét thông qua việc các thành viên có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm giao đất, công nhận quyền sử dụng đất hoặc thời điểm cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng dất… Tuy nhiên, theo quy định của Luật Đất đai 2013, BLDS năm 2015, Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có quy định cụ thể: Tại Khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 giải thích hộ gia đình sử dụng đất như sau: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.
Như vậy, thành viên “hộ gia đình sử dụng đất” sử dụng đất cần có yếu tố sau:
- Những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình;
- Đang sống chung;
- Có QSDĐ chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ; nhận chuyển QSDĐ.
Do đó, khi giải quyết các vụ án dân sự mà cần xác định thành viên của hộ gia đình có QSDĐ, theo tôi, Tòa án cần lưu ý các vấn đề như:
+ Việc xác định ai là thành viên hộ gia đình về nguyên tắc phải căn cứ vào hồ sơ cấp GCN QSDĐ
+ Thời điểm để xác định hộ gia đình có bao nhiêu thành viên có QSDĐ là thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ; nhận chuyển nhượng QSDĐ.
Vì vậy, Tòa án cần phải yêu cầu đương sự cung cấp các loại giấy tờ sau để chứng minh như:
Đọc thêm: Mẫu đơn tố cáo xúc phạm danh dự nhân phẩm
(1) GCN QSDĐ cấp cho hộ gia đình;
(2) Quyết định được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, từ đó có thể xác định đất được Nhà nước giao cho cá nhân hay hộ gia đình
+ Ngoài những người là thành viên hộ gia đình có QSDĐ, Tòa án phải đưa người đang trực tiếp quản lý, sử dụng đất của hộ gia đình, người có công sức đóng góp làm tăng giá trị QSDĐ hoặc tài sản trên đất tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
+ Ngoài ra, cần lưu ý về Sổ hộ khẩu, vì Sổ hộ khẩu là loại giấy tờ để quản lý về nơi cư trú nên nó chỉ có khả năng xác định nơi thường trú hợp pháp của công dân (khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú 2006).
Vì vậy cần phải xem xét theo từng trường hợp cụ thể; Nơi thường trú thì không được suy luận một cách đương nhiên là công dân đang chung sống với nhau, cùng nhau sản xuất kinh tế mà phải nhận thức “đang chung sống” tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ; nhận chuyển nhượng QSDĐ là điều kiện cơ bản để xem xét tư cách tham gia góp ý kiến của người này đối với giao dịch do chủ hộ trực tiếp xác lập.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.
Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin xác nhận quyền thừa kế