logo-dich-vu-luattq

đơn xin xác nhận của ubnd xã

Mẫu đơn xin xác nhận cư trú tại xã đặc biệt khó khăn là mẫu đơn được cá nhân học sinh, sinh viên lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin được đề nghị xác nhận cư trú tại thôn, xã đặc biệt khó khăn. Mẫu đơn đề nghị nêu rõ thông tin của người làm đơn, thông xin nơi cư trú… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu đơn xin xác nhận cư trú tại xã đặc biệt khó khăn tại đây.

  • Mẫu đơn xin xác nhận thành viên trong hộ gia đình
  • Đơn xin xác nhận tạm trú
  • Đơn xin xác nhận hộ khẩu

1. Đơn xin xác nhận cư trú tại xã đặc biệt khó khăn là gì?

Hiện nay trên cả nước vẫn còn ghi nhiều nhiều địa phương chủ yếu ở khu vực dân tộc ít người sinh sống có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, vì vậy, có nhiều chính sách của Nhà nước được ban hành nhằm mục đích hỗ trợ người dân ở khu vực này.

Xem thêm: đơn xin xác nhận của ubnd xã

Đơn xin xác nhận cư trú tại xã đặc biệt khó khăn là mẫu đơn được soạn thảo bởi cá nhân có hộ khẩu thường trú tại xã có điều kiện đặc biệt khó khăn gửi đến chính quyền địa phương để xin xác nhận.

Đơn xin xác nhận cư trú tại xã đặc biệt khó khăn là một trong những căn cứ quan trọng để chính quyền địa phương và xác định cá nhân, hộ gia đình đó có thuộc diện được hưởng trợ cấp, hỗ trợ của Nhà nước hay không.

2. Mẫu đơn xin xác nhận cư trú tại xã đặc biệt khó khăn

Mẫu đơn xin xác nhận cư trú tại xã đặc biệt khó khăn

3. Thủ tục đề nghị hỗ trợ đối với học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở đang học tại các trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn, hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị hỗ trợ
  • Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã).

Tham khảo thêm: Giấy xác nhận làm việc tại công ty gồm những nội dung gì?

Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số, hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị hỗ trợ
  • Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã).

Đối với học sinh trung học phổ thông là người dân tộc Kinh, hồ sơ gồm:

  • Đơn đề nghị hỗ trợ
  • Sổ hộ khẩu (bản sao có mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực từ bản chính; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận của Trưởng Công an xã);
  • Giấy tờ chứng minh là hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc xác nhận cho đối tượng.

Đối với trường phổ thông dân tộc bán trú, hồ sơ gồm:

  • Dự toán đề nghị hỗ trợ kinh phí và hỗ trợ gạo;
  • Danh sách học sinh bán trú đang học tại trường được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt;
  • Danh sách học sinh bán trú phải tự lo chỗ ở.

Đối với trường phổ thông có tổ chức nấu ăn tập trung cho học sinh là đối tượng hưởng chính sách theo quy định tại Nghị định này, hồ sơ gồm:

  • Dự toán đề nghị hỗ trợ kinh phí và hỗ trợ gạo;
  • Danh sách học sinh bán trú thuộc diện được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này ăn, ở bán trú tại trường;

c) Danh sách học sinh bán trú phải tự lo chỗ ở.

Bước 2: Xét duyệt hưởng chính sách hỗ trợ

– Vào thời Điểm học sinh đầu cấp làm thủ tục nhập học, nhà trường có học sinh theo học thuộc diện hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi, hướng dẫn cho bố, mẹ (hoặc người giám hộ hợp pháp) và học sinh thuộc đối tượng được hưởng chính sách chuẩn bị hồ sơ

Tìm hiểu thêm: Đơn xin và mẫu giấy (thư) xác nhận thu nhập cá nhân mới nhất năm 2022

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết thông báo, gia đình hoặc học sinh nộp hồ sơ cho nhà trường. Mỗi đối tượng nộp 01 bộ hồ sơ cho 01 lần đầu khi đề nghị xét, cấp trong cùng một trường, riêng trường hợp thuộc hộ nghèo phải nộp bổ sung giấy tờ chứng minh là hộ nghèo theo từng năm học;

– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, nhà trường có trách nhiệm xét duyệt và lập hồ sơ theo quy định tại Khoản 4 hoặc Khoản 5 Điều 6 của Nghị định này gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo đối với các trường tiểu học và trung học cơ sở; gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo đối với các trường trung học phổ thông.

Bước 3: Ra quyết định hưởng chính sách hỗ trợ

– Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị hỗ trợ của các nhà trường, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

– Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ khi nhận hồ sơ trình của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh xem xét, ban hành Quyết định phê duyệt;

– Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo gửi kết quả phê duyệt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ để các trường thông báo công khai và tổ chức triển khai thực hiện.

Trên đây là thủ tục đề nghị hỗ trợ đối với học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn. Việc triển khai xét và ra quyết định hỗ trợ đối với các trường hợp học sinh cư trú tại xã, thôn đặc biệt khó khăn phải đảm bảo diễn ra đúng quy trình, đảm bảo quyền lợi cho học sinh, sinh viên. Nhà trường có trách nhiệm giải quyết khiếu nại về kết quả xét duyệt học sinh được hưởng chính sách hỗ trợ (nếu có) trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi công bố kết quả nếu thấy có sự sai sót của kết quả.

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục thủ tục hành chính trong mục biểu mẫu nhé.

Tham khảo thêm: Đơn xin chuyển khẩu

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !