Tại Việt Nam, sổ hộ khẩu là hình thức quản lý nhân khẩu trong các hộ gia đình. Đây là công cụ và thủ tục hành chính giúp nhà nước quản lí việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam. Mỗi sổ hộ khẩu đều có người chủ hộ. Trường hợp phát sinh sự kiện làm chủ hộ không còn có tên trong sổ hộ khẩu nữa thì phải làm đơn xin thay đổi chủ hộ. Mời bạn xem trước và tải xuống mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu tại bài viết dưới đây của Luật sư X. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn.
Căn cứ pháp lý
Xem thêm: đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu
Luật Cư trú năm 2020
Nội dung chính
Đơn xin thay đổi chủ hộ là gì?
Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Trong đó, các thành viên cùng hộ khẩu sẽ thỏa thuận và cử ra một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ.
Đọc thêm: Don dang ky bien dong mau 09 dk
Theo khoản 1 Điều 29 Luật cư trú: “Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.”
Đơn xin thay đổi chủ hộ là một giấy tờ quan trọng khi tiến hành thay đổi chủ hộ, là văn bản do người làm đơn lập ra nhằm đề nghị cơ quan nhà nước xác nhận và thực hiện các thủ tục liên quan đến thay đổi chủ hộ.
Mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu
Tuy pháp luật không có quy định cụ thể về mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu, nhưng cũng như các mẫu đơn khác khi tiến hành các thủ tục liên quan đến hộ tịch, trong đơn xin thay đổi chủ hộ cần đảm bảo các nội dung sau đây:
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề thay đổi chủ hộ trong sổ hộ khẩu.
- Thông tin cá nhân của người yêu cầu thay đổi chủ hộ khẩu: Đối với vấn đề này, người có yêu cầu cần cung cấp thông tin họ và tên, ngày tháng năm sinh, dân tộc, quốc tịch, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại, số điện thoại liên hệ, quan hệ với chủ hộ,…
- Cung cấp thông tin về việc thay đổi chủ hộ khẩu: hiện tại ai đang là chủ hộ, lý do, căn cứ cho yêu cầu thay đổi chủ hộ trong hộ khẩu, ý kiến của các thành viên.
Ngoài những nội dung nêu trên, người viết đơn hoàn toàn có thể cung cấp thêm các thông tin khác nhằm nêu rõ nhu cầu thay đổi chủ hộ trong hộ khẩu của gia đình. Tuy nhiên khi tiến hành viết đơn này, người dân cũng cần chú ý cung cấp các nội dung cơ bản đã nêu để đảm bảo các thông tin cần thiết cho yêu cầu thay đổi chủ hộ khẩu theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu
Thông tin cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi chủ hộ.
Đọc thêm: Mất bằng lái xe a1 không còn hồ sơ gốc
Tại mục “Kính gửi”, người thực hiện thủ tục thay đổi chủ hộ khẩu điền tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục thay đổi chủ hộ trong sổ hộ khẩu. Ví dụ “Kính gửi: Công an quận Đống Đa, thành phố Hà Nội”
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu thay đổi chủ hộ khẩu và cấp lại sổ hộ khẩu gia đình theo quy định được xác định như sau:
- Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì hồ sơ được nộp tại Công an huyện, quận, thị xã
- Đối với tỉnh thì tiến hành nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thông tin người yêu cầu thay đổi chủ hộ.
- Mục “Họ, chữ đệm và tên người yêu cầu“: Tại mục này, họ và tên được ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu.
- Mục thông tin về “Ngày, tháng, năm sinh“: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh; 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02; 04 chữ số cho năm sinh.
- Mục “Giới tính”: Nếu giới tính nam thì ghi là Nam, nếu giới tính nữ thì ghi là Nữ.
- Mục “Dân tộc“, “Quốc tịch“: Ghi theo giấy khai sinh, nếu không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Mục “Chứng minh nhân dân” hoặc “Căn cước công dân“: Ghi đầy đủ số chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân của người đưa ra yêu cầu.
- Về “Hộ khẩu thường trú“: ghi theo thông tin trong sổ hộ khẩu của người yêu cầu.
Thông tin về việc thay đổi chủ hộ
- Tại mục “Họ, chữ đệm, tên chủ hộ“: người yêu cầu thay đổi chủ hộ cung cấp thông tin chủ hộ trong sổ hộ khẩu hiện tại là ai, ghi rõ đầy đủ họ tên, đủ dấu.
- Các mục “Ngày, tháng, năm sinh“, “giới tính“, “dân tộc“, “quốc tịch“, “CMND“: Ghi tương tự như cách ghi thông tin của người yêu cầu thay đổi chủ hộ khẩu.
- Tại mục “Căn cứ thay đổi chủ hộ“: Tại mục này, người có yêu cầu trình bày rõ lí do, căn cứ vì sao lại yêu cầu thay đổi chủ hộ khẩu. Lý do thay đổi chủ hộ có thể là do chủ hộ đã mất, bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không còn đủ sức khỏe,… Đây là mục rất quan trọng trong mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu, sẽ quyết định đến việc có đủ căn cứ để tiến hành thủ tục thay đổi chủ hộ trong sổ hộ khẩu hay không nên người làm đơn cần chú ý trình bày cụ thể lý do vì sao lại yêu cầu thay đổi chủ hộ khẩu.
- Ý kiến của các thành viên trong sổ hộ khẩu
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Số điện thoại đường dây nóng bạo hành gia đình
- Phải đổi hộ chiếu trước khi hết hạn bao lâu?
- Làm lại hộ chiếu mất bao nhiêu tiền?
- Thủ tục xin cấp lại giấy chứng tử năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Mẫu đơn xin thay đổi chủ hộ khẩu mới năm 2022″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, cách soạn thảo công văn tạm ngừng kinh doanh, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0967 370 488 .
Tham khảo thêm: Xác nhận làm việc tại công ty
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux