Nội dung đơn xin bảo lãnh cho bị can đang bị tạm giữ được áp dụng biện pháp tại ngoại bao gồm các nội dung và thông tin đề nghị bảo lãnh như dưới đây. Hoatieu.vn xin giới thiệu để các bạn tham khảo Mẫu đơn xin bảo lãnh cho bị can tại ngoại.
- Giấy cam kết bảo lãnh nhân sự
- Hợp đồng cấp bảo lãnh hạn mức
- Mẫu bảo lãnh tiền tạm ứng
Nội dung chính
1. Điều kiện bảo lãnh tại ngoại
Bị can muốn được bảo lĩnh phải được Cơ quan điều tra, Tòa án hoặc Viện kiểm sát ra quyết định đồng ý cho họ được bảo lĩnh dựa trên yêu cầu của nhân thân. Căn cứ để ra quyết định cho phép bảo lãnh dựa vào các tiêu chí như sau:
Xem thêm: đơn xin tại ngoại
– Tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội:
Cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền ra quyết định bảo lĩnh căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi để phân ra các loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Luật không quy định cụ thể phạm tội ở mức độ nào thì sẽ được bảo lĩnh tại ngoại, tuy nhiên trên thực tế việc biện pháp bảo lĩnh thường chỉ được áp dụng đối với bị can, bị cáo phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng và có một số trường hợp mức độ nguy hiểm cho xã hội là ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng nhưng trong một số tội như liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia; an toàn, trật tự xã hội,… cơ quan tiến hành tố tụng cũng không đồng ý bảo lĩnh.
– Nhân thân của người bảo lĩnh:
Các bị can, bị cáo muốn được bảo lĩnh tại ngoại thì thân nhân, người đứng ra bảo lĩnh phải đảm bảo các điều kiện được quy định như sau:
+ Về độ tuổi: Là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi hình sự đầy đủ.
+ Có nhân thân tốt: Nhân thân được thể hiện trong lý lịch cá nhân và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan. Nhân thân tốt ở đây có thể là có công việc ổn định lâu dài; trước đây chưa từng bị xử phạt vi phạm hành chính; không phải là đối tượng thường gây rối mất trật tự tại địa phương; có thành tích được ghi nhận trong đời sống và công việc;…
+ Ý thức pháp luật: Người bảo lĩnh phải là người có ý thức chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh;
+ Thu nhập: Người bảo lĩnh phải có nguồn thu nhập ổn định;
+ Các điều kiện khác: Phải đảm bảo các điều kiện về việc quản lý bị can, bị cáo trong qúa trình bảo lĩnh.
Đối với cá nhân đứng ra bảo lĩnh cho người khác mà là người thân tích của bị can, bị cáo thì phải có hai người bảo lĩnh trở lên.
Tổ chức, cơ quan cũng có thể đứng ra bảo lĩnh cho người thuộc cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của mình.
2. Hồ sơ bảo lãnh tại ngoại
Đọc thêm: Mẫu biên bản hòa giải thành và hướng dẫn soạn thảo biên bản hòa giải
Người thực hiện thủ tục bảo lĩnh chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
– Giấy cam đoan của người bảo lĩnh:
Trong trường hợp cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh cho người thuộc đơn vị của mình thì giấy cam đoan phải có nội dung xác nhận của người đứng đầu cơ quan, đơn vị đó.
– Giấy cam đoan của bị can, bị cáo:
Giấy cam đoan của bị can, bị cáo phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ như sau:
+ Cam đoan không tiếp tục phạm tội hoặc không bỏ trốn khỏi nơi cư trú;
+ Cam đoan có mặt đúng thời gian, địa điểm theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng. Tuy nhiên có thể vắng mặt nếu có lý do chính đáng hoặc do nguyên nhâ, trở ngại khách quan;
+ Cam đoan không thực hiện các hành vi sau đây: Không được trả thù, đe dọa hay khống chế những người làm chứng, người bị hại, người tố giác tội phạm và những người thân thích của những người đó. Không được xúi giục, mua chuộc hay khống chế người khác khai báo thông tin gian dối, cung cấp những tài liệu hoặc bằng chứng sai sự thật khách quan và cam kết không tiêu hủy chứng cứ, làm giả chứng cứ, tài liệu vụ án, tẩu tán các tài sản liên quan đến vụ án này.
3. Mẫu đơn xin bảo lãnh cho bị can tại ngoại
Nội dung cơ bản của mẫu đơn xin bảo lãnh cho bị can tại ngoại như sau:
–
4. Các câu hỏi về bảo lãnh tại ngoại
Bảo lãnh tại ngoại là một thỏa thuận để bạn tham dự Tòa án vào một thời gian nhất định. Trong thực tế, nhận được bảo lãnh có nghĩa rằng bạn không bị giám hộ (tức là không ở tù hoặc ở đồn cảnh sát) theo những điều kiện nhất định, bao gồm điều kiện là bạn sẽ có mặt tại tòa án vào ngày hầu tòa tiếp theo.
Tôi có thể được tại ngoại hay không?
Các yếu tố để xác định có hay không được cấp bảo lãnh tại ngoại bao gồm khả năng là bạn sẽ xuất hiện trong phiên tòa vào một ngày nhất định, khả năng rằng bạn sẽ không có hành vi phạm tội nào nữa trong khi tại ngoại và tuân thủ cam kết bảo lãnh tại ngoại của bạn.
Tham khảo thêm: Mẫu Đơn đề nghị xác nhận, thanh toán, hỗ trợ, cấp trên
TÒA ÁN THỬ CẤP BẢO LÃNH TẠI NGOẠI
Một yếu tố quan trọng khác là loại tội mà bạn bị cáo buộc. Đối với một số hành vi phạm tội, có một giả định về bảo lãnh tại ngoại, ví dụ như sở hữu một lượng nhỏ ma túy, trộm cắp, hành hung, gian lận, vv.
Một hành vi phạm tội có thể rõ ràng đối với người xứng đáng được bảo lãnh tại ngoại, có thể bị tòa án thấy như là một hành vi phạm tội khiến cho bị từ chối bảo lãnh bởi vì nó phù hợp với một loại tội phạm phải được đương đơn thử nghiệm cụ thể. Giả định sẽ xác định bên nào, bên bào chữa (bạn) hoặc bên công tố phải tích cực thuyết phục thẩm phán để hỗ trợ cho việc cấp hoặc từ chối bảo lãnh tại ngoại.
Những điều kiện nào khi được cấp bảo lãnh tại ngoại?
Ngoài việc phải hầu tòa, một loạt các điều kiện có thể được đặt ra về việc tại ngoại của bạn. điều kiện chẳng hạn như báo cáo cho một đồn cảnh sát nào đó một cách thường xuyên và / hoặc sống tại một địa điểm nhất định (ví dụ như nơi của cha mẹ của bạni) và / hoặc không rời khỏi nhà của bạn vao những khoản thời gian nhất định trong ngày (giờ giới nghiêm), không tiếp cận hoặc liên kết với một số người (ví dụ như một đối tác bị cáo buộc tội phạm) hoặc tiếp cận những nơi nhất định.
Ngoài ra nếu bạn được cấp bảo lãnh tại ngoại và tòa án xác định rằng khoản bảo lãnh cần phải được nộp bởi gia đình hoặc bạn bè của bạn cần phải đặt tiền hoặc quyền lợi đối với bất động sản tương đương với số tiền theo yêu cầu của tòa án.
NẾU TÔI KHÔNG TUÂN THỦ ĐIỀU KIỆN BẢO LÃNH TẠI NGOẠI CỦA TÔI THÌ SAO?
Nếu bạn vi phạm bất kỳ điều kiện bảo lãnh nào của bạn, mà không có một lý do hợp lý, bạn có thể bị bắt và đưa vào tù, sau đó bạn sẽ được đưa ra trước tòa án và bảo lãnh của bạn có thể bị thu hồi. Nếu điều đó xảy ra rất có khả năng bạn sẽ không nhận được bảo lãnh tại ngoại một lần nữa.
Nếu tôi bị từ chối bảo lãnh tại ngoại thì sao?
Trong những Toà án Sơ thẩm, bạn có thể nộp nhiều đơn xin bảo lãnh tại ngoại theo bạn muốn, miễn là bạn có các sự kiện và hoàn cảnh mới hỗ trợ cho đơn xin của bạn, điều này là không dễ dàng để chứng minh. Vì vậy, quan trọng là phải có được nó ngay lần đầu tiên!
Nếu bạn vẫn không thành công, bạn được quyền nộp đơn xin bảo lãnh tại ngoại cho tòa án tối cao mà không cần hiển thị các sự kiện và hoàn cảnh mới.
Làm sao tôi có thể nhận lại tiền bảo lãnh tại ngoại/ tài sản của tôi?
Sau khi vấn đề của bạn được hoàn tất, bạn (và / hoặc người bảo lãnh của bạn) được phép xin hoàn lại tiền bảo lãnh của bạn, miễn là bạn xuất hiện tại Tòa án ở tất cả các dịp. Ngoài ra, nếu bạn muốn xin hoàn lại tiền bảo lãnh của bạn trước khi kết thúc vụ án, bạn có thể làm như vậy ở phiên tòa công khai nhưng rất có khả năng là người được bạn bảo lãnh – sẽ bị đưa vào tù cho đến khi tìm thấy một người bảo lãnh mới.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục khiếu nại tố cáo trong mục biểu mẫu nhé.
Tìm hiểu thêm: Trả hồ sơ điều tra bổ sung