Kinh tế thị trường ngày càng phát triển và nhu cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng ngày càng được chú trọng, đặc biệt là việc nâng cấp và sửa chữa nhà ở. Nhưng đối với nhiều người, các quá trình pháp lý và thủ tục là một điều gì đó rất mới mẻ và phức tạp. Với nhiều năm kinh nghiệm thi công cải tạo sửa chữa nhà ở, Xây Dựng Đức Thảo xin chia sẻ cho các bạn cách làm mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà cấp 4chính xác nhất. Cùng tham khảo nhé!
Nội dung chính
- 1 Sự cần thiết của đơn xin cấp phép sửa chữa nhà cấp 4
- 2 Cách làm mẫu đơn xin sửa chữa nhà viết tay
- 3 Mẫu đơn xin cấp phép sửa chữa nhà cấp 4 in sẵn mới nhất
- 4 Hướng dẫn quy trình, thủ tục làm đơn xin sửa chữa nhà cấp 4
- 5 Lưu ý khi làm đơn xin phép sửa chữa nhà
- 6 Trường hợp nào cần làm đơn xin sửa nhà cấp 4
- 7 Quy mô sửa chữa như thế nào thì cần xin phép
- 7.1 Thay đổi kết cấu chịu lực khi sửa chữa
- 7.2 Không cần phải thay đổi kết cấu chịu lực
- 7.3 Việc làm đơn xin sửa chữa nhà cấp 4 để được cấp giấy phép xây dựng cũng không phải là công việc quá khó khăn. Tuy nhiên, để chắc chắn rằng mọi việc diễn ra suôn sẻ thì bạn nên tìm kiếm một đơn vị thi công. Họ không chỉ tư vấn thiết kế sửa chữa, mà còn đảm bảo tất cả các thủ tục hồ sơ pháp lý có liên quan. Tránh mọi rủi ro như nộp phạt, hay bị phá dỡ công trình khi có cơ quan chức năng đến điều tra.
Sự cần thiết của đơn xin cấp phép sửa chữa nhà cấp 4
Trước khi bắt đầu quá trình sửa chữa, cải tạo lại nhà cấp 4 điều quan trọng trước tiên mà chủ nhà phải làm là xin giấy phép sửa nhà tại các cơ quan có thẩm quyền ở nơi cư trú. Vì sửa nhà cho mình nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến những ngôi nhà kề bên. Đặc biệt là ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi bẩn và vấn đề an ninh.
Xem thêm: đơn xin sửa chữa nhà cấp 4
Trong một số trường hợp, gia chủ cần phải làm đơn xin sửa chữa nhà cấp 4 để tránh rủi ro. Bởi khi đang thi công dở, tiền đã chi, nhưng không được hoàn thành vì cơ quan chức năng đi kiểm tra đột xuất. Hay khi công trình đã hoàn thành mà đơn vị cán bộ phát hiện đã có thay đổi thì sẽ bị phạt tiền. Không thể trao đổi nộp phạt thì mức nặng hơn sẽ là phá dỡ công trình. Để tránh xảy ra rủi ro không đáng có, tốt nhất gia chủ nên hoàn tất các thủ tục đơn từ rồi tiến hành sửa chữa.
Cách làm mẫu đơn xin sửa chữa nhà viết tay
Để có một mẫu đơn xin sửa nhà viết tay một cách đúng chuẩn và hoàn hảo, trong đơn cần có các nội dung sau đây:
Nơi tiếp nhận và thụ lý đơn xin phép sửa nhà
- Kính gửi: UBND huyện, quận, thị xã nơi có nhà cần cải tạo,sửa chữa.
Đây là yếu tố bắt buộc của bất kì một đơn vị thi công nào. Phải ghi rõ ràng và chính xác nhất là cơ quan chức tiếp nhận và thụ lý đơn xin phép của bạn.
Thông tin của chủ hộ
Hộ gia đình hoặc cá nhân có yêu cầu được cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở, sửa chữa nhà cấp 4, hoặc sửa chữa nhà chung cư cần đầy đủ nội dung sau:
- Thông tin cá nhân của người làm đơn (chủ hộ) như: tên, tuổi, số CMND
- Địa chỉ liên hệ của người làm đơn
- Số điện thoại, hay phương thức liên hệ khác
Thông tin của ngôi nhà
Vì là mẫu đơn viết tay nên đây là một phần quan trọng, rất dễ sai sót
Các bạn cần ghi đầy đủ các thông tin sau để người tiếp nhận đơn có thể biết được thông tin chính xác nhất về ngôi nhà bạn muốn sửa chữa.
- Địa điểm nhà cần cải tạo: …
– Số nhà: …
– Đường: …
– Xã: …
– Huyện (quận, thị xã): …
– Tỉnh (thành phố): …
- Lô đất số: (Ghi chính xác thông tin trong sổ đỏ của căn nhà mình cần sửa chữa)
- Diện tích: Cần ghi đúng các thông tin về số đo diện tích có trong giấy phép xây dựng.
Những thay đổi cần được cấp phép, cải tạo
- Loại nhà: …
- Cấp công trình: …
- Diện tích xây dựng tầng trệt: ghi rõ ràng và chính sách diện tích của tầng trệt đúng với số liệu trong giấy phép xây dựng. Nếu nhà không có giấy phép thì ghi đúng với diện tích thực tế.
- Tổng diện tích sàn: ghi chính xác các số đo diện tích sàn các tầng bao gồm tầng trên mặt đất, tầng lửng, ban công theo đúng với giấy phép xây dựng.
– Diện tích tầng hầm: … m2
– Diện tích tầng 1: … m2
– Diện tích tầng 2: … m2
– Diện tích tầng 3: … m2
– Diện tích tầng lửng hoặc ban công (nếu có): … m2
- Chiều cao của nhà: … m ( tính từ tầng thấp nhất đến tầng cao nhất của căn nhà).
– Diện tích tầng hầm: … m
– Diện tích tầng 1: … m
– Diện tích tầng 2: … m
– Diện tích tầng 3: … m
- Số tầng: Tổng số lượng các tầng của căn nhà cần sửa chữa: tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, ban công.
Thời gian hoàn thành quá trình sửa chữa
- Thời gian hoàn thành sửa chữa: ghi rõ thời gian sẽ hoàn thành quá trình sửa chữa.
Đọc thêm: đơn xin trích lục bản đồ địa chính
Cam kết: Đưa ra cam kết các giấy tờ, số liệu được trình báo đều đúng sự thật. Ngoài ra, trong quá trình sửa chữa phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật về an toàn lao động cũng như các yếu tố kỹ thuật.
Mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà cấp 4 viết tay
Mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà cấp 4 viết tay
Mẫu đơn xin cấp phép sửa chữa nhà cấp 4 in sẵn mới nhất
Ngoài mẫu đơn xin phép sửa chữa nhà cấp 4 viết tay thì mẫu đơn in sẵn cũng được sử dụng khá phổ biến trong xây dựng và thi công cải tạo, nâng cấp nhà ở. Đây cũng là mẫu đơn giúp tiết kiệm thời gian, độ chính xác và mang tính thẫm mỹ cao.
Mẫu đơn xin cấp phép sửa chữa nhà cấp 4 in sẵn
Tìm hiểu thêm: Mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm
Hướng dẫn quy trình, thủ tục làm đơn xin sửa chữa nhà cấp 4
Quy trình làm đơn xin sửa chữa nhà ở gồm 4 bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để xin phép được cải tạo, sửa chữa nhà cấp 4 theo đúng quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin sửa chữa, cải tạo nhà ở tại cơ quan có thẩm quyền là UBND Quận/Huyện ở nơi cư trú có nhà cần sửa. Nếu hồ sơ hợp lệ, bên cấp phép hẹn bạn để làm thủ tục giao trả hồ sơ. Còn nếu hồ sơ chưa hợp lệ, thì hồ sơ được trả về và làm lại theo yêu cầu.
Bước 3: Sau khi hồ sơ được thông qua và có thông báo của UBND. Lúc này, các bạn phải đóng lệ phí và nộp lại biên nhận cho cơ quan chức năng.
Bước 4: Nhận được giấy xin phép sửa chữa nhà đã được đóng dấu đỏ của UBND.
Xem thêm: Dịch vụ sửa chữa nhà phố uy tín, giá rẻ tại TPHCM
Lưu ý khi làm đơn xin phép sửa chữa nhà
Dù bạn có làm đơn xin sửa chữa nhà cấp 4, hay nâng tầng biệt thự thì đều phải tuân thủ đúng những nguyên tắc vừa được ghi rõ ở trên.
Ngoài bố cục trình bày đã được Đức Thảo giới thiệu, các bạn phải ghi rõ ràng và chính xác các thông tin, tuyệt đối không được sai sót vì rất khó điều chỉnh sau khi 2 bên đã hoàn tất ký xác nhận.
Ngoài ra, bạn cần phải gửi kèm theo các giấy tờ để chứng thực các số liệu đã liệt cơ ra trong đơn. Các giấy tờ kèm theo bao gồm:
+ Các bản vẽ hiện trạng, hạng mục nhà sẽ được cải tạo
+ Các giấy tờ về quyền sử dụng đất như Sổ đỏ photo và đã được công chứng
Trường hợp nào cần làm đơn xin sửa nhà cấp 4
Gia chủ nên dành ra một chút thời gian để tìm hiểu và xác định xem nhà mình chuẩn bị sửa nằm trong trường hợp nào. Liệu có phải làm đơn xin sửa chữa nhà cấp 4 hay không? Các trường hợp cụ thể như sau:
Nhà cấp 4 nằm tại khu vực nông thôn
Trong luật xây dựng năm 2014, cụ thể tại điểm k, khoản 2 điều 89 có quy định, các trường hợp nhà cấp 4 nằm tại khu vực nông thôn như sau:
Bạn sẽ được miễn làm đơn xin sửa chữa nhà, cụ thể là giấy xin phép sửa chữa, cải tạo nhà ở trong xây dựng khi nhà bạn không nằm trong phạm vi quy hoạch chi tiết xây dựng của thành phố, địa bàn nơi bạn sống; không nằm trong quy hoạch đô thị. Và đồng thời không nằm tại vị trí khu bảo tồn, khu di tích của nhà nước,…
Ngược lại, bạn bắt buộc phải làm đơn xin sửa chữa nhà, cụ thể là giấy xin phép sửa chữa, cải tạo nhà ở trong xây dựng trong trường hợp nhà bạn đang nằm trong phạm vi quy hoạch chi tiết xây dựng của thành phố, địa bàn nơi bạn sống; nằm trong quy hoạch đô thị. Và đồng thời nằm tại vị trí khu bảo tồn, khu di tích của nhà nước,… Bạn phải có sự đồng ý từ các cấp, có các ngành, đặc biệt là giấy xác nhận cấp quyền xây dựng đến từ cơ quan có thẩm quyền.
Nhà cấp 4 nằm tại khu vực thành thị
Tìm hiểu thêm: Thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu
Cũng trong luật xây dựng năm 2014, cụ thể tại điểm k, khoản 2 điều 89 có quy định, các trường hợp nhà cấp 4 nằm tại khu vực đô thị như sau:
Bạn sẽ được miễn giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà ở, nhà cấp 4 khi nhà bạn nằm ngoài ranh giới và không tiếp giáp với đường đô thị (đường có yêu cầu về quản lý kiến trúc).
Ngược lại, bạn sẽ phải hoàn thành giấy phép xây dựng, đơn xin sửa chữa nhà cấp 4 khi nhà bạn nằm tiếp giáp với đường đô thị (đường có yêu cầu về quản lý kiến trúc đô thị). Sau khi được sự đồng ý và cấp phép từ cơ quan chức năng có thẩm quyền, thì mới được tiến hành xây dựng và sửa chữa nhà cửa.
Quy mô sửa chữa như thế nào thì cần xin phép
Trường hợp những ngôi nhà chỉ sửa sang hay thêm thắt một vài chi tiết nhỏ, không quá đáng kể thì bạn không phải làm đơn xin sửa chữa nhà cấp 4. Ngược lại, thì cần xin phép là những trường hợp sau đây:
Thay đổi kết cấu chịu lực khi sửa chữa
Đây là một trường hợp mà ngôi nhà của bạn sẽ bị tác động đến hệ thống khung sườn. Cụ thể như việc:
– Đập, phá, thay thế cầu thang hoặc xây thêm cầu thang.
– Làm thêm trụ bên trong nhà.
– Nâng tầng nhà.
– Trường hợp nhà bị nghiêng hay nứt sàn, nứt sàn do tác động của nền móng, cần cải tạo và gia cố móng nhà.
Nếu gia chủ đang có ý định sửa chữa theo kiểu mà chúng tôi vừa nêu trên thì gia chủ cần phải làm đơn xin sửa chữa nhà cấp 4. Thủ tục, giấy tờ đối với các trường hợp này không đơn giản, thậm chí sẽ có đôi chút phức tạp. Bởi bạn cần trình thông tin lên tới UBND cấp quận, huyện để xin phép.
Không cần phải thay đổi kết cấu chịu lực
Đây là trường hợp sửa chữa nhẹ nhàng hơn so với trường hợp ở phần a. Tuy nhiên bạn vẫn không nên chủ quan, vẫn phải hỏi thêm ý kiến từ các đơn vị cơ quan chức năng có thẩm quyền. Cụ thể là những thay đổi sau:
– Ốp lát, nâng nền.
– Ngăn cách các phòng.
– Xây dựng thêm phòng.
– Sửa chữa hoặc làm lại nhà vệ sinh.
– Sửa hoặc thay mới hệ thống điện và đường ống nước.
– Làm lại mái nhà, thay ngói mới.
– Đóng trần thạch cao,…
– Trang trí lại nội hay ngoại thất cho không gian….
Những công việc trên đều mang tính chất nhẹ nhàng, vì thế nên gia chủ có thể yên tâm. Việc làm đơn xin sửa chữa nhà cấp 4 kiểu này cũng đơn giản hơn rất nhiều. Chỉ cần nộp lên UBND phường, xã nơi bạn đang sinh sống. Sau đó chờ từ 1 – 2 ngày là được.
Việc làm đơn xin sửa chữa nhà cấp 4 để được cấp giấy phép xây dựng cũng không phải là công việc quá khó khăn. Tuy nhiên, để chắc chắn rằng mọi việc diễn ra suôn sẻ thì bạn nên tìm kiếm một đơn vị thi công. Họ không chỉ tư vấn thiết kế sửa chữa, mà còn đảm bảo tất cả các thủ tục hồ sơ pháp lý có liên quan. Tránh mọi rủi ro như nộp phạt, hay bị phá dỡ công trình khi có cơ quan chức năng đến điều tra.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhiều thông tin về đơn xin sửa chữa nhà cấp 4 tới bạn đọc. Đừng quên gọi cho chúng tôi qua Hotline 0967 370 488 khi cần tư vấn và giải đáp thắc mắc nhé!
Tìm hiểu thêm: Mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm