logo-dich-vu-luattq

Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng mới nhất

Ngày 1/1/2021 Bộ luật lao động năm 2019 chính thức có hiệu lực thi hành, kéo theo một số sự thay đổi liên quan đến các quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không lương theo hướng có lợi hơn so với Bộ luật lao động cũ (luật năm 2012) dành cho người lao động, cụ thể như sau:

1. Những trường hợp người lao động nghỉ không được hưởng lương

Khoản 2 Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về các trường hợp nghỉ không hưởng lương, cụ thể như sau:

Xem thêm: đơn xin nghỉ việc riêng

“2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn”.

Như vậy trên cơ sở kế thừa tinh thần của Bộ luật lao động cũ (luật năm 2012), Bộ luật lao động năm 2019 quy định các trường hợp người lao động được nghỉ việc không hưởng lương một ngày khi thuộc các trường hợp như sau:

– Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại chết;

– Anh, chị, em ruột chết;

– Cha hoặc mẹ kết hôn;

– Anh, chị, em ruột kết hôn.

Khi người lao động nghỉ việc không lương theo các trường hợp được liệt kê ở trên (theo Khoản 2 Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019) thì người lao động bắt buộc phải thông báo cho người sử dụng lao động biết về việc nghỉ của mình. Ngoài ra người lao động cũng có thể thảo thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng. Do đó người lao động cũng có thể xin nghỉ nhiều hơn số ngày mà luật lao động quy định hoặc xin nghỉ vì những lý do riêng khác nếu được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Mặt khác, pháp luật cũng không quy định về tối đa số ngày nghỉ không hưởng lương nên người lao động có thể nghỉ không hưởng lương theo số ngày đã thỏa thuận mà không bị giới hạn, miễn sao được người sử dụng lao động chấp nhận.

Khoản 3 Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 quy định những vấn đề như sau:

2. Những trường hợp nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương

Khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

“Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

Như vậy theo quy định của pháp luật về lao động người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau:

– Kết hôn: nghỉ 3 ngày;

– Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

– Cha đẻ, mẹ đẻ chết: nghỉ 03 ngày;

– Cha nuôi, mẹ nuôi chết: nghỉ 03 ngày;

– Cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;

– Cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;

– Vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;

– Con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Khi nghỉ việc riêng, người lao động phải thông báo cho người sử dụng lao động biết. So với Bộ luật lao động cũ thì Bộ luật lao động năm 2019 đã bổ sung thêm những trường hợp nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương như sau: Con nuôi kết hôn; cha nuôi, mẹ nuôi chết; cha nuuoi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết; con nuôi chết.

Theo quy định của pháp luật hiện hành nói chung và Luật nuôi con nuôi nói riêng, con nuôi hợp pháp có quyền và nghĩa vụ tương đương với con đẻ, do đó Bộ luật lao động năm 2019 là trường hợp thực sự cần thiết.

Như vậy từ 01/01/2021, người lao động sẽ có thêm nhiều trường hợp được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương.

3. Từ chối khi người lao động xin nghỉ doanh nghiệp có bị phạt không

Trong trường hợp người thân trong gia đình chết hoặc kết hôn mà người lao động đã thông báo thì người sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho người lao động nghỉ việc theo quy định.

Nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ-CP).

Riêng trường hợp người lao động muốn nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận, người sử dụng lao động được quyền đồng ý hoặc từ chối đề nghị xin nghỉ của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

4. Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng: Mẫu 01

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:1900.6162

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-***-

Tham khảo thêm: Hồ sơ pccc gồm những gì

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC RIÊNG

Kính gửi: Ban Giám Đốc Công Ty……………………………………………………………….

Phòng Hành chánh – Nhân sự

Tôi tên là : …………………………………………………………………………………………………………………

MSNV : …………………………………………….. Bộ phận : ……………………………………………..

Địa chỉ và số điện thoại liên lạc khi cần thiết :…………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………………

Nay tôi trình đơn này kính xin BGĐ chấp thuận cho tôi được nghỉ việc riêng (nghỉ không lương)

Trong thời gian .…….. ngày (Kể từ ngày………………………. đến hến ngày ………………..…..)

Lý do:

…………………………………………………………………………………………………………………………..…..

…………………………………………………………………………………………………………………………….…

…………………………………………………………………………………………………………………………….…

…………………………………………………………………………………………………………………………….……

…………………………………………………………………………………………………………………………….……

Tôi đã bàn giao công việc cho :……………………………………..Bộ phận : ………………………

Các công việc được bàn giao :

……………………………………………………………………………………………………………………………..…

…………………………………………………………………………………………………………………………….…

…………………………………………………………………………………………………………………………………

Trưởng bộ phận / Trưởng Phòng. Hành chính nhân sự

Người làm đơn

Ban giám đốc

5. Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng: Mẫu 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-***-

Tham khảo thêm: Hồ sơ pccc gồm những gì

ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC RIÊNG

Kính gửi : – Ban Giám đốc Công ty (1)…………..

– Phòng Nhân sự (2)

– Phòng (3)……………….

Tên tôi là: ………………………………………………….. Nam/nữ:…………………….

Đọc thêm: Bản cam kết viết tay chính xác nhất

Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………………………. Quê quán (4): ……………………………………………………………………………

Địa chỉ thường trú (5): ………………………………………………………………………

Đơn vị công tác (6): …………………………………………. Chức vụ (7): ……………

Điện thoại liên hệ khi cần (8): ……………………………………………………………

Do (9) ………….………………………………………………………………….

Nay tôi làm đơn này kính đề nghị Ban Giám đốc Công ty cho tôi được nghỉ việc riêng …… ngày, từ ngày……tháng …… năm……. đến ngày……tháng …… năm…….

Tôi đã bàn giao công việc trong thời gian nghỉ việc riêng lại cho ông (bà) (10):………………………………………. là đồng nghiệp của tôi. Ông (bà) (11) ………………………….. sẽ thay tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tôi xin hứa sẽ cập nhật đầy đủ nội dung công tác trong thời gian vắng mặt. Kính mong công ty xem xét chấp thuận.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

……..,ngày…..tháng…..năm…….

Giám Đốc (Duyệt)

Phòng Nhân sự

(Xác nhận)

Người quản lý (Ký, ghi rõ họ tên)

Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết Đơn xin nghỉ việc riêng

(1) Phụ thuộc vào nơi người lao động làm việc: công ty, cơ quan, đơn vị, tổ chức,…

(2) Người lao động nên nắm rõ cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình để ghi chính xác bộ phận quản lý nhân sự có thẩm quyền.

(3) Bộ phận, đơn vị quản lý trực tiếp người lao động.

(4) Ghi cụ thể xã/phường/thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(5) Ghi cụ thể nơi đăng ký thường trú, tạm trú theo xã/phường/ thị trấn, quận/huyện, tỉnh/thành phố.

(6) Nơi người lao động làm việc: phòng, ban, bộ phận, nhóm…

(7) Chức danh, chức vụ người lao động đảm nhiệm trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

(8) Số điện thoại của chính người lao động xin nghỉ việc riêng.

(9) Nêu chi tiết lý do xin nghỉ việc riêng, tùy vào từng trường hợp mà viết lý do khác nhau (có thể nêu một trong các lý do nêu ở trên, phù hợp với mục đích và nhu cầu của người lao động), thể hiện sự khéo léo, mềm mỏng để được chấp thuận cho nghỉ một cách chính thức.

(10) (11) Ghi rõ họ tên, chức vụ của người đảm nhiệm phần việc trong thời gian người lao động nghỉ việc riêng.

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

2. Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

4. Luật sư tư vấn pháp luật lĩnh vực luật lao động;

5. Luật sư tư vấn khởi kiện vụ án lao động tại toà án;

6. Luật sư tranh tụng tại tòa án và đại diện ngoài tố tụng;

>> Tải Mẫu đơn xin nghỉ việc riêng

Công ty luật Minh Khuê cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại để giải đáp các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực: Tư vấn pháp luật doanh nghiệp, sở hữu trí tuệ, đầu tư nước ngoài, thuế, đất đaitranh tụng tại tòa án. Thông tin pháp luật liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp:

Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin mượn địa điểm và hướng dẫn viết đơn chi tiết nhất

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !