Mọi người thường gọi thủ tục chuyển hộ khẩu là cắt khẩu và nhập khẩu. Vậy khi người dân muốn chuyển khẩu đi nới khác thì cần phải làm những gì? Viết đơn xin chuyển khẩu như thế nào? và được quy định như thế nào về trình tự thủ khi xin chuyển khẩu. Dưới đây là bài viết chi tiết về hướng dẫn viết đơn và trình tự thủ tục xin chuyển khẩu.
1. Mẫu đơn xin chuyển khẩu là gì?
Xem thêm: đơn xin chuyển hộ khẩu
Mẫu đơn xin chuyển khẩu là văn bản rất cần thiết khi người dân thược hiện thủ tục chuyển khẩu. Là mẫu đơn để người dân gửi tới cơ quan có thẩm quyền xin chuyển khẩu tới đi phương khác để sinh sống và làm ăn.
2. Mẫu đơn xin chuyển khẩu để làm gì?
Mẫu đơn xin chuyển khẩu dùng để thể hiện mong muốn của người dân khi muốn chuyển khẩu dùng mẫu đơn này để gửi tơi cơ quan có thẩm quyền xin cắt khẩu đi nới khác.
3. Đơn xin chuyển khẩu chi tiết nhất:
…….
Số:…./GCHK
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
4. Hướng dẫn viết mẫu đơn xin chuyển khẩu chi tiết nhất:
(1) Viết chữ in hoa đủ dấu;
(2) Ghi theo sổ đăng ký thường trú, sổ hộ khẩu các thông tin của người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu.
(3) Ghi mối quan hệ với người chuyển hộ khẩu tại Mục 1.
5. Trình tự thủ tục xin chuyển khẩu chi tiết nhất:
Hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục chuyển hộ khẩu trong cùng tỉnh:
Căn cứ:
– Luật Cư trú 2020;
– Luật Cư trú sửa đổi số 36/2013/QH13;
– Thông tư số 35/2014/TT-BCA.
Xin cấp Giấy chuyển hộ khẩu tại nơi thường trú cũ
Theo quy định tại Luật cư trú 2020 công dân khi chuyển nơi thường trú thì được cấp giấy chuyển hộ khẩu. Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong các trường hợp sau đây:
– Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
– Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Hồ sơ xin cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 35/2014/TT-BCA, gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Sổ hộ khẩu (hoặc Sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu được quy định như sau (điểm a khoản 1 Điều 8 Thông tư 35/2014/TT-BCA):
– Trưởng Công an xã, thị trấn có thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu cho các trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;
Đáng lưu ý, theo khoản 6 Điều 28 Luật Cư trú, công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không phải cấp giấy chuyển hộ khẩu:
– Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc trung ương; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách trình bày, kỹ thuật và thể thức trình bày văn bản hành chính
– Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhà trường và cơ sở giáo dục khác;
– Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân;
– Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể;
– Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm cấp Giấy chuyển hộ khẩu cho công dân.
Thủ tục nhập khẩu (đăng ký thường trú) tại tỉnh mới:
Công dân chỉ được đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nếu đủ điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh đó.
Về thủ tục nhập hộ khẩu sang tỉnh mới được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ (Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA)
Hồ sơ bao gồm:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
– Bản khai nhân khẩu (đối với trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
– Giấy chuyển hộ khẩu;
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp
Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký thường trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà nội, ngoại, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, cháu ruột chuyển đến ở với nhau; người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với người giám hộ thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về mối quan hệ nêu trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA, nơi nộp hồ sơ đăng ký thường trú như sau:
– Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã;
– Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Bước 3: Nhận kết quả
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do (khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú 2006).
Thủ tục chuyển hộ khẩu từ quận (huyện) này sang quận (huyện) khác:
Trường hợp này, công dân phải thực hiện lần lượt các thủ tục cắt khẩu (cấp Giấy chuyển hộ khẩu) sau đó nhập khẩu (đăng ký thường trú) ở nơi ở mới và cuối cùng là xóa đăng ký thường trú tại nơi ở cũ. 1. Đối tượng thực hiện:
Thủ tục này áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
– Công dân chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện;
– Chuyển đi ngoài phạm vi thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
– Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương (TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng, TP Hải Phòng và TP. Cần Thơ).
2. Thủ tục cấp Giấy chuyển hộ khẩu (cắt khẩu)
Bước 1: Công dân thuộc các đối tượng nêu trên chuẩn bị hồ sơ gồm:
Tìm hiểu thêm: Biên bản làm việc hiện trường
– Phiếu báo thay đổi khẩu, nhân khẩu ghi rõ tại Mục 15. Nôi dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: Cấp giấy chuyển hộ khẩu.
+ Trường hợp chuyển cả hộ thì ghi rõ vào giấy chuyển hộ khẩu và Sổ hộ khẩu là chuyển đi cả hộ để cơ quan Công an nơi chuyển đến thu Sổ hộ khẩu cũ khi cấp Sổ hộ khẩu mới;
+ Trường hợp chuyển một người hoặc một số người trong hộ thì ghi rõ vào trang điều chỉnh thay đổi trong Sổ hộ khẩu những nội dung cơ bản sau: Thông tin người chuyển đi, thời gian cấp giấy chuyển hộ khẩu, địa chỉ nơi chuyển đến
– Sổ hộ khẩu (hoặc Sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể đã được cấp trước đây).
Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại:
– Công an xã, thị trấn: Trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh;
– Công an huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Công an phải cấp Giấy chuyển hộ khẩu cho công dân
Bước 3: Nhận giấy chuyển hộ khẩu tại nơi nộp hồ sơ.
Người nhận kết quả đưa giấy biên nhận, cán bộ trả kết quả viết phiếu nộp lệ phí (trừ trường hợp được miễn).
Thủ tục chuyển hộ khẩu cùng quận (huyện)
1. Đối tượng thực hiện:
Chủ hộ hoặc người trong hộ hoặc người được ủy quyền phải làm thủ tục điều chỉnh trong Sổ hộ khẩu khi thuộc một trong các trường hợp sau
– Chuyển đến chỗ ở hợp pháp mới trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh;
– Chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
– Chuyển đi trong cùng một huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Trình tự, thủ tục điều chỉnh thông tin trong Sổ hộ khẩu
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02) ghi tại Mục 15. Nôi dung thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu: Điều chỉnh thay đổi trong Sổ hộ khẩu;
– Sổ hộ khẩu;
– Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp mới.
Bước 2: Công dân nộp hồ sơ tại:
– Công an xã, thị trấn hoặc Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với tỉnh.
– Công an huyện, quận, thị xã đối với thành phố trực thuộc Trung ương.
Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu thành phần hồ sơ hoặc biểu mẫu, giấy tờ kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho người đến nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì không tiếp nhận và trả lời bằng văn bản cho công dân, nêu rõ lý do không tiếp nhận.
Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải điều chỉnh thay đổi trong Sổ hộ khẩu.
Bước 3: Nhận lại sổ hộ khẩu (đã điều chỉnh) tại nơi đã nộp hồ sơ.
Trên đây là hướng dẫn viết chi tết về mẫu đơn chuyển khẩu và trình tự thủ tục chuyển khẩu trong huyện, từ huyện này sang huyện khác, chuyển khẩu khác tỉnh.
Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin trợ cấp bệnh hiểm nghèo