Mẫu đơn xin sửa chữa nhà là mẫu đơn được cá nhân lập ra và gửi tới cơ quan có thẩm quyền để xin được cấp giấy phép sửa chữa nhà ở. Mẫu đơn nêu rõ thông tin người làm đơn, thông tin về căn nhà cần sửa chữa, cải tạo… Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết và tải về mẫu đơn xin sửa chữa nhà ở tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị cấp đổi, cấp lại, xác nhận thay đổi giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Mẫu đơn xin giao đất làm nhà ở
- Mẫu hợp đồng thuê nhà ở thương mại
Nội dung chính
- 1 1. Đơn xin sửa chữa nhà là gì?
- 2 2. Sửa nhà có cần xin giấy phép không?
- 3 3. Mẫu đơn xin sửa chữa nhà viết tay
- 4 4. Mẫu đơn xin sửa chữa nhà in sẵn
- 5 5. Đơn xin sửa chữa nhà xuống cấp
- 6 6. Cách viết đơn xin sửa chữa nhà 2022
- 7 7. Trường hợp miễn xin giấy phép sửa chữa nhà
- 8 8. Hồ sơ đính kèm đơn xin sửa chữa nhà
- 9 9. Quy trình xin phép xây dựng, sửa chữa nhà
1. Đơn xin sửa chữa nhà là gì?
Đơn xin sửa chữa nhà là mẫu mà các cá nhân, tổ chức cần soạn thảo khi có ý định thực hiện sửa chữa, thay đổi kiến trúc nhà ở. Mẫu đơn gồm các thông tin như: Thông tin về chủ đầu tư, Thông tin công trình, Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế, dự kiến thời gian hoàn thành công trình, cam kết, tài liệu kèm theo. Dưới đây là 4 mẫu Đơn xin sửa chữa nhà cùng thủ tục xin sửa chữa nhà mới nhất 2022, mời các bạn tham khảo và tải về.
Xem thêm: đơn xin cấp phép xây dựng sửa chữa cải tạo
2. Sửa nhà có cần xin giấy phép không?
Đây cũng là thắc mắc của khá nhiều nhà dân bởi sửa chữa nhà có rất nhiều cách thức sửa chữa, có những nhà chỉ sửa chữa những một số hạng mục nhỏ, thay đổi nội thất đơn giản. Có những nhà lại sửa chữa lại toàn bộ ngôi nhà và sân vườn. Vậy có phải tất cả các trường hợp sửa chữa đều phải xin giấy phép. Theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng quy định khi sửa chữa nhà, chủ nhà sẽ được miễn giấy phép xây dựng nếu việc sửa chữa bên trong nhà không làm thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng, môi trường, an toàn công trình và được miễn nếu việc sửa chữa làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc.
Nếu chủ nhà chỉ chỉnh sửa một số hạng mục nhỏ, thay đổi nội thất đơn giản thì không cần phải xin giấy phép. Việc này sẽ không mất nhiều thời gian cũng như không ảnh hưởng đến xung quanh nhiều do đó không cần phải xin phép.
Nếu chủ nhà muốn sửa lại toàn bộ từ ngoài vào trong ngôi nhà, thay thế mái hay các chi tiết cửa nhà, sơn nhà, nội thất trong nhà thì không được miễn giấy phép xây dựng. Bởi sự thay đổi này có tính đến kết cấu của ngôi nhà, từ khu vực bên ngoài đến bên trong sẽ thay đổi ngôi nhà và còn phải phá dỡ nhiều, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
3. Mẫu đơn xin sửa chữa nhà viết tay
4. Mẫu đơn xin sửa chữa nhà in sẵn
5. Đơn xin sửa chữa nhà xuống cấp
Bạn đọc tham khảo mẫu đơn xin sửa chữa nhà xuống cấp theo 2 mẫu dưới đây:
Mẫu 1:
Tham khảo thêm: Mẫu giấy ủy quyền cá nhân, ủy quyền doanh nghiệp mới 2022
Mẫu 2:
6. Cách viết đơn xin sửa chữa nhà 2022
Một mẫu đơn xin sửa chữa nhà thường có 05 nội dung chính, dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn điền thông tin các mục:
– Nơi nhận đơn: cần ghi rõ ràng, chính xác cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Ví dụ: Kính gửi: UBND huyện, quận, thị xã nơi có nhà cần sửa chữa, cải tạo
– Thông tin về chủ hộ hay còn gọi là chủ đầu tư thì Hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu đề nghị cấp giấy phép sữa chữa, cải tạo nhà ở thì ghi đầy đủ các nội dung sau: Tên chủ hộ, Địa chỉ liên hệ, Số điện thoại.
– Thông tin nhà ở cần sửa chữa, cải tạo cần Ghi đầy đủ thông tin về nhà ở theo các nội dung:
+ Địa Điểm xây dựng: Số nhà thuộc đường nào, xã nào, huyện quận, thị xã, tỉnh (thành phố) nào?
+ Lô đất số: cần lấy theo thông tin tại Sổ đỏ đã được cơ quan nhà nước cấp.
+ Diện tích: Ghi chính xác thông tin về diện tích theo giấy phép xây dựng hoặc theo đo thực tế.
Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn khiếu nại công ty không trả lương
– Nội dung đề nghị cấp phép cải tạo, sửa chữa:
+ Loại công trình: Nhà ở, Cấp công trình:
+ Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ghi đúng diện tích xây dựng theo giấy phép hoặc theo thực tế (nếu không có giấy phép).
+ Tổng diện tích sàn:….. (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum) như: Tầng 1 bao nhiêu m2, Tầng 2: …..m2, Tầng 3: …..m2.
+ Chiều cao công trình: ghi rõ bao nhiêu m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum). Ví dụ: Tầng 1: ……m, Tầng 2: ……m, Tầng 3: ……m, – Số tầng: Ghi số số lượng tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tầng tum
– Giấy tờ kèm theo đơn xin sửa chữa nhà ở: Trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sửa chữa nhà ở, ngoài đơn đề nghị thì hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị các giấ tờ khác kèm theo đơn như:
+ Các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo;
+ Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ về quyền quản lý, sử dụng nhà ở như Sổ đỏ…
7. Trường hợp miễn xin giấy phép sửa chữa nhà
- Nhà ở riêng lẻ ở vùng sâu, vùng xa thuộc khu vực chưa có quy hoạch điểm dân cư nông thôn.
- Sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong nhà ở không làm thay đổi kiến trúc các mặt ngoài, kết cấu chịu lực, công năng sử dụng và an toàn công trình.
8. Hồ sơ đính kèm đơn xin sửa chữa nhà
- Giấy chủ quyền nhà đất
- Bản vẽ xin phép
- Hồ sơ kiểm định móng
- Chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước
- Hộ khẩu
- Tờ khai thuế trước bạ
9. Quy trình xin phép xây dựng, sửa chữa nhà
- Lập hồ sơ xin phép xây dựng.
- Nộp hồ sơ tại cơ quan cấp phép xây dựng.
- Cơ quan cấp phép xây dựng kiểm tra hồ sơ.
- Cơ quan cấp phép xây dựng đóng dấu bản vẽ và cấp giấy phép xây dựng.
- Trước khi khởi công xây dựng 7 ngày, chủ nhà gửi thông báo ngày khởi công đến cơ quan cấp phép và UBND cấp phường/xã.
Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục xây dựng nhà đất trong mục biểu mẫu nhé.
Tham khảo thêm: Mẫu đơn khởi kiện đòi nợ khó đòi, đơn đòi nợ gửi công an mới nhất