E nghe nói trường hợp này có khả năng xin được đất cấp vì ở địa phương trước đây đã có eất nhiều trường hợp như vậy và đã được cấp đất,nhưng gia đình e vẫn chưa biết đơn xin cấp đất cần nội dung gì và sau khi viết đơn xong nộp cho ubnd xã sau đó chờ kết quả thôi phải k ạ hay là mình cần làm gì nữa k. Mong bên mình trả lời giúp e nha. E cảm ơn ạ.
Người gửi : L.T.M.H
Xem thêm: đơn xin cấp đất ở
Luật sư trả lời:
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật đất đai năm 2013
Nghị định 43/2014/NĐ-CP
2. Nội dung tư vấn:
Căn cứ theo quy định tại Điều 195, Điều 197 Luật đất đai năm 2013 và căn cứ Điều 60, Điều 68 Nghị định 43/2014/NĐ – CP của Chính phủ ngày 15 tháng 05 năm 2014 hướng dẫn Luật đất đai năm 2013 thì người sử dụng đất muốn được giao đất thì phải làm hồ sơ để xin giao đất.
Hồ sơ xin giao đất, gồm:
– Đơn xin giao đất;
– Văn bản thoả thuận địa điểm hoặc văn bản cho phép đầu tư hoặc văn bản đồng ý cho xây dựng công trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trên địa điểm đã được xác định.
Theo đó người sử dụng đất phải tiến hành nộp hồ sơ cho cơ quan tài nguyên và môi trường để được thẩm định hồ sơ. Trình tự, gồm:
Bước 1: Người có nhu cầu xin giao đất lập đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
Bước 2: Sở tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, xem mục đích xin giao đất và kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi người sử dụng đất xin giao đất có phù hợp với kế hoạch phát triển của Nhà nước.
Bước 3: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra và chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính (đối với các dự án sử dụng đất để xây dựng các công trình trên phạm vi rộng như đê điều, thủy điện, đường điện, đường bộ, đường sắt, đường dẫn nước, đường dẫn dầu…), trích sao hồ sơ địa chính.
Bước 4: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm gửi số liệu địa chính cho cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
Bước 5: Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ địa chính; xác minh thực địa; trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định giao đất.
Như vậy, bạn có nhu cầu xin giao đất phải lập đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh. Sau khi nộp hồ sơ tại Sở tài nguyên và môi trường xong thì Sở tài nguyên và môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xem xét mục đích sử dụng đất của bạn, xem xét kế hoạch sử dụng đất có phù hợp với kế hoạch phát triển đất của địa phương đó hay không để giao đất.
Mẫu đơn xin giao đất làm nhà ở:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
–
………….., ngày … tháng …. năm …
Nội dung chính
ĐƠN XIN GIAO ĐẤT ĐỂ LÀM NHÀ Ở (dùng cho hộ gia đình, cá nhân)
Kính gửi :
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn………………………………
Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh…………………………………………………………………………..
(*)………………………………………………………………………
1. Người xin giao đất (đối với hộ gia đình thì ghi tên chủ hộ):………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2. Số chứng minh nhân dân: …………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………… 3. Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………..
4. Địa chỉ liên hệ: ……………………………………………………………………………………………….
……………………………..Điện thoại: ………………………………………………………………………..
5. Địa điểm khu đất xin giao: ………………………………………………………………………………..
Tìm hiểu thêm: Mẫu giấy mua bán đất ruộng
6. Diện tích (m2): ……………………………………………………………………………………………….
7. Mục đích sử dụng: ………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………. 8. Phương thức trả tiền sử dụng: …………………………………………………………………………..
9. Cam kết:
– Sử dụng đất đúng mục đích, chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật đất đai;
– Trả tiền sử dụng đất đầy đủ, đúng hạn;
– Các cam kết khác (nếu có): …………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………….
Người xin giao đất (Ký và ghi rõ họ tên)
XÁC NHẬN CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG, THỊ TRẤN)…
1. Về nhu cầu của người xin giao đất: ……………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………
2. Về khả năng quỹ đất để giao: ……………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………………..
……………, ngày … tháng … năm……
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH (Ký tên, đóng dấu)
Trong trường hợp thuộc nội thành, nội thị xã thì ghi tên UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có đất.
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.
Các thủ tục hành chính về đất đai
1. Các thủ tục hành chính về đất đai bao gồm:
a) Thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
b) Thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
c) Thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng;
d) Thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất;
đ) Thủ tục cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất;
e) Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại cơ quan hành chính;
g) Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Công khai thủ tục hành chính về đất đai
1. Nội dung công khai thủ tục hành chính về đất đai bao gồm:
a) Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả;
b) Thời gian giải quyết đối với mỗi thủ tục hành chính;
c) Thành phần hồ sơ đối với từng thủ tục hành chính;
d) Quy trình và trách nhiệm giải quyết từng loại thủ tục hành chính;
đ) Nghĩa vụ tài chính, phí và lệ phí phải nộp đối với từng thủ tục hành chính.
2. Việc công khai về các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện bằng hình thức niêm yết thường xuyên tại trụ sở cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; đăng trên trang thông tin điện tử cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn hòa giải tranh chấp đất đai
1. Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp trong chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai, bảo đảm thống nhất giữa thủ tục hành chính về đất đai với các thủ tục hành chính khác có liên quan.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện thủ tục hành chính tại địa phương; quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan ở địa phương để giải quyết thủ tục hành chính về đất đai và các thủ tục hành chính khác có liên quan.
3. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính về đất đai phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định.
4. Người sử dụng đất và người khác có liên quan có trách nhiệm thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục hành chính về đất đai và các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Giám sát của công dân đối với việc quản lý, sự dụng đất đai
1. Công dân có quyền tự mình hoặc thông qua các tổ chức đại diện thực hiện quyền giám sát và phản ánh các sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.
2. Việc giám sát và phản ánh phải bảo đảm khách quan, trung thực, đúng pháp luật; không được lợi dụng quyền giám sát để khiếu nại, tố cáo không đúng quy định của pháp luật, làm mất trật tự xã hội; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác các thông tin do mình phản ánh.
3. Nội dung giám sát của công dân trong quản lý và sử dụng đất đai:
a) Việc lập, điều chỉnh, công bố, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
b) Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất;
c) Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
d) Việc đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
đ) Việc thu, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế liên quan đến đất đai; định giá đất;
e) Việc thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
4. Hình thức giám sát của công dân trong quản lý và sử dụng đất đai:
a) Trực tiếp thực hiện quyền giám sát thông qua việc phản ánh, gửi đơn kiến nghị đến các cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết;
b) Gửi đơn kiến nghị đến các tổ chức đại diện được pháp luật công nhận để các tổ chức này thực hiện việc giám sát.
5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được ý kiến của công dân và tổ chức đại diện cho người dân:
a) Kiểm tra, xử lý, trả lời bằng văn bản theo thẩm quyền;
b) Chuyển đơn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết trong trường hợp không thuộc thẩm quyền;
c) Thông báo kết quả cho tổ chức, cá nhân đã phản ánh.
Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai
1. Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai được sử dụng để đánh giá việc thi hành pháp luật về đất đai, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, sự tác động của chính sách, pháp luật về đất đai đến kinh tế – xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước và các địa phương.
2. Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai được xây dựng dựa trên hệ thống thông tin đất đai và việc thu thập các thông tin khác từ quá trình thi hành pháp luật về đất đai trên phạm vi cả nước bao gồm:
a) Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thống kê, kiểm kê đất đai; giá đất và thuế đất; giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất; việc chấp hành pháp luật về đất đai; kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về đất đai của các cơ quan hành chính;
b) Thông tin về giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai;
c) Thông tin từ quá trình giám sát việc thực thi pháp luật về đất đai của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; các tổ chức khác có liên quan và người dân;
d) Những thông tin cần thiết phải thu nhận bằng các giải pháp công nghệ gồm chụp ảnh mặt đất từ vệ tinh, máy bay và các phương tiện bay khác; điều tra thực địa và các phương tiện kỹ thuật khác;
đ) Những thông tin cần thiết từ dữ liệu điều tra xã hội học về quản lý và sử dụng đất đai được thực hiện từ các hoạt động nghiên cứu, điều tra, khảo sát khác nhau và thực hiện điều tra xã hội học bổ sung khi cần thiết.
3. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm quản lý hệ thống theo dõi và đánh giá; tổ chức thực hiện đánh giá việc thực thi pháp luật, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, tác động của chính sách, pháp luật về đất đai đến kinh tế – xã hội và môi trường trên phạm vi cả nước và các địa phương; kết quả đánh giá được gửi định kỳ đến Chính phủ, Quốc hội.
4. Cơ quan nhà nước lưu giữ thông tin quy định tại khoản 2 Điều này có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cho cơ quan quản lý hệ thống theo dõi và đánh giá. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cập nhật các thông tin trong hệ thống theo dõi, đánh giá vào hệ thống thông tin đất đai.
5. Hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai được công khai để các tổ chức, cá nhân tìm hiểu thông tin theo quy định của pháp luật.
6. Chính phủ quy định chi tiết về việc xây dựng và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất đai.
Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai – Công ty luật Minh Khuê
Tìm hiểu thêm: Mẫu đơn xin vay vốn mới nhất hiện nay