Hiện nay, theo hệ thống giáo dục của nước ta thì sau khi tốt nghiệp cấp ba, mỗi cá nhân có quyền tiếp tục theo học các chương trình đào tạo đại học tại các trường đại học tư lập hoặc dân lập. Sau khi trải qua chương trình đào tạo của hệ đại học mỗi cá nhân sẽ được cấp bằng tốt nghiệp đại học hay còn gọi là bằng cử nhân. Vậy, mẫu đơn xin cấp bằng tốt nghiệp đại học là gì?
Nội dung chính
1. Mẫu đơn xin cấp bằng tốt nghiệp đại học là gì?
Mẫu đơn xin cấp bằng tốt nghiệp đại học là mẫu đơn được sinh viên lập ra khi đã học đầy đủ tín chỉ theo quy định của nhà trường làm đơn để xin được cấp bằng tốt nghiệp đại học. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, nội dung xin cấp, thông tin trường học…
Xem thêm: đơn xin cấp bằng tốt nghiệp đại học
2. Mẫu đơn xin cấp bằng tốt nghiệp đại học để làm gì?
Mẫu đơn xin cấp bằng tốt nghiệp đại học được dùng để gửi tới trường mà sinh viên đó đang theo học xin cấp bằng tốt nghiệp đại học.
3. Mẫu đơn xin cấp bằng tốt nghiệp đại học mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————
…, ngày…tháng…năm…
ĐƠN YÊU CẦU
(Vv: cấp bằng tốt nghiệp đại học)
Căn cứ theo Quyết định số …/ QĐ – ĐH ngày … tháng … năm … quy định về cấp xét bằng tốt nghiệp hệ chính quy.
Kính gửi:
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG …
PHÒNG ĐÀO TẠO
PHÒNG CÔNG TÁC SINH VIÊN
Tên tôi là: … Giới tính: …
Ngày tháng năm sinh: … Nơi sinh: …
Số CMND: … Ngày cấp:…./ …../….. Nơi cấp: …
Mã SV: … Lớp hành chính: … Khoa: …
Hệ đào tạo: … Loại hình đào tạo: …
Ngày nhập học: … Đã tốt nghiệp: …
Tôi đã hoàn thành xong hệ đào tạo Đại học của trường Đại học … . Tôi làm đơn này kính mong Hiệu trưởng trường Đại học … và các phòng ban trường Đại học … tạo điều kiện cấp bằng tốt nghiệp Đại học chính quy khóa … thuộc khoa … .
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận trường đại học Người làm đơn
4. Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin cấp bằng tốt nghiệp đại học:
Đọc thêm: Đơn xin vào Đoàn theo mẫu mới nhất và hướng dẫn cách viết
-Phần kính gửi: ghi rõ tên trường muốn xin cấp bằng tốt nghiệp đại học;
-Phần thông tin cá nhân: Ghi rõ họ và tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp, mã số sinh viên, khoa đang theo học,…
5. Một số quy định về cấp bằng chứng chỉ:
5.1. Thẩm quyền cấp văn bằng
-B ằng tốt nghiệp trung học cơ sở do trưởng phòng giáo dục và đào tạo cấp;
– Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do giám đốc sở giáo dục và đào tạo cấp;
– Bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm, bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm do người đứng đầu cơ sở đào tạo giáo viên hoặc người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có ngành đào tạo giáo viên cấp;
– Văn bằng giáo dục đại học do giám đốc đại học, hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo và cấp văn bằng ở trình độ tương ứng cấp;
– Giám đốc đại học cấp văn bằng giáo dục đại học cho người học của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trực thuộc (trừ các trường đại học thành viên).
Lưu ý: Giám đốc sở giáo dục và đào tạo, thủ trưởng cơ sở giáo dục cấp chứng chỉ cho người học theo quy định.
Theo Điều 19 Thông tư 19/2015/TT-BGD quy định về thẩm quyền cấp văn bằng chứng chỉ như sau:
a)Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở do trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp;
b)Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông do giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp;
c)Bằng tốt nghiệp đại học do hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện được phép đào tạo trình độ đại học cấp;
d)Bằng thạc sĩ do hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện được phép đào tạo trình độ thạc sĩ cấp;
đ)Bằng tiến sĩ do hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện, viện trưởng viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ cấp;
e)Giám đốc đại học quốc gia, giám đốc đại học vùng cấp văn bằng giáo dục đại học cho người học của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trực thuộc đại học quốc gia, đại học vùng (trừ các trường đại học thành viên); hiệu trưởng các cơ sở giáo dục đại học thành viên cấp văn bằng giáo dục đại học cho người học được đào tạo tại đơn vị mình theo quy định.
2.Giám đốc đại học quốc gia, giám đốc đại học vùng cấp chứng chỉ cho người học của các đơn vị đào tạo, nghiên cứu trực thuộc đại học quốc gia, đại học vùng (trừ các trường đại học thành viên); thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học (gồm cả các trường thành viên thuộc đại học), giám đốc sở giáo dục và đào tạo, giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, thủ trưởng cơ sở giáo dục cấp chứng chỉ cho người học theo quy định.
Quy định về ký, đóng dấu văn bằng, chứng chỉ
1.Người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ quy định tại Điều 19 của Quy chế này khi ký văn bằng, chứng chỉ phải ký theo mẫu chữ ký đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và ghi rõ, đủ họ tên, chức danh.
2.Trường hợp người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ chưa được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận thì cấp phó được giao phụ trách cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ là người ký cấp văn bằng, chứng chỉ.
3.Trong trường hợp thật cần thiết, do khối lượng văn bằng phải ký quá nhiều, người có thẩm quyền cấp không thể ký trực tiếp vào văn bằng thì phải được sở giáo dục và đào tạo cho phép (đối với bằng tốt nghiệp trung học cơ sở), Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép (đối với bằng tốt nghiệp trung học phổ thông và bằng tốt nghiệp đại học) mới được sử dụng dấu chữ ký đóng lên văn bằng.
4.Việc đóng dấu trên chữ ký của người có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện theo quy định về công tác văn thư hiện hành.
5.2. Điều kiện cấp văn bằng
-Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học sau khi tốt nghiệp cấp học hoặc sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của trình độ đào tạo theo quy định và hoàn thành nghĩa vụ, trách nhiệm của người học.
-Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho người học để xác nhận kết quả học tập sau khi được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp hoặc cấp cho người dự thi lấy chứng chỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.3.Thời hạn cấp văn bằng
Tìm hiểu thêm: Mẫu giấy biên nhận tiền viết tay
-Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 15 của Quy chế này có trách nhiệm cấp văn bằng cho người học trong thời hạn sau:
+75 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
+30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, đại học;
+30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ;
+30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận học vị tiến sĩ và cấp bằng tiến sĩ.
Điều kiện cấp văn bằng, chứng chỉ
1.Văn bằng được cấp sau khi người học hoàn thành chương trình giáo dục, chương trình đào tạo theo cấp học, trình độ đào tạo.
2.Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp sau khi người học hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc ban hành.
Thời hạn cấp văn bằng, chứng chỉ
1.Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 của Quy chế này có trách nhiệm cấp văn bằng cho người học trong thời hạn sau:
a)75 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông;
b)30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp đại học;
c)30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng thạc sĩ;
d)30 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận học vị tiến sĩ và cấp bằng tiến sĩ.
2.Người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 19 của Quy chế này có trách nhiệm cấp chứng chỉ cho người học chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, nghề nghiệp.
3.Trong thời gian chờ cấp văn bằng, người học đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp được cơ sở giáo dục nơi đã theo học cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.
Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quy định mẫu giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho người đủ điều kiện cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trên địa bàn; thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quy định mẫu giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho người đủ điều kiện cấp văn bằng giáo dục đại học của cơ sở giáo dục.
Sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ như thế nào?
1.Sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ là tài liệu do cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng, chứng chỉ lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính văn bằng, chứng chỉ trong đó ghi chép đầy đủ những nội dung tiếng Việt như bản chính mà cơ quan đó đã cấp.
Sổ gốc cấp văn bằng, chứng chỉ phải được ghi chép chính xác, đánh số trang, đóng dấu giáp lai, không được tẩy xóa, đảm bảo quản lý chặt chẽ và lưu trữ vĩnh viễn.
2.Việc lập và quản lý sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, sổ gốc cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông còn phải thực hiện theo quy định sau:
a)Phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo lập sổ gốc theo danh sách người học tốt nghiệp của từng trường thuộc phạm vi quản lý; bàn giao sổ gốc cấp văn bằng kèm theo văn bằng đã được ghi đầy đủ nội dung và ký, đóng dấu cho nhà trường để phát văn bằng cho người học trong thời hạn do giám đốc sở giáo dục và đào tạo quy định phù hợp với điều kiện của từng địa phương;
b)Sau thời hạn quy định, nhà trường bàn giao lại sổ gốc và các văn bằng người học chưa đến nhận cho phòng giáo dục và đào tạo hoặc sở giáo dục và đào tạo, đồng thời sao lại một bản sổ gốc lưu tại trường để theo dõi; trường hợp người học chưa nhận văn bằng tại trường thì nhận bằng tốt nghiệp trung học cơ sở tại phòng giáo dục và đào tạo, nhận bằng tốt nghiệp trung học phổ thông tại sở giáo dục và đào tạo;
c)Giám đốc sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể việc lập, quản lý sổ gốc; trình tự, thủ tục giao, nhận sổ gốc giữa phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo với nhà trường.
Tìm hiểu thêm: Mẫu giấy ủy quyền điều hành công việc