Hướng dẫn viết đơn xin bảo lãnh cho bị can tại ngoại. Hiện nay, cách viết đơn bảo lĩnh cũng theo từng trường hợp cụ thể.
Bảo lãnh là biện pháp được dùng để ngăn chặn thay thế cho biện pháp tạm giam và căn cứ vào tình trạng hiện tại hay mức độ nguy hiểm của bị can này đối với xã hội hay hành vi phạm tội và với nhân thân của bị can thì các cơ quan điều tra có liên quan hay viện kiểm soát, các tòa án sẽ quyết định cho họ có được bảo lãnh hay không theo quy định hiện hành của pháp luật. Quá trình làm đơn xin bảo lãnh cho bị can tại ngoại cần phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người xin bảo lãnh đang cư trú hoặc cơ quan tổ chức đang làm việc.
Xem thêm: đơn xin bảo lãnh tại ngoại
Thân nhân của bị can sẽ đứng lên làm thủ tục bảo lãnh cho họ bằng việc hoàn thành đơn bảo lãnh, trong trường hợp này cần ít nhất hai người. Trong quá trình tiến hành các thủ tục bảo lãnh thì cá nhân gia đình phải làm giấy cam đoan để chắc chắn rằng bị can, bị cáo không được tiếp tục phạm tội. Cá nhân người đứng lên bảo lãnh cho bị can phải là người có tư cách, lối sống và phẩm chất tốt, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ chương, chính sách pháp luật của nhà nước.
Mẫu đơn xin bảo lãnh cho bị can đang bị tạm giữ được áp dụng biện pháp tại ngoại:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ——***——
……….., ngày ……tháng……..năm…….
Tìm hiểu thêm: Cách viết biên bản vi phạm
ĐƠN XIN BẢO LĨNH CHO BỊ CAN ĐANG BỊ GIAM GIỮ ĐƯỢC ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TẠI NGOẠI
Kính gửi: TRƯỞNG CÔNG AN ……………………………………………….. VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN ……………………….
Tôi (Tổ chức) bảo lĩnh: ……………………………………………………………………………………….. Nghề nghiệp:…………………………………………………………………………………………………….. Trú tại:…………………………………………………………………………………………………………….. Chúng tôi là ……………………………………….. (quan hệ) với…………………………………………. (tên người bị bắt, ngày tháng năm sinh) Nêu lý do bị bắt:………………………………………………………………………………………………… Hiện đang tạm giam/tạm giữ ở đâu:………………………………………………………………………. Nay gia đình tôi làm đơn này kính gửi tới Cơ quan điều tra xin được bảo lĩnh cho ……………………. được thay đổi biện pháp ngăn chặn từ Tạm giam sang hình thức Tại ngoại vì một số lý do sau: Trình bày một số lý do: Nhân thân, sức khỏe, vi phạm lần đầu hay không, là lao động chính…. …………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………. Gia đình/Tổ chức chúng tôi xin cam kết sau khi ………………được tại ngoại sẽ: …………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………………………………………………. – Cam đoan không cho ……………đi khỏi nơi cư trú: Giám sát, quản lý mọi hành vi, sinh hoạt của ………………………..; Thường xuyên nhắc nhở, giáo dục ……………………….… hiểu biết pháp luật và khai báo thành khẩn.; Đảm bảo …………………………… sẽ có mặt theo đúng thời gian, địa điểm ghi trong giấy triệu tập mà các cơ quan chức năng ấn định, chấp hành đầy đủ những quy định về tố tụng của pháp luật. Gia đình/Tổ chức chúng tôi cũng xin cam kết với cơ quan công an là sẽ quản lý, giám sát……………….. thường xuyên. Nếu sai chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo lĩnh này.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ.
Xác nhận của UBND…………………. (Nếu là cá nhân bảo lĩnh)
Người Viết Đơn (Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu nếu có)
» Mẫu đơn xin bảo lãnh cho bị can tại ngoại có bản download.
Tìm hiểu thêm: Mẫu quyết định ban hành quy chế năm 2022
Về điều kiện áp dụng: Đối với biện pháp bảo lĩnh thì căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được áp dụng biện pháp bảo lĩnh.
– Về trình tự, thủ tục – Thủ tục bảo lĩnh: Người bảo lĩnh nộp đơn xin bảo lĩnh tới cơ quan có thẩm quyền quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh. Nếu là cá nhân bảo lĩnh thì đơn xin bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc. Nếu là tổ chức nhận bảo lĩnh thì đơn xin bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức; cá nhân, tổ chức làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án.
– Chủ thể thực hiện – Biện pháp bảo lĩnh: Trong quan hệ bảo lĩnh bao giờ cũng có 03 chủ thể: người được bảo lĩnh (bị can, bị cáo), người nhận bảo lĩnh (02 người thân của bị can, bị cáo hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can, bị cáo công tác) và cơ quan tiến hành tố tụng.
– Hậu quả pháp lý – Biện pháp bảo lĩnh: Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì bị tạm giam; Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.
» Điều kiện bảo lãnh tại ngoại khi bị tạm giam?
» Luật sư bào chữa vụ án hình sự
Dịch vụ viết đơn xin bảo lãnh cho bị can tại ngoại:
Tham khảo thêm: Mẫu đơn trình báo công an bị de dọa