Hiện nay theo quy định của pháp luật thì để đám bảo cho quá trình giao dịch, mua bán hay bất kỳ hoạt động gì liên quan đến tài sản, dịch vụ…các bên đều có thể tiến hành giao kết hợp đồng. Đây được xem là một loại văn bản có giá trị pháp lý mà bắt buộc các bên phải thực hiện theo. Vậy, chủ thể của hợp đồng là gì? Chủ thể, đối tượng và bản chất của hợp đồng? Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.
Căn cứ pháp lý:
Xem thêm: đối tượng của hợp đồng
– Bộ luật dân sự 2015;
Nội dung chính
1. Chủ thể của hợp đồng là gì?
Trước khi tìm hiểu về khái niệm chủ thể hợp đồng là gì? Tác giả sẽ giới thiệu cho bạn đọc biết về khái niệm hợp đồng. Căn cứ theo Bộ luật dân sự quy định về hợp đồng như sau:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”
Theo đó, chủ thể của hợp đồng là những đối tượng tham gia trực tiếp vào hợp đồng, trong đó quy định rõ các quyền và nghĩa vụ của các bên. Trường hợp quy phạm sẽ phải chịu trách nhiệm như đã thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh
Chủ thể Hợp đồng
Contract subject
Đối tượng
Object
Giao kết hợp đồng
Contracting
Pháp nhân
Legal
3. Chủ thể, đối tượng và bản chất của hợp đồng
Thứ nhất, chủ thể giao kết hợp đồng
Chủ thể của giao kết hợp đồng có thể là cá nhân hay pháp nhân được thành lập hợp pháp và theo quy định của pháp luật. Hiện nay trong một quan hệ hợp đồng có thể xuất hiện nhiều cặp chủ thể thích ứng với từng mục đích và bản chất của hợp đồng. Tuy nhiên vẫn sẽ có hai chủ thể như sau, một là người có các quyền và hai là người sẽ có nghĩa vụ. Thông thường chúng ta hay nhìn thấy trong hợp đồng lao động là người lao động và người sử dụng lao động luôn có những quyền và nghĩa vụ trong cùng một hợp đồng lao động. Chính vì vậy, một chủ thể có thể có nhiều quyền và cùng thực hiện nghĩa vụ đối với nhiều chủ khác và ngược lại một chủ thể có thể có nhiều quyền với nhiều chủ thể khác nhau và có các nghĩa vụ ương ứng khác
Tìm hiểu thêm: Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
Thứ hai, bản chất
Một, sự thỏa thuận ý chí
Xem thêm: Chủ thể là gì? Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự theo BLDS năm 2015
Trong mọi mối quan hệ, pháp luật nước ta luôn quan tâm đến ý chí của mỗi cá nhân hay mục đích của từng pháp nhân, chính vì vậy sự thỏa thuận trong hợp đồng luôn được nâng cao ưu tiên. Tuy nhiên, việc thỏa thuận vẫn sẽ hoạt động dựa theo cơ chế của pháp luật. Chủ đích của sự thỏa thuận hay mục đích của nó chính là sự thống nhất, trao đổi hay thỏa thuận với nhau về một việc xác định nào đó, ý chí của mỗi bên phải cùng hướng về một mục đích, cùng thống nhất một quan điểm, tuy nhiên, không nhất thiết phải thỏa thuận về tất cả những vấn đề xoay quanh hay phát sinh từ mối quan hệ của họ. Trường hợp có những vấn đề mà mặc dù đã thỏa thuận nhưng vì nhiều lý do nào đó họ không thể lường trước được phát sinh dẫn đến bất đồng hay xảy ra hậu quả thì sẽ được dự liệu trong các quy định của pháp luật về chế định hợp đồng.
Chính vì vậy, để tránh những phát sinh không mong muốn xảy ra thì bắt buộc ý chí của các bên cần đủ rõ ràng (không có nghĩa là không chấp nhận sự ngầm định) và thống nhất với nhau.
Hai, hệ quả pháp lý
Hệ quả pháp lý trong hợp đồng được hiểu là những sự tạo lập hay thay đổi chấm dứt một thỏa thuận hay nghĩa vụ của bên này dẫn đến xâm phạm đến quyền và lợi ích mà đáng ra bên kia được hưởng hoặc quan hệ pháp luật được các bên thỏa thuận với nhau. Một thỏa thuận để được coi là hợp đồng, cần là một trong những nguồn gốc phát sinh của nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ ý chí của chủ thể) cả về mặt chủ quan và khách quan.
Một sự thỏa thuận hay một mọt lời cam kết nếu không được quy định trong một văn bản nào có giá trị thì nhiều khả năng nó không có giá trị và chưa thể được xem là một hợp đồng. Hiệu lực của những cam kết hay nghĩa vụ, quyền của các bên chỉ mang tính hình thức và không được áp dụng bởi những quy định này không có sự ràng buộc bởi pháp luật, chính vì vậy, khi xảy ra vấn đề pháp sinh thì thường các quyền lợi của các bên không được đảm bảo.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì đối tượng của hợp đồng sẽ phụ thuộc vào từng loại hợp đồng mà quy định các đối tượng khác nhau và phù hợp. Đối tượng của hợp đồng có thể là tài sản, dịch vụ, vận chuyển, các công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Điều kiện có hiệu lực hợp đồng
Thứ nhất, về mặt chủ thể, thì chủ thể tham gia hợp đồng dân sự phải đảm bảo có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự phù hợp với loại hợp đồng đó. Chủ thể tham gia vào quan hệ hợp đồng nếu là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự, nhân thức và làm chủ được hành vi của mình trong việc xác lập thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự và tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó. Tùy thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân được tham gia vào các hợp đồng phù hợp với độ tuổi.
Xem thêm: Cơ quan hành chính nhà nước – Chủ thể quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất
Còn nếu là pháp nhân tham gia vào hợp đồng dân sự được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp. Trong trường hợp người tham gia hợp đồng là tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân, hộ gia đình thì chủ thể tham gia xác lập, kí kết thực hiện hợp đồng đó là người đại diện hoặc người được được ủy quyền.
Tham khảo thêm: Hợp đồng cho thuê xe ô tô
Thứ hai, mục đích và nội dung của hợp đồng. Mục đích là những lợi ích hợp pháp, là hậu quả pháp lý trực tiếp mà giao dịch dân sự (phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự) mà các bên tham gia mong muốn đạt được khi thực hiện hợp đồng. Nội dung của hợp đồng là tổng hợp các điều khoản, các cam kết được xác định là quyền và nghĩa vụ của các bên và có tính chất ràng buộc các chủ thể khi tham gia thực hiện hợp đồng. Các bên có thể thỏa thuận với nhau về nội dung của hợp đồng.
Thứ ba, ý chí khi thực hiện hợp đồng. Bản chất của hợp đồng là giao dịch dân sự, việc giao kết hợp đồng sẽ phát sinh quyền lợi và nghĩa vụ cả các bên chủ thể tham gia vào hợp đồng, do vậy khi thực hiện giao kết hợp đồng các bên phải đảm bảo tính tự nguyện, tự do trong quá trình cam kết thỏa thuận.
Thứ tư, hình thức của hợp đồng. Về mặt hình thức của giao dịch dân sự, thì giao dịch dân sự có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: bằng lời nói, bằng văn bản, hoặc bằng những hành vi cụ thể. Tương tự như vậy, hợp đồng cũng được thể hiện dưới các hình thức như lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, tuy nhiên, thường thì khi giao kết hợp đồng các bên thường lựa chọn thể hiện dưới hình thức văn bản. Trong một số trường hợp nhất định thì việc thể hiện hình thức của hợp đồng ngoài việc thể hiện bằng văn bản thì hợp đồng còn phải được công chứng, chứng thực theo định quy định của luật đó thì mới có hiệu lực.
4. Các loại hợp đồng
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 quy định có các loại hợp đồng sau đây:
- Căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của các bên thì có hợp đồng song vụ hoặc hợp đồng đơn vụ:
+ Theo đó hợp đồng song vụ là loại hợp đồng mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Trong hợp đồng song vụ thì các bên tham gia vừa có quyền vừa có nghĩa vụ với nhau. Quyền của bên này đồng thời là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Do đó việc thỏa thuận để đưa nội dung để ràng buộc quyền và nghĩa vụ của các bên vào hợp đồng là rất quan trọng, nó dẫn đến khả năng thực hiện hợp đồng của các bên (Ví dụ: hợp đồng mua bán tài sản)
+ Hợp đồng đơn vụ là loại hợp đồng chỉ một bên có nghĩa vụ. Ví dụ: hợp đồng tặng cho tài sản,..Trái ngược với hợp đồng song vụ hợp đồng đơn vụ là loại hợp đồng không có đền bù, bởi vì bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của bên mang quyền, còn bên mang quyền sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ để đem lại lợi ích. Như vậy để xác định hợp đồng song vụ hay hợp đồng đơn vụ chỉ cần căn cứ vào quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đó tính từ thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng.
Căn cứ vào hiệu lực của hợp đồng thì có hợp đồng chính và hợp đồng phụ:
Xem thêm: Đặc điểm, chủ thể và khách thể của quan hệ pháp luật hành chính
+ Hợp đồng chính là loại hợp đồng mà hiệu lực của nó không phụ thuộc vào nội dung của hợp đồng phụ. Do đó để phân biệt hợp đồng chính hay hợp đồng phụ cần căn cứ vào hiệu lực của hợp đồng, hợp đồng chính tồn tại độc lập và không bị lệ thuộc vào nội dung của hợp đồng phụ.
+ Còn hợp đồng phụ là loại hợp đồng mà hiệu lực của nó phụ thuộc vào hợp đồng chính, có thể hiểu trong trường hợp này nếu hợp đồng chính không có hiệu lực thì đồng nghĩa với việc hiệu lực của hợp đồng phụ cũng chấm dứt. Tuy nhiên cũng có trường hợp pháp luật quy định hợp đồng phụ không phụ thuộc vào nội dung của hợp đồng chính (Ví dụ: trong các giao dịch bảo đảm) nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích các bên trong khi hợp đồng chính vô hiệu.
Hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba là loại hợp đồng trong đó các bên đều phải thực hiện nghĩa vụ nhằm mang lại lợi ích cho người thứ ba. Tức là chỉ có người thứ ba mới được hưởng lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng. Đây là loại hợp đồng mà cả hai bên chủ thể tham gia hợp đồng cùng thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của bên thứ ba.
Hợp đồng có điều kiện thực hiện, là loại hợp đồng mà các bên có thỏa thuận về điều kiện để bắt đầu thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên. Do đó việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên căn cứ vào sự kiện thực tế phát sinh trong tương lai được các bên xác định trong nội dung hợp đồng và phải phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu điều kiện phát sinh đó là công việc thì công việc đó phải thực hiện được.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về chủ thể cỉa hợp đồng là gì, chủ thể, đối tượng và bản chất của hợp đồng. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.
Đọc thêm: Hợp đồng làm việc xác định thời hạn