logo-dich-vu-luattq

Doanh nghiệp tính thuế gtgt theo phương pháp trực tiếp

Các đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp thì tính thuế giá trị gia tăng như thế nào? Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp như thế nào? Lawkey sẽ giải đáp thắc mắc này ngay sau đây.

1. Đối tượng áp dụng tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

– Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng. Trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.

Xem thêm: Doanh nghiệp tính thuế gtgt theo phương pháp trực tiếp

Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập. Trừ trường hợp đăng ký tự nguyện.

– Hộ, cá nhân kinh doanh.

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư. Và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán; hóa đơn; chứng từ theo quy định của pháp luật. Trừ các tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu khí.

– Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã. Trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

2. Cách tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp

Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp được tính như sau:

Số thuế giá trị gia tăng = Doanh thu x Tỷ lệ %

Trong đó:

♠ Doanh thu:

Là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.

Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế giá trị gia tăng theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định.

Trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói (Bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được). Thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.

♠ Tỷ lệ %:

Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:

Đọc thêm: Cách tính thuế Thu nhập cá nhân

– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;

– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;

– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;

– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Xem thêm >>> Ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu

3. Mẫu tờ khai kê khai thuế giá trị gia tăng

Doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu số 04/GTGT: tờ khai GTGT trực tiếp trên doanh thu.

4. Đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý

Đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý sẽ tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng

Cách tính như sau:

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = Giá trị gia tăng x Thuế suất

Trong đó:

♠ Thuế suất thuế giá trị gia tăng của mặt hàng là vàng, bạc, đá quý là 10%.

♠ Giá trị gia tăng: được xác định như sau

Giá trị gia tăng = Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra – Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng

Tham khảo thêm: Thuế phí sang tên sổ đỏ

+ Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra: là giá bán thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng. Đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng; tiền công chế tác; hoặc các khoản phí khác mà bên bán được hưởng (nếu có).

+ Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào: là giá trị mua vào trong nội địa hoặc nhập khẩu đã có thuế giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý.

Lưu ý:

Trường hợp trong kỳ tính thuế phát sinh giá trị gia tăng âm (-) của vàng, bạc, đá quý thì được tính bù trừ vào giá trị gia tăng dương (+) của vàng, bạc, đá quý.

Trường hợp không có phát sinh giá trị gia tăng dương (+) hoặc giá trị gia tăng dương (+) không đủ bù trừ giá trị gia tăng âm (-). Thì được kết chuyển để trừ vào giá trị gia tăng của kỳ sau trong năm.

Kết thúc năm dương lịch, giá trị gia tăng âm (-) không được kết chuyển tiếp sang năm sau.

♣ Mẫu tờ khai thuế giá trị gia tăng

Doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế giá trị gia tăng theo mẫu 03/GTGT: tờ khai GTGT trực tiếp trên giá trị gia tăng.

*** Căn cứ pháp lý ***

Thông tư 219/2013/TT-BTC

Thông tư 119/2014/TT-BTC

Trên đây là những thông tin cơ bản về tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Nếu còn có thắc mắc, hãy liên hệ với Lawkey – Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán thuế trọn gói.

Điện thoại: (024) 665.65.366 Hotline: 0967 370 488

Email: info@dichvuluattoanquoc.com Facebook: LawKey

Tìm hiểu thêm: Thủ tục nộp thuế trước bạ xe máy cũ

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !