NỘI DUNG TƯ VẤN
Nội dung chính
1. Khái niệm lao động là gì?
Lao động là việc thực hiện công việc nhất định của người lao động theo thoả thuận với người sử dụng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Xem thêm: điều kiện làm việc là gì
2. Điều kiện lao động là gì ?
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế, kĩ thuật thể hiện bằng các công cụ, phương tiện lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, quy trình công nghệ trong một không gian nhất định và việc bố trí, sắp xếp, tác động qua lại giữa các yếu tố đó đối với người lao động, tạo nên một điều kiện nhất định cho người lao động trong quá trình làm việc.
Điều kiện lao động gồm: công việc phải làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, địa điểm làm việc, điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp, định mức lao động đối với người lao động.
Những điều kiện này được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau phù hợp với các đối tượng lao động khác nhau, như điều kiện lao động đối với lao động nữ, điều kiện lao động đối với lao động người chưa thành niên, điều kiện lao động đối với lao động là người cao tuổi, điều kiện lao động đối với lao động là người tàn tật, điều kiện lao động đối với lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao, điều kiện lao động đối với một số loại lao động khác…
3. Quan hệ pháp luật lao động.
Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động, người sử dụng lao động, các tổ chức đại diện của các bên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể.
Báo cáo Quan hệ lao động động, bảo đảm điều kiện làm việc tốt hơn và có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.
Tìm hiểu thêm: đất ở đô thị là gì
Tuy nhiên trong thực tế, điều kiện làm việc của công nhân ở nhiều nơi vẫn chưa được bảo đảm. Nhiều công nhân phải làm việc trong môi trường bị ô nhiễm nặng như nóng, bụi, tiếng ồn, độ rung vượt tiêu chuẩn cho phép. Điều đó đã tác động xấu đến sức khoẻ người lao động, gây ra các bệnh nghề nghiệp. Trung bình hàng năm, các đơn vị đã đo, kiểm tra môi trường lao động được gần 550.000 mẫu. Số mẫu đo, kiểm tra môi trường lao động vượt tiêu chuẩn cho phép chiếm trên 10%, chưa có xu hướng giảm, tập trung vào yếu tố phóng xạ, từ trường, bụi, ồn, ánh sáng, rung, hơi khí độc. Nhiều chức danh nghề nặng nhọc độc hại và đặc biệt nặng nhọc độc hại phát sinh trong thực tế chưa được cập nhập và ban hành để làm cơ sở cho việc giải quyết các chế độ quyền lợi cho người lao động.
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì số vụ tai nạn lao động xảy ra còn lớn, năm 2016 cả nước xảy ra 7.588 vụ với 7.806 người bị tai nạn, trong đó tai nạn chết người chiếm 9%. So với năm 2015 thì số vụ tai nạn lao động giảm, nhưng số người tai nạn lao động và số người chết do tai nạn lao động tăng.
Thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy ra năm 2016 được xác định như sau: chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết và những người bị thương,… là 171,63 tỷ đồng; thiệt hại về tài sản là 7,8 tỷ đồng; tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 98.176 ngày.
4.4 Tiêu chuẩn về phúc lợi và an sinh xã hội
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo số liệu báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì năm 2016 có 201.596 doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội, tăng 13,2% so với năm 2015. Tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội trong các các loại hình doanh nghiệp là 8,52 triệu người, tăng 7,23% so với năm 2015.
Tiền lương bình quân tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tất cả các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2016 là 4,3 triệu đồng, tăng 12,16% so với năm 2015 và chiếm 75% tiền lương bình quân của người lao động.
5. Các yếu tố khác tác động đến quan hệ lao động
Tính đến hết tháng 12/2016, cả nước có có 220 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động thu hút 2,8 triệu lao động vào làm việc tại các khu công nghiệp tập trung, trong đó có khoảng 50-60% lao động đến từ các địa phương khác. Việc hình thành các khu công nghiệp tập trung tạo nên sự dịch chuyển, tập trung lực lượng lao động trên cùng một địa bàn dân cư, gây mất cân đối, thiếu hụt về cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi, nhất là vấn đề nhà ở, trường học, nhà mẫu giáo, các thiết chế văn hóa. Vì vậy, quan tâm giải quyết các điều kiện về nhà ở, các công trình phúc lợi công cộng có tác động tích cực đến quan hệ lao động.
5.1 Về nhà ở công nhân khu công nghiệp
Tham khảo thêm: Thư điện tử email là gì
Việc phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở công nhân đã được Chính phủ đưa vào Chiến lược phát triển nhà ở đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Đồng thời Chính phủ ban hành Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội nhằm tạo điều kiện cho những người lao động có thu nhập thấp được sở hữu nhà ở.
Theo thông tin từ Bộ Xây dựng, tính đến hết năm 2016, cả nước đã hoàn thành 179 dự án nhà ở xã hội dành cho công nhân, người thu nhập thấp. Trong đó, có 97 dự án nhà ở xã hội cho công nhân, 82 dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp. Tổng cộng cung cấp khoảng 71.150 căn hộ, tương đương 3,7 triệu m2 với mức đầu tư 25.900 tỉ đồng. Để hỗ trợ công nhân, người có thu nhập thấp, các địa phương trong cả nước đang triển khai 70 dự án nhà ở xã hội cho công nhân, 121 dự án nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp. Tổng số căn hộ sẽ là 163.800, mức đầu tư khoảng 71.800 tỉ đồng. Con số trên tuy không nhỏ nhưng mới chỉ đạt 28% so với chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia.
Tuy nhiên, kết quả thực hiện các dự án nhà ở cho công nhân khu công nghiệp mới đáp ứng được khoảng 15-20% nhu cầu về nhà ở của công nhân, số còn lại đã phải thuê nhà trọ bên ngoài, điều kiện sinh hoạt đa phần là thiếu thốn, chật chội với giá thuê từ 500.000-700.000 đồng/người/tháng.
5.2 Đời sống văn hóa tinh thần
Để xây dựng đời sống văn hóa của công nhân khu công nghiệp gắn với các thiết chế văn hóa tinh thần, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1780/QĐ-TTg ngày 12/10/2011 phê duyệt Đề án xây dựng đời sống văn hóa công nhân ở các Khu công nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020. Mới đây, ngày 12/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 655/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” giao cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chủ trì triển khai thực hiện. Triển khai các Quyết định nêu trên, nhiều địa phương đã quan tâm quy hoạch, đầu tư xây dựng, đưa vào hoạt động các nhà văn hóa, câu lạc bộ công nhân.
Việc đầu tư xây dựng các trung tâm văn hóa, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân và người lao động tại khu công nghiệp mới chỉ là những việc làm bước đầu. Hiện nay, cả nước mới có 33 cung văn hóa, nhà văn hóa, trung tâm văn hóa lao động cấp tỉnh; 20 nhà văn hóa lao động cấp huyện; trên 100 nhà văn hóa lao động trong các doanh nghiệp; tại 98 khu công nghiệp mới chỉ có 6 khu công nghiệp có trung tâm văn hóa, thể thao đạt tỷ lệ 6%; có 28% doanh nghiệp tổ chức các cuộc giao lưu, liên hoan, hội diễn văn nghệ; 31% doanh nghiệp tổ chức luyện tập, thi đấu thể thao.
Trên thực tế đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động vẫn còn không ít những khoảng trống. Hệ thống thiết chế văn hóa, công trình phúc lợi, trường học, bệnh viện, nhà ở… phục vụ công nhân lao động khu công nghiệp chưa được đầu tư thỏa đáng, chưa đáp ứng được nhu cầu, đời sống văn hóa tinh thần của công nhân, lao động.
Luật Minh Khuê (sưu tầm & biên tập)
Tìm hiểu thêm: Bói toán được hiểu là gì?