logo-dich-vu-luattq

Dịch vụ ăn uống là gì

Dịch vụ ăn uống là ngành rất phát triển ở Việt Nam nhưng cạnh tranh cao. Vì thế, khi mở quán ăn, nhà hàng thì doanh nghiệp, hộ kinh doanh cần nắm rõ thủ tục, mã ngành dịch vụ ăn uống để kinh doanh thuận lợi, hợp pháp, tránh lỡ thời cơ lớn.

Xem thêm: Dịch vụ ăn uống là gì

Khi muốn mở nhà hàng, quán ăn, dịch vụ ăn uống, bạn có thể đăng ký kinh doanh ở hình thức hộ kinh doanh hoặc công ty.

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là gì?

Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống là cơ sở chế biến thức ăn, đồ uống mang đi hoặc dùng tại chỗ. Các cơ sở này có thể hoạt động dưới hình thức cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn nhanh, thực phẩm chín, tiệm ăn uống nhỏ, quán ăn nhỏ, nhà hàng ăn uống, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng-tin, bếp ăn tập thể…

Mở quán ăn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống thì chọn loại hình hộ kinh doanh hay công ty?

Để mở quán ăn, tiệm kinh doanh ăn uống nhỏ bạn có thể lựa chọn loại hình hộ kinh doanh cá thể. Các quán ăn, tiệm ăn uống nhỏ như thế này chỉ được sử dụng dưới 10 lao động và có nhiều lợi thế về thuế, trách nhiệm, quy định hơn loại hình công ty, doanh nghiệp.

Còn nếu bạn có kế hoạch mở quán ăn, nhà hàng lớn, sau này mở chuỗi nhà hàng hay chuỗi quán ăn, thì hình thức mà bạn nên chọn là doanh nghiệp, công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống. Bạn cũng có thể bắt đầu với hình thức hộ kinh doanh. Sau khi có đủ vốn và tình hình kinh doanh thuận lợi, muốn mở rộng, phát triển chuỗi thì chuyển đổi thành doanh nghiệp cũng chưa muộn.

Về sự khác biệt, ưu nhược điểm của loại hình hộ kinh doanh và công ty, doanh nghiệp, bạn có thể tham khảo thêm trên website Kế toán Anpha tại bài viết dưới. Về cơ bản, dù lựa chọn lĩnh vực kinh doanh nào thì hai loại hình này vẫn giữ nguyên các đặc điểm được quy định sẵn.

Xem thêm: Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể

Kinh doanh dịch vụ ăn uống cần những điều kiện gì?

Khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì không cần xin cấp bổ sung giấy tờ trước. Tuy nhiên, để hoạt động một cách hợp pháp thì hộ kinh doanh, công ty cần có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là điều rất quan trọng và bắt buộc, không thể bỏ qua.

Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm này cần 20 – 40 ngày để hoàn thiện, với chi phí từ 15 triệu đồng trở lên nếu hộ kinh doanh, doanh nghiệp tự làm. Cụ thể về thủ tục, thời gian, chi phí… cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp, hộ kinh doanh có thể xem thêm tại bài viết trên website của Kế toán Anpha.

Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy phép VSATTP cho hộ kinh doanh do cơ quan chức năng cấp quận, huyện cấp; còn của doanh nghiệp là do cơ quan chức năng cấp tỉnh, thành phố cấp. Doanh nghiệp hay hộ kinh doanh đều có thể làm thủ tục thành lập công ty, hộ kinh doanh trước rồi hoàn thiện giấy phép VSATTP sau.

Hồ sơ, thủ tục đăng ký ngành ăn uống, dịch vụ ăn uống hình thức hộ gia đình

Để hiểu hơn về hộ kinh doanh cá thể, bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết trong bài viết thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Ở đây, Anpha chỉ liệt kê một số thông tin quan trọng nhất.

Tham khảo: Hồ sơ, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hồ sơ cho ngành này dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể, do cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ bao gồm:

Dịch vụ ăn uống cho hộ kinh doanh và công ty: thủ tục và lưu ý

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.

  • Tờ khai đăng ký thuế theo mẫu số 03-ĐK-TCT (Ban hành kèm theo Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính).

  • Hợp đồng thuê nhà/mượn nhà (nếu nơi đặt hộ kinh doanh là nhà thuê/mượn), giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu nơi đặt hộ kinh doanh là nhà ở của chủ sở hữu).

  • Chứng minh nhân dân sao y chứng thực.

  • Đọc thêm: Nhịp sống 24/7

    Giấy ủy quyền có công chứng nếu chủ sở hữu không phải là người đi nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.

TẢI TRỌN BỘ Hồ sơ đăng ký kinh doanh ngành ăn uống theo hình thức HKD

Bạn điền tất cả thông tin vào những giấy tờ trên rồi nộp tại bộ phận một cửa của UBND nơi muốn đặt trụ sở hộ kinh doanh. Ngoài những thông tin cá nhân cơ bản thì những nội dung như vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh… cứ thể hiện theo ý chí của mình. Không có quy định về câu chữ nào đối với những nội dung này.

Ví dụ:

– Vốn điều lệ: 50.000.000 đồng, 20.000.000 đồng…

– Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ ăn uống (hoặc bán cơm, bán đồ uống, kinh doanh ăn uống…).

Tùy UBND mà giấy phép sẽ có kết quả trong vòng từ 3-5 ngày làm việc.

Sau khi có giấy phép, trong vòng 10 ngày, bộ phận thuế của UBND sẽ gọi để làm việc ban đầu và hướng dẫn các cách thức triển khai, hoạt động… Nhưng cũng có thể, bộ phận này sẽ không chủ động liên hệ. Nên khi thấy gần hết 10 ngày kể từ khi có giấy phép mà chưa thấy bên thuế liên lạc thì phải chủ động gặp họ. Nếu quá 10 ngày, hộ kinh doanh sẽ bị phạt không khai báo.

Hãy lưu ý, ngành ăn uống đối với hộ kinh doanh chỉ được hoạt động tại trụ sở, không có chi nhánh hay văn phòng đại diện. Vì bạn chỉ được đăng ký hộ kinh doanh tại một địa chỉ duy nhất trên toàn quốc, mỗi người chỉ được đứng tên trên một hộ kinh doanh duy nhất mà thôi.

Hồ sơ đăng ký ngành ăn uống, dịch vụ ăn uống hình thức công ty

Doanh nghiệp có thể tham khảo bài viết về thành lập công ty, doanh nghiệp mới trên website của Kế Toán Anpha để hiểu thêm các thông tin khác. Ở đây, Anpha chỉ liệt kê một số thông tin cơ bản.

Tham khảo: Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp mới

Hồ sơ cho ngành này dưới hình thức công ty bao gồm:

Dịch vụ ăn uống cho hộ kinh doanh và công ty: thủ tục và lưu ý

TẢI MIỄN PHÍ Hồ sơ đăng ký kinh doanh ngành ăn uống theo hình thức công ty

Hồ sơ nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố, nơi công ty đặt trụ sở chính.

Có một điều Anpha muốn lưu ý bạn ở giai đoạn này: Theo kinh nghiệm của Anpha, trong thời gian chờ đợi có kết quả, có thể có nhiều người mời gọi bạn mua sách thuế, phần mềm khai thuế… Bởi mã số thuế và thông tin doanh nghiệp khi đó đã được công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Lời khuyên của Anpha là hãy bình tĩnh chờ đợi. Đó có thể là những người lợi dụng sự thiếu kinh nghiệm của doanh nghiệp mới để lừa gạt.

Thời gian để Sở xử lý hồ sơ và cấp giấy phép cho doanh nghiệp là từ 5 – 7 ngày. Sau khi thành lập, doanh nghiệp cần kê khai thuế ở cơ quan thuế.

Mã ngành dịch vụ ăn uống cần biết

Mã ngành nghề

Loại dịch vụ

Ghi chú khác

Tìm hiểu thêm: Rủi ro là gì? Các loại rủi ro trong bảo hiểm người mua cần biết

5610

Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ cố định hoặc lưu động (phục vụ cho khách ăn tại chỗ (order), tự phục vụ (buffet) hoặc mang về).

Bao gồm phục vụ ăn uống trên tàu, thuyền…

Được phép hoạt động tại trụ sở đăng ký kinh doanh.

5630

Dịch vụ phục vụ đồ uống: Hoạt động chế biến và phục vụ đồ uống cho khách tại cửa hàng, quán nước, các loại hàng quán khác…

Trừ bán buôn đồ uống đóng sẵn vì nó thuộc nhóm ngành bán lẻ.

Trừ kinh doanh quán bar, quán giải khát có khiêu vũ và không hoạt động tại trụ sở.

4633

Bán buôn các loại đồ uống pha chế và đóng sẵn.

Được hoạt động tại trụ sở đăng ký kinh doanh.

5621

Cung cấp dịch vụ ăn uống theo hợp đồng không thường xuyên với khách hàng (phục vụ tiệc, hội họp, đám cưới…).

Được hoạt động tại trụ sở đăng ký kinh doanh.

5629

Dịch vụ ăn uống khác: Hoạt động dưới hình thức căng tin trường học, công ty, bệnh viện… cung cấp suất ăn theo hợp đồng.

Khi thành lập công ty về ăn uống thì cá nhân/tổ chức lưu ý phải xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm do Sở Y tế cấp thì mới có thể đi vào hoạt động. Tuyệt đối không “quên” bước này, nếu không doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ bị phạt rất nặng.

Xem thêm: Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm

Trên đây là những thông tin cơ bản về đăng ký dịch vụ ăn uống theo hình thức hộ kinh doanh cá thể hay công ty, doanh nghiệp. Nếu bạn đã lựa chọn được loại hình phù hợp với mình, muốn làm giấy phép kinh doanh, đăng ký thành lập công ty, hộ kinh doanh nhanh chóng thì có thể tham khảo dịch vụ thành lập công ty, dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể của Anpha. Chi phí trọn gói cho việc này chỉ từ 250.000 đồng. Bạn không cần đi lại, làm giấy tờ, hồ sơ, Anpha sẽ thay bạn hoàn thiện mọi thứ. Hãy liên hệ với Anpha qua hotline 0967 370 488 (TP. HCM) hoặc 0967 370 488 (Hà Nội) để được hỗ trợ. nếu có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ cụ thể bất kỳ vấn đề nào khác.

Ngọc Lê – Phòng pháp lý Anpha

Tham khảo thêm: Thị trường chứng khoán là gì

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !