Cùng với sự phát triển của xã hội, những vấn đề tiêu cực cũng không ngừng phát sinh, trong đó có sự gia tăng của tội phạm giết người. Vài năm gần đây, liên tục xuất hiện nhiều vụ giết người chỉ do mâu thuẫn cá nhân, gây chấn động dư luận. Giết người là một trong những hành vi vô nhân tính, đe dọa nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội. Hãy cùng Phương Nam 24h tìm hiểu về dấu hiệu pháp lý và khách quan của tội giết người để hiểu rõ hơn về loại tội phạm này.
Xem thêm: Dấu hiệu pháp lý là gì
Nội dung chính
Dấu hiệu pháp lý là gì?
Dấu hiệu pháp lý là dấu hiệu dùng làm cơ sở để căn cứ vào đó mà xem xét hành vi của một người có phạm tội hay không và nếu có thì thuộc loại tội danh nào.
Bất cứ loại tội phạm nào cũng vậy, để có thể định tội và áp dụng các biện pháp xử phạt thích đáng thì đều cần phải xem xét rõ ràng các dấu hiệu pháp lý. Dấu hiệu pháp lý không phải là một yếu tố để tăng nặng hoặc giảm nhẹ tội danh.
Dấu hiệu pháp lý của tội giết người
Để xác định một người có phạm phải tội giết người hay không, cần xem xét dấu hiệu pháp lý của hành vi dựa trên các mặt: khách quan, chủ quan, khách thể và chủ thể.
1. Dấu hiệu khách quan của tội giết người
Dấu hiệu khách quan của tội giết người là hành vi làm chết người khác. Điều kiện cần là hành vi có sự kiểm soát và điều khiển của ý thức. Điều kiện đủ là hành vi có kết quả làm chết người được thực hiện bằng hành động hoặc không. Cụ thể:
Tham khảo thêm: Tư vấn môi trường là gì
– Hành vi là hành động: Trực tiếp dùng hành động tác động đến nạn nhân, làm nạn nhân mất mạng (đâm, chém, bóp cổ, đầu độc, đốt nhà, đánh,…).
– Hành vi không là hành động: Thấy rõ nạn nhân có nguy cơ tử vong, bản thân lại có thể cứu sống họ nhưng không làm. Chẳng hạn như các bác sĩ cố tình không cho người bệnh uống thuốc.
Tội giết người sẽ cấu thành nếu hành vi giết người là nguyên nhân trực tiếp khiến nạn nhân tử vong hoặc là hành vi trái pháp luật (có một số hành vi giết người không được xem là trái pháp luật như: thi hành án tử hình, phòng vệ chính đáng,….).
2. Dấu hiệu chủ quan của tội giết người
Mặt chủ quan của tội giết người là lỗi cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp làm nạn nhân chết. Điều 10 Bộ luật hình sự 2015 có quy định:
– Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội thấy rõ hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho xã hội, thấy được hậu quả chết người nhưng vẫn thực hiện và mong muốn cho hậu quả xảy ra.
– Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội thấy rõ hành vi của mình có thể gây nguy hiểm cho xã hội, thấy được hậu quả chết người nhưng vẫn để hậu quả xảy ra mặc dù không mong muốn nó sẽ xảy ra.
Tham khảo thêm: Khấu hao là gì?
3. Dấu hiệu khách thể của tội giết người
Mỗi con người đều có quyền được bảo vệ tính mạng. Những hành vi xâm phạm đến quyền này, tước đi mạng sống của một con người chính là dấu hiệu khách thể của tội giết người.
4. Dấu hiệu chủ thể của tội giết người
Chủ thể của hành vi giết người là bất cứ ai có đủ năng lực và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trong đó:
– Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 14 tuổi trở lên.
– Người đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự là người không bị tâm thần, không mắc các chứng về rối loạn tâm lý, nhận thức,….
Nếu chủ thể giết người khi được xác định là đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự nhưng sau đó lại mắc bệnh về nhận thức thì phải chữa trị và vẫn chịu trách nhiệm hình sự.
Trên đây là các dấu hiệu pháp lý tội giết người mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết, các bạn đã nắm được các dấu hiệu khách quan, chủ quan, chủ thể, khách thể của tội giết người là gì?
Tham khảo thêm: Nhận tiền kiều hối là gì