Trên bản đồ đất đai có rất nhiều ký hiệu khác nhau. Mặc dù không phổ biến như các ký hiệu đất ONT, ODT nhưng ký hiệu đất TSC cũng khá thường gặp. Vậy đất TSC là gì? Có những quy định nào liên quan đến đất TSC? Hôm nay, Cẩm Nang Mua Bán sẽ chia sẻ cụ thể với bạn. Nào hãy cùng dõi theo nhé.
Nội dung chính
Đất TSC là gì?
Loại đất TSC là gì? Ký hiệu TSC dùng để chỉ loại đất được sử dụng để xây dựng các trụ sở cơ quan nhà nước, đất công trình sự nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức sự nghiệp công lập và đất xây dựng các công trình khác thuộc quản lý của nhà nước.
Xem thêm: đất tsc là gì
Vậy đất trụ sở cơ quan là đất gì? Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là quy định liên quan đến lĩnh vực đất đai được ghi nhận lần đầu tiên tại Luật đất đai 2003 và tiếp tục kế thừa ở Luật Đất đai 2013.
Theo Điều 147 Luật Đất đai 2013: Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp quy định cụ thể như sau:
- Đất xây dựng trụ sở cơ quan gồm đất trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị và xã hội.
- Đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng các công trình sự nghiệp thuộc các ngành và lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, ngoại giao và các công trình sự nghiệp khác.
- Việc sử dụng đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp được quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Luật Nhà đất 2013. Đồng thời quy định rõ đất cơ quan sự nghiệp phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm bảo toàn diện tích đất trụ sở cơ quan được giao, được thuê. Đặc biệt là phải sử dụng đất đúng mục đích.
>>> Có thể bạn chưa biết: Tìm hiểu một số mẫu hợp đồng thuê đất phổ biến nhất hiện nay
Tóm lại
Đất TSC là loại đất được quy hoạch và lưu trữ cho các mục đích công cộng, thuộc quyền quản lý của nhà nước. Loại đất này không được sử dụng vào mục đích nông nghiệp, công nghiệp hoặc các mục đích cá nhân khác.
Tùy theo tình hình của từng địa phương mà việc quy hoạch đất đai sẽ dựa trên sự ban hành và chỉ đạo của Nhà nước. Yêu cầu các cá nhân, tổ chức được giao TSC phải thận trọng đồng thời cần sử dụng đúng mục đích cũng như tuân thủ đúng các quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm: SKC là đất gì? Đặc điểm và mục đích sử dụng đất SKC
Những quy định của pháp luật đối với quyền quản lý và sử dụng đất TSC
Bên cạnh việc tìm hiểu đất TSC là gì thì bạn cũng cần nắm được những quy định về đất TSC để hiểu và thực hiện đúng những quy định của pháp luật.
Quy định về sử dụng đất TSC
Đọc thêm: Tiền án tiền sự là gì
Vì đất TSC là loại đất thuộc danh mục đất phi nông nghiệp và không được sử dụng vào mục đích khác nên nhà nước đã ban hành nhiều quy định nhằm quản lý chặt chẽ. Một số quy định tiêu biểu về đất TSC đó là:
Cấm lạm dụng đất TSC
Trong quy định tại khoản 1 Điều 147 Luật Đất đai 2013 thì đất TSC chỉ được sử dụng vào mục đích duy nhất đó là xây dựng các cơ quan nhà nước. Hoặc đất TSC dùng để thiết lập cơ sở chính trị, tổ chức các đoàn thể xã hội phục vụ mục đích công cộng.
Tất cả những trường hợp cá nhân/tổ chức lợi dụng chiếm dụng đất TSC vào mục đích nông nghiệp, công nghiệp hoặc sử dụng tư lợi sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Khuyến khích sử dụng đất TSC hợp lý nhất
Bên cạnh đó, nhà nước còn có nhiều quy định về quản lý đất đai, khuyến sử dụng TSC vào mục đích phát triển xã hội.
Quy định về quản lý đất TSC
Bên cạnh những quy định về việc sử dụng đất TSC thì nhà nước còn có nhiều quy định về việc quản lý đất. Khu đất TSC nếu không đưa vào sử dụng thường sẽ được giao cho các cá nhân/cơ quan/tổ chức… quản lý. Nhà nước cũng đồng thời nghiêm cấm việc sử dụng đất TSC không đúng mục đích hoặc các hành vi chặt phá cây cối, phá hoại, mua bán… các khu đất công này.
Luật Đất đai 2013 còn quy định rõ trách nhiệm của người được giao quản lý đất TSC. Người quản lý đất TSC có thể là cơ quan, tổ chức nhận nhiệm vụ giữ đất hoặc được thuê đất. Đối tượng này có nhiệm vụ quản lý và giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo nguyên vẹn 100% diện tích đất ban đầu.
>>> Xem ngay: BHK là đất gì? Mục đích sử dụng đất BHK là gì?
Thực trạng và giải pháp trong quá trình sử dụng đất TSC
Thực trạng trong công tác quản lý và sử dụng đất TSC
Trong quá trình quản lý và sử dụng đất TSC hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:
- Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức. Việc sử dụng đất TSC của tổ chức và các địa phương chưa được kiểm tra, giám sát, đôn đốc thường xuyên. Hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một số tổ chức bị lấn chiếm diễn ra ở nhiều địa phương.
- Một số cá nhân, tổ chức còn buông lỏng quản lý. Thậm chí là không sử dụng hết diện tích đất được giao. Hoặc sử dụng đất TSC sai công năng, không đúng mục đích.
- Ngoài ra, còn có nhiều danh mục các dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất chậm được thực hiện. Nhiều địa phương còn để đất TSC bị hoang hóa. Các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm còn chưa chủ động lập phương án sử dụng đất.
Tham khảo thêm: địa chỉ cư trú là gì
>>> Tìm hiểu thêm: Đất phi nông nghiệp là gì? Có được xây nhà không?
Một số giải pháp nhằm nâng cao quá trình quản lý và sử dụng
Để khắc phục những tồn tại kể trên thì các UBND tỉnh/ thành phố, các tổ chức sử dụng đất cần tiến hành thực hiện rà soát các thửa đất đang có vướng mắc trên địa bàn theo đơn vị hành chính. Hoặc các thửa đất TSC đang bị các tổ chức để đất bị lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích, không có nhu cầu sử dụng hết diện tích đất được giao để đất hoang hóa… Đồng thời đề ra những giải pháp cụ thể để xử lý hiệu quả, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Bên cạnh đó, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật về đất đai đến đông đảo cán bộ, người dân. Nhằm giúp người dân hiểu rõ hơn đất TSC là gì. Khi đã hiểu rõ đất TSC là gì thì có thể tự giác thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Vận động người dân hoàn trả diện tích đất TSC nếu đã lấn chiếm.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, trách nhiệm quản lý và sử dụng đất TSC đối với đội ngũ cán bộ làm công tác địa chính, nhất là cấp xã.
Chưa dừng lại ở đó, các Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố phải tăng cường tổ chức giám sát, thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất TSC của các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Đồng thời đôn đốc thực hiện các kết luận thanh tra đã ban hành. Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Đối với các kết luận thanh tra còn có ý kiến khác nhau cần sớm xác minh, để rõ ràng minh bạch, tránh gây bức xúc trong nhân dân.
Tóm lại
Bên trên là chia sẻ của Mua bán về đất TSC là gì, nhằm giải đáp thắc mắc đất TSC là gì của nhiều cư dân. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với những ai đang quan tâm đến đất đai nói chung và đất TSC là gì nói riêng. Đừng quên truy cập Muaban.net để cập nhật ngay thông tin mới nhất về mua bán nhà đất, chung cư, tìm việc làm và vô số tin đăng hấp dẫn đa lĩnh vực khác.
Kham khảo thêm:
- Cải tạo đất nông nghiệp và 3 điều bạn nên biết!
- Đất thổ cư là gì? 5 điều cần nhớ trước khi quyết định mua
- Giá đất ảnh hưởng bởi 11 yếu tố sau đây
Trần Thanh – Content Writer
Đọc thêm: Cháu đích tôn là gì? Các trách nhiệm của cháu đích tôn là gì?