logo-dich-vu-luattq

đất nông nghiệp có được xây nhà không

Muốn xây nhà trên đất nông nghiệp: 04 thông tin quan trọng cần biết

Muốn xây nhà trên đất nông nghiệp: 04 thông tin quan trọng cần biết (Ảnh minh họa)

Xem thêm: đất nông nghiệp có được xây nhà không

1. Đất nông nghiệp là gì và mục đích sử dụng của đất nông nghiệp?

Theo khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

– Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

– Đất trồng cây lâu năm;

– Đất rừng sản xuất;

– Đất rừng phòng hộ;

– Đất rừng đặc dụng;

– Đất nuôi trồng thủy sản;

Tham khảo thêm: Bảng giá đất Vĩnh Long giai đoạn 2021-2024

– Đất làm muối;

– Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Theo quy định trên thì đất nông nghiệp được sử dụng với mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, làm muối… và không có mục đích để ở.

2. Xây nhà ở trên đất nông nghiệp được không?

Theo khoản 1 Điều 6 và Khoản 1 Điều 170 Luật Đất đai 2013 thì người sử dụng đất nông nghiệp có nghĩa vụ phải sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đúng mục đích sử dụng đất, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên thì đất nông nghiệp không có mục đích để ở, vì vậy, người sử dụng đất không được xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp.

3. Mức phạt khi xây nhà ở trên đất nông nghiệp?

Do nhu cầu về nhà ở tăng cao nên nhiều người dân vẫn tiến hành xây dựng nhà ở ngay trên đất nông nghiệp. Tuy nhiên, căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 thì trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp người sử dụng đất tự ý chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở (xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp) mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép là vi phạm pháp luật nên sẽ bị xử phạt theo quy định.

>> Xem chi tiết mức phạt khi xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp TẠI ĐÂY.

4. Muốn xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp phải làm thế nào?

Người sử dụng đất muốn xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp thì trước tiên phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở.

Tìm hiểu thêm: Cha mẹ cho con đất có đòi lại được không

Thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất thực hiện như sau:

– Người sử dụng đất nộp hồ sơ xin phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở đến cơ quan tài nguyên và môi trường (nơi có đất) để được giải quyết theo thẩm quyền.

Hồ sơ xin phép bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

+ Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất;

+ Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường (bản chính)

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất và hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Hình thức nộp hồ sơ: Nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính.

Khi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất ở sau khi được chuyển mục đích sử dụng (theo khoản 2 Điều 57 Luật đất đai).

Sau khi đã chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở, thì người sử dụng đất có thể tiến hành xây dựng nhà ở trên diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng.

Lưu ý: Trường hợp xây dựng nhà ở trên diện tích đất thuộc khu vực đô thị hoặc thuộc khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thì người sử dụng đất phải xin giấy phép giây dựng trước khi khởi công xây dựng (theo Điều 89 Luật Xây dựng 2014).

Bảo Ngọc

Đọc thêm: Đất ĐRM là đất gì? Có được chuyển đổi mục đích không?

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !