Thực tế, có rất nhiều khi công nghiệp sau khi thuê được đất nhưng không đưa vào sử dụng, đất bỏ hoang nhiều năm. Vậy quy chế pháp lý của đất khu công nghiệp là như thế nào?
Nội dung chính
1. Đất khu công nghiệp là gì?
Đất khu công nghiệp là đất để xây dựng cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu sản xuất, kinh doanh tập trung khác có cùng chế độ sử dụng đất. [theo Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được ban hành vào 29/11/2013].
Xem thêm: đất công nghiệp là gì
Hiểu một cách khác, đất khu công nghiệp là nơi để xây dựng các khu kinh doanh tập trung và tất cả đều có chung một chế độ sử dụng đất.
Thời hạn sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề theo thời hạn của dự án đầu tư.
Trường hợp thời hạn của dự án đầu tư dài hơn thời hạn sử dụng đất còn lại của khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề thì doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép điều chỉnh thời hạn sử dụng đất cho phù hợp nhưng tổng thời hạn sử dụng đất không quá 70 năm và phải nộp tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất đối với diện tích đất được gia hạn sử dụng.
Khi lập quy hoạch chi tiết xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào hiện trạng các khu dân cư tại địa phương, nhu cầu nhà ở của người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, bố trí quỹ đất ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để xây dựng khu chung cư, các công trình văn hóa, xã hội, dịch vụ phục vụ đời sống của người lao động.
2. Đất khu công nghiệp tiếng Anh là gì?
Đất khu công nghiệp trong tiếng Anh được hiểu là “Industrial land”
Về định nghĩa đất khu công nghiệp được hiểu như sau:
“Industrial park land means the land used for construction of industrial clusters, industrial parks, export processing zones and other concentrated production and business zones with the same land use regime.”
Tìm hiểu thêm: Khu tái định cư là gì
Nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa việc mua đất khu công nghiệp với thuê đất khu công nghiệp. Dựa vào định nghĩa ở trên, thì đất khu công nghiệp chỉ được nhà nước cho thuê với thời hạn sử dụng đất không quá 70 năm. Một số cá nhân và doanh nghiệp chấp nhận thuê toàn bộ thời gian và trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nên xem đây là hình thức mua.
Xem thêm: Quy định về thành lập khu công nghiệp tại Việt Nam
Tuy nhiên, sau thời gian thuê đất theo quy định, Nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất hoặc tiếp tục cho thuê tùy thuộc vào chính sách sử dụng đất thời điểm đó.
3. Quy định về sử dụng đất trong khu công nghiệp
Do tính chất quan trọng và quy mô đầu tư đòi hỏi nhà đầu tư phải có năng lực về vốn, trình độ quản lý, khai thác, vận hành nên không phải bất cứ cá nhân/doanh nghiệp hay tổ chức kinh tế nào cũng có quyền kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
Theo khoản 2 Điều 149 Luật Đất đai 2013 thì chủ thể kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp chỉ bao gồm:
- Tổ chức kinh tế
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Riêng với nhóm đối tượng mua/thuê đất trong khu công nghiệp để sản xuất kinh doanh thì rộng hơn. Bất kỳ ai có nhu cầu sử dụng đất trong khu công nghiệp để kinh doanh và tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ ở tất cả các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh (phù hợp với từng dự án khu công nghiệp) mà pháp luật không cấm đều có thể nhận chuyển nhượng hoặc thuê lại đất của chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 149 Luật Đất đai 2013 các chủ thể này bao gồm: Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trách nhiệm của doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề: Khi ký hợp đồng cho thuê đất, cho thuê lại đất phải xác định cụ thể tiến độ sử dụng đất tương ứng với tiến độ thực hiện dự án đầu tư và biện pháp xử lý nếu bên thuê đất, bên thuê lại đất không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất so với tiến độ sử dụng đất đã giao kết trong hợp đồng; Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về việc quản lý sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề; có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc bên thuê đất, thuê lại đất đưa đất vào sử dụng theo đúng tiến độ đã giao kết trong hợp đồng; Hàng năm, doanh nghiệp đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề có trách nhiệm báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục Quản lý đất đai và công bố công khai diện tích đất chưa cho thuê, cho thuê lại trong khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất và của Tổng cục Quản lý đất đai.
Trường hợp bên thuê đất, thuê lại đất không đưa đất vào sử dụng, chậm đưa đất vào sử dụng so với tiến độ đã giao kết trong hợp đồng thuê đất, thuê lại đất, trừ trường hợp bất khả kháng quy định tại khoản 1 Điều 15 của Nghị định này thì doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề có trách nhiệm thực hiện như sau: Yêu cầu bên thuê đất, thuê lại đất thực hiện các biện pháp để đưa đất vào sử dụng hoặc có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê đất, thuê lại đất; Lập danh sách các trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất báo cáo Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Các cơ quan nhận được báo cáo và doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề có trách nhiệm công bố công khai danh sách các trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị.
Đọc thêm: Tội ngoại tình xử phạt như thế nào
Trường hợp doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề đã thực hiện các quy định tại khoản 6 Điều này mà bên thuê đất, thuê lại đất vẫn không đưa đất vào sử dụng, chậm tiến độ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ kết quả kiểm tra, kết luận thanh tra thực hiện việc thu hồi đối với diện tích đất vi phạm của bên thuê đất, thuê lại đất và giao cho chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề. Trường hợp có nhà đầu tư có nhu cầu sử dụng đất thì chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề cho nhà đầu tư thuê đất, thuê lại đất đối với diện tích đất mà Nhà nước đã thu hồi.
Xem thêm: Thuê đất ở khu công nghiệp phải nộp các khoản tiền gì?
Việc xử lý quyền và nghĩa vụ có liên quan giữa chủ đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp, làng nghề và bên thuê đất, thuê lại đất thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
4. Thuê đất trong khu công nghiệp có chuyển nhượng được không?
Nhiều trường hợp doanh nghiệp thuê toàn bộ thời gian sử dụng đất trong khu công nghiệp và trả tiền thuê một lần cho toàn bộ thời gian, nhưng sau đó không có nhu cầu sử dụng để và muốn chuyển nhượng, cho bên khác thuê lại để thu hồi chi phí hoặc để nhận lấy một khoản lợi ích.
Theo điểm a khoản 3 Điều 149 Luật Đất đai 2013, trường hợp trên được quy định như sau:
- Nếu chủ thể thuê lại đất của doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng mà trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì họ cũng có thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất như chủ thể kinh doanh kết cấu hạ tầng.
- Trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nhưng với người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
5. Thủ tục thuê đất trong khu công nghiệp
– Chuẩn bị hồ sơ xin thuê đất trong khu công nghiệp gồm:
- Đơn xin thuê đất theo mẫu (có thể xin mẫu tại ban quản ký khu công nghiệp)
- Bản sao giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận đầu tư kèm theo bản thuyết minh dự án đầu tư
- Đề cương tóm tắt dự án đầu tư vào cụm công nghiệp
- Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất; thẩm định điều kiện cho thuê đất đã lập khi cấp giấy chứng nhận đầu tư hoặc thẩm định dự án đầu tư hoặc xét duyệt dự án
- Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất
- Hồ sơ sẽ được gửi đến Sở Tài nguyên và môi trường nơi có đất. Cơ quan chức năng sẽ xem xét và xử lý hồ sơ.
– Quy trình thủ tục thuê đất trong khu công nghiệp
- Bước 1: Nhà đầu tư tìm kiếm khu công nghiệp thích hợp và thỏa thuận với đơn vị chủ quản về hạ tầng, vị trí, diện tích, dịch vụ tiện ích, giá, phí và phương thức thanh toán.
- Bước 2: Sau khi thỏa thuận hoàn tất, công ty cho thuê đất trình Ban Quản lý Khu kinh tế cho chủ trương tiếp nhận đầu tư.
- Bước 3: Ban Quản lý Khu kinh tế cho chủ trương tiếp nhận đầu tư.
- Bước 4: Sau khi có chủ trương tiếp nhận, công ty cho thuê đất và chủ đầu tư tiến hành ký hợp đồng thuê đất hay chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Bước 5: Đăng ký thành lập doanh nghiệp hay chi nhánh doanh nghiệp để trực tiếp đầu tư dự án (tại Ban Quản lý Khu kinh tế nếu là dự án FDI; tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nếu là dự án DDI). Sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, nhà đầu tư tiến hành trình Ban Quản lý Khu kinh tế cấp Giấy Chứng nhận đầu tư dự án.
- Bước 6: Công ty cho thuê đất và nhà đầu tư bàn giao mặt bằng.
- Bước 7: Nhận mặt bằng và thực hiện các thủ tục để tiến hành xây dựng nhà xưởng
Kết luận: Bên cạnh những dự án bất động sản độc lập, các mô hình khu đô thị công nghiệp cũng bắt đầu nở rộ. Khu công nghiệp kết hợp Khu đô thị vốn là xu hướng phát triển của nhiều nước trên thế giới. Không thể phủ nhận sức hấp dẫn và lợi nhuận đầu tư từ mua đất gần khu công nghiệp mang lại. Tuy nhiên, an toàn hay không còn dựa vào nhiều yếu tố và buộc nhà đầu tư phải tìm hiểu kỹ trước khi bỏ vốn.
Tham khảo thêm: Quy định dừng xe, đỗ xe khi tham gia giao thông