logo-dich-vu-luattq

Danh sách mã ngành đăng ký kinh doanh

Trước đây, Danh mục mã ngành nghề đăng ký kinh doanh Việt Nam được quy định tại 2 văn bản: Quyết định số 10/2007 và Quyết định số 337/2007 của Chính phủ. Nhưng hiện nay, Quyết định số 27/2018/QĐ-TTG có hiệu lực từ ngày 20/8/2018 đã chính thức thay thế và tổng hợp 2 văn bản cũ, đồng thời đưa ra danh mục ngành nghề kinh doanh một cách nhất quán và cụ thể, chi tiết nhất.

Xem thêm: Danh sách mã ngành đăng ký kinh doanh

mã ngành nghề đăng ký kinh doanh

Theo quy định mới, mã ngành nghề đăng ký kinh doanh được thực hiện theo mã ngành cấp 4 với 486 ngành nghề đăng ký kinh doanh trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có 243 ngành nghề có điều kiện được quy định tại Luật Đầu tư 2014. Các bạn có thể tra cứu trong bảng dưới đây:

Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt Nam

Bảng danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh mới nhất 2018 giúp quý khách dễ dàng tra cứu mã ngành nghề cần đăng ký khi thành lập doanh nghiệp.

243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

Danh mã ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện thuộc Bộ Tư pháp quản lý

STT

Tên mã ngành nghề đăng ký kinh doanh

Hình thức & Điều kiện kinh doanh

Căn cứ pháp lý

Cơ quan thực hiện

1. Hành nghề luật sư

Hình thức: Văn phòng luật sư, Công ty luật.

Điều kiện kinh doanh:

– Chứng chỉ hành nghề luật sư;

– Giấy đăng ký hoạt động (đối với tổ chức hành nghề luật sư) hoặc Giấy đăng ký hành nghề luật sư (đối với luật sư hành nghề với tư cách cá nhân)

– Luật Luật sư số 65/2006/QH11;

– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư số 20/2012/QH13;

– Nghị định số 123/2013/NĐ-CP;

– Thông tư số 17/2011/TT-BTP- Bộ Tư pháp;

Đọc thêm: Các ngành nghề hộ kinh doanh được đăng ký

– Sở Tư pháp;

2. Hành nghề công chứng

Hình thức: Phòng công chứng, Văn phòng công chứng;

Điều kiện kinh doanh:

– Thẻ công chứng viên;

– Giấy phép thành lập văn phòng công chứng;

– Quyết định thành lập phòng công chứng

– Luật Công chứng 2006;

– Nghị định số 04/2013/NĐ-CP- Bộ Tư pháp;

– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

3. Giám định tư pháp

Hình thức: Giám định tư pháp trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả.

Điều kiện kinh doanh:

– Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp;

– Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp;

– Giấy đăng ký hoạt động Văn phòng giám định tư pháp

– Luật Giám định tư pháp năm 2012;

– Nghị định số 85/2013/NĐ-CP- Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Tìm hiểu thêm: Bỏ ngành nghề trong đăng ký kinh doanh

– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

– Sở Tư pháp;

4. Bán đấu giá tài sản

Hình thức: Doanh nghiệp bán đấu giá tài sản;

Điều kiện kinh doanh:

– Chứng chỉ hành nghề đấu giá;

– Giấy phép thành lập doanh nghiệp bán đấu giá tài sản

Nghị định số 17/2010/NĐ-CP- Bộ Tư pháp;

– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

5. Dịch vụ trọng tài thương mại

Điều kiện kinh doanh:

– Giấy phép thành lập trung tâm trọng tài thương mại;

– Giấy đăng ký hoạt động

– Luật Trọng tài thương mại số 63/2010/QH12;

– Nghị định số 63/2011/NĐ-CP.- Bộ Tư pháp;

– Sở Tư pháp;

Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, khi kê khai trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp các bạn phải tự đối chiếu và áp mã ngành nghề tương ứng theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam ở bảng trên. Trường hợp các bạn sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp của InvestOne Law Firm thì luật sư của chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện công việc này.

Ngày cập nhật: 02/08/2019

Xin lưu ý:

Nội dung và các văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn xem bài viết. Để có được thông tin đầy đủ và chính xác nhất, bạn vui lòng gọi hotline để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Tìm hiểu thêm: điều kiện thành lập văn phòng đại diện

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !