Nội dung chính
Hộ kinh doanh phải đăng ký mã số thuế vào thời điểm nào?
Quy trình kinh doanh theo diện hộ kinh doanh cá thể yêu cầu chủ hộ thực hiện theo các Bước sau: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh -> Xin cấp mã số thuế của hộ kinh doanh và ấn định mức thuế khoán cần nộp -> Nộp thuế. Như vậy bước đăng ký cấp mã số thuế sẽ xác lập số thuế phải nộp của mỗi hộ kinh doanh, vì thế một số chủ hộ muốn không đăng ký hoặc chậm đăng ký với nhiều lý do khác nhau. Tại Luật Trí Nam chúng tôi luôn trợ giúp các khách hàng dùng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể phòng tránh các vướng mắc và bị phạt thuế. Bởi theo quy định hiện hành về thời hạn đăng ký thuế sẽ như sau:
Theo quy định tại điều 22 Luật quản lý thuế và điều 6 thông tư 95/2016/TT-BTC thì các đơn vị, tổ chức thực hiện đăng ký thuế trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày hộ kinh doanh được cấp Giấy phép đăng ký hộ kinh doanh nếu không có thể bị xử phạt. Mức xử phạt hộ kinh doanh không đăng ký mã số thuế sau khi được cấp Giấy phép hoạt động như sau:
Xem thêm: đăng ký mã số thuế hộ kinh doanh cá thể
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).
3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn quy định trên 30 ngày.
b) Không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.
Tham khảo thêm: đơn đăng ký hộ kinh doanh cá thể
c) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.
Xem thêm dịch vụ : Thay đổi địa chỉ công ty! Có cần lưu ý hồ sơ Thuế-Hóa đơn không?
Quy trình thủ tục xin cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh cá thể tại Hà Nội
Thời hạn đăng ký mã số thuế của hộ kinh doanh
Theo khoản 3, điều 6 thông tư 95/2016/TT-BTC quy định như sau: Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký thuế cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế lần đầu. Trường hợp được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Như vậy trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế của hộ kinh doanh, hộ kinh doanh có trách nhiệm nộp hồ sơ khai thuế để cấp mã số thuế.
Hồ sơ đăng ký thuế đối với hộ kinh doanh
+ Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 03-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư này;
+ Bản sao chứng minh thư của chủ hộ kinh doanh
+ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh .
Đọc thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh nhà nghỉ
✔ Địa điểm nộp hồ sơ: Hộ kinh doanh tiến hành nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục thuế quận/ huyện nơi hộ kinh doanh tiến hành đặt trụ sở.
✔ Thời hạn giải quyết hồ sơ: Chậm nhất không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ theo quy định của người nộp thuế. Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế, trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế ngay trong ngày làm việc (đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan thuế); trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (đối với hồ sơ gửi qua đường bưu chính).
Người nước ngoài có được thành lập hộ kinh doanh tại Việt Nam không?
Theo quy định tại Điều 67 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định đối tượng được quyền đăng ký hộ kinh doanh bao gồm:
1. Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này.
2. Cá nhân, hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc. Cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được quyền góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
3. Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại. Do đó công dân là người nước ngoài không được thành lập hộ kinh doanh ở Việt Nam.
Như vậy đối tượng được quyền đăng ký hộ kinh doanh có thể là cá nhân hoặc hộ gia đình. Cụ thể là công dân 18 tuổi, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự thì có quyền được đứng tên trên giấy phép hộ kinh doanh của mình. Hoặc các thành viên trong 1 gia đình, nhóm bạn… muốn cùng nhau kinh doanh thì cũng có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh và người đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ là người được thay mặt (đại diện) cho những người tham gia. Do đó pháp luật Việt Nam không quy định cho phép người nước ngoài thành lập hộ kinh doanh cá thể. Vì vậy, người nước ngoài có thể ủy quyền cho một người Việt Nam thực hiện hoạt động kinh doanh thay mình.
Hiện công ty chúng tôi nhận dịch vụ trọn gói với thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể, xin cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh cá thể tại Hà Nội. Mọi yêu cầu dịch vụ ngay hôm nay Quý vị hãy gọi tới số 0967 370 488 để được tư vấn.
Tham khảo thêm: Muốn đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh