logo-dich-vu-luattq

Thủ tục đăng ký tạm trú KT3 mới nhất năm 2022

Thủ tục đăng ký tạm trú KT3 là gì? Rất nhiều người thắc mắc về thủ tục và các khoản phí làm KT3? Bài viết dưới đây của Homedy.com sẽ giúp bạn nắm được về thủ tục đăng ký KT3.

Thủ tục đăng ký tạm trú KT3 là một trong những thủ tục quan trọng được người dân từ tỉnh thành này sang tỉnh thành khác học tập, sinh sống và làm việc vô cùng quan tâm.

1. Đăng ký KT3 là gì?

KT3 là gì?

KT3 thực chất là sổ tạm trú dài hạn ở một tỉnh hoặc TP trực thuộc TW, khác với nơi đã đăng ký thường trú. Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 35/2014/TT-BCA, thực hiện thủ tục đăng ký KT3, các cá nhân hoặc hộ gia đình sẽ được đăng ký tạm trú theo quy định có giá trị xác định tại nơi tạm trú. Thời hạn tối đa tạm trú là 24 tháng.

Xem thêm: đăng ký kt3

Phân biệt KT3 với KT2 và KT4

Nhiều người thắc mắc KT3 khác gì so với đăng ký KT2 hay KT4? Trên thực tế, KT2 cũng là sổ tạm trú dài hạn. Tuy nhiên, nó được cấp cho công dân có hộ khẩu thường trú ở quận, huyện nhưng tạm trú ở quận, huyện khác cùng tỉnh. Còn KT4 là sổ tạm trú ngắn hạn cấp cho công dân là người đến du lịch, đi chơi, thăm viếng. Thời hạn có tạm trú có hiệu lực ngắn, dưới 6 tháng.

KT2, KT3, KT4 là cách mà những người dân nói về thủ tục hành chính trước thời điểm Luật Cư trú 2006 ra đời. Tính đến nay chỉ còn Sổ tạm trú cấp cho người đăng ký tạm trú, thời hạn tạm trú theo đề nghị của công dân nhưng tối đa không quá 24 tháng. Sau khi hết thời hạn nếu vẫn tiếp tục tạm trú bạn sẽ được gia hạn 24 tháng tiếp theo.

2. Tại sao phải đăng ký tạm trú KT3?

Khi bạn sinh sống tại một nơi khác nơi thường trú thì bạn phải thực h iện thủ tục làm KT3 đó là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân. Ngoài ra, nó còn góp phần đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho công dân. Khi đã đăng ký sổ tạm trú KT3 thì bạn sẽ thực hiện được các công việc như:

  • Hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sử dụng nhà ở tại địa phương đang tạm trú
  • Đăng ký mới/ sang tên phương tiện giao thông (xe máy, ô tô, v.v.)
  • Mua bán/ sang tên/ cho thuê nhà ở, bất động sản tại nơi đang tạm trú
  • Vay vốn tín chấp tại các ngân hàng/ công ty tài chính
  • Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại nơi đang tạm trú
  • Đăng ký sử dụng Internet, cáp, điện nước, v.v.
  • Hoàn thiện các thủ tục liên quan đến đăng ký nhập học, bằng lái xe, bảo hiểm, v.v.

3. Điều kiện và hồ sơ để đăng ký số tạm trú KT3

Để hoàn thành thủ tục làm KT3, công dân cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Có giấy tờ tùy thân: CMND hoặc Căn cước công dân
  • Sở hữu nhà ở hoặc đất đai tại các tỉnh/thành phố bạn muốn đăng ký tạm trú
  • Đã từng đăng ký tại 1 tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nhưng nay lại sinh sống ở một địa phương khác
  • Đã sinh sống được tại nơi cần đăng ký tạm trú KT3 ít nhất 30 ngày
  • Nếu bạn đang thuê nhà hoặc đang ở nhờ nhà người khác, cần phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ nhà thì bạn mới được đăng ký tạm trú KT3.

4. Thủ tục đăng ký tạm trú KT3

Đọc thêm: Giấy đăng ký tạm trú tạm vắng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Để tiến hành đăng ký sổ tạm trú KT3, bạn cần chuẩn bị một số loại giấy tờ sau:

  • 01 Phiếu báo thay đổi nhân, hộ khẩu
  • 01 Phiếu khai nhân khẩu (người từ đủ 15 tuổi trở lên)
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân (hoặc bạn cũng có thể xuất trình bản gốc)
  • Văn bản đồng ý có chữ ký của chủ hộ trong trường hợp chỗ ở hợp pháp là do thuê, mượn, ở nhờ
  • Giấy tờ chứng minh chỗ ở tại nơi đăng ký KT3 (giấy tờ mua bán nhà, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà/ sử dụng đất, v.v.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Công an xã/ phường/ thị trấn

Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, bạn có thể mang đến công an xã, phường, thị trấn nơi tạm trú để nộp. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ sẽ đối chiếu hồ sơ của bạn theo các quy định của pháp luật về cư trú.

Trường hợp hồ sơ của bạn đầy đủ, hợp lệ sẽ viể giấy biên nhận trao cho người nộp và trong vòng 03 ngày Trưởng công an xã, phường, thị trấn sẽ có trách nhiệm cấp sổ tạm trú KT3 cho bạn theo quy định.

Nếu hồ sơ đủ điều kiện nhưng thiếu hoặc kê khai chưa đúng, chưa đầy đủ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn cho bạn để nộp bổ sung hồ sơ.

Tham khảo thêm: Quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn qua mạng

Lệ phí đăng ký thủ tục làm KT3 sẽ nộp theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh (điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 250/2016/TT-BTC).

XEM THÊM:

  • Hướng dẫn từ A-Z thủ tục đăng ký tạm trú cho người ở trọ
  • Hướng dẫn cách đăng ký thường trú online dễ dàng chỉ trong 5 phút

5. Không làm thủ tục đăng ký tạm trú KT3 bị phạt bao nhiêu?

Mức xử phạt với những cá nhân hoặc hộ gia đình không làm KT3 được quy định Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP·

  • Phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng nếu không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú. Hoặc không điều chỉnh những thay đổi trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú;
  • Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng với hành vi tẩy, xóa, sửa chữa,… làm sai lệch nội dung Sổ tạm trú, Sổ hộ khẩu, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;
  • Phạt từ 2 – 4 triệu đồng nếu khai man hoặc giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp Sổ tạm trú, Sổ hộ khẩu.
  • Phạt 2 – 4 triệu đồng nếu cho người khác đăng ký cư trú tại chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại đó.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết của Homedy.com vềthủ tục đăng ký KT3. Hy vọng đã đem đến những kiến thức hữu ích dành cho bạn. Để xem thêm các tin tức về BĐS, kiến thức nhà đất, thủ tục hành chính đừng quên truy cập Homedy.com thường xuyên!

Theo Homedy Blog Thị trường

Tham khảo thêm: Thủ tục mua bán đất thổ cư

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !