Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng song cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không có thực phẩm nào được coi là quý báu dinh dưỡng nếu nó không an toàn cho cơ thể. Vì vậy thực phẩm có tầm quan trọng rất lớn đối với cơ thể chúng ta. Cùng với sự phát triển của thương mại hóa, thị trường hóa, con người ngày càng tìm mọi cách để thu lại lợi nhuận tối đa trong kinh doanh, bất kể đó là mặt hàng liên quan trực tiếp tới sức khỏe như thực phẩm ăn uống. Vậy pháp luật quy định như thế vào về việc xin giấy phép kinh doanh thực phẩm?
Nội dung chính
- 1 1. Khái niệm
- 2 2. Điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm
- 3 3. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh thực phẩm
- 4 4. Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là yêu cầu bắt buộc
- 5 5. Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị khi sử dụng dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh thực phẩm
- 6 6. Báo giá dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh thực phẩm của ACC
- 7 7. Thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh thực phẩm
- 8 8. Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh thực phẩm có lợi ích gì?
- 9 9. Những câu hỏi thường gặp khi xin giấy phép kinh doanh thực phẩm
1. Khái niệm
Kinh doanh thực phẩm là lĩnh vực đầu tư luôn được đánh giá là tiềm năng và ổn định vì nhu cầu ăn uống của con người là nhu cầu căn bản và cấp thiết. Hiện nay có 4 loại hình kinh doanh thực phẩm chủ yếu được pháp luật quy định (Chương IV Luật An toàn thực phẩm 2010) như sau:
Xem thêm: đăng ký kinh doanh thực phẩm
- Kinh doanh thực phẩm tươi sống
- Cơ sở chế biến thực phẩm, đơn vị kinh doanh các sản phẩm đã qua chế biến
- Kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Kinh doanh đồ ăn đường phố
Tuy nhiên, đây là ngành nghề kinh doanh liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng nên các cơ sở kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện an toàn để được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm.
Quy định về kinh doanh thực phẩm
Thực phẩm là nhu cầu thiết yếu của mọi người, do đó hoạt động kinh doanh thực phẩm luôn phát triển mạnh mẽ và chiếm tỉ trọng lớn trong GDP quốc gia. Hoạt động kinh doanh này lại ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, vì vậy pháp luật đã ban hành rất nhiều văn bản quy định về kinh doanh thực phẩm, chằng hạn như Luật An toàn thực phẩm; Nghị định quy định về điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế hoặc của Bộ Công thương;… Trong số những văn bản ấy. Ở đó quy định hầu hết về các điều kiện mà cơ sở kinh doanh cần phải đáp ứng để được phép kinh doanh thực phẩm, chẳng hạn như: điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm; điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ. Ngoài ra, do thực phẩm rất đa dạng về chủng loại và phương pháp bảo quản nên Luật An toàn thực phẩm năm 2010 còn chia ra các điều kiện an toàn thực phẩm trong những trường hợp cụ thể, bao gồm:
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố
Như vậy, với mỗi thực phẩm và loại hình kinh doanh khác nhau, pháp luật lại có những quy định, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm khác nhau. Do đó, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần phải chú ý, xác định xem mình thuộc trường hợp nào để từ đó điều chỉnh, xây dựng cho cơ sở của mình đáp ứng được hết tất cả những trường hợp mà pháp luật đặt ra. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc xin phép cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm, cũng như sẽ tự nâng cao chất lượng kinh doanh của cơ sở mình.
Trong các văn bản ấy hầu hết đều có quy định về giấy phép kinh doanh thực phẩm, hay còn gọi với cái tên là Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Nếu cơ sở kinh doanh thực phẩm thuộc danh phải co giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm mà không có hoặc vi phạm quy định của pháp luật về loại giấy này thì tùy mức độ và hành vi mà sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả.
Những thực phẩm nào kinh doanh phải có giấy phép
Giấy phép kinh doanh thực phẩm được xem là giấy tờ pháp lý bắt buộc trong một số trường hợp nếu cơ sở muốn thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm, là tấm vé thông hành để cơ sở bắt đầu việc kinh doanh của mình. Tuy cơ sở kinh doanh thực phẩm thường bị yêu cầu phải có giấy phép kinh doanh thực phẩm thì mới được phép kinh doanh, thực tế cho thấy rằng có những trường hợp, pháp luật cho phép cơ sở kinh doanh thực phẩm có thể tiến hành luôn hoạt động kinh doanh mà không cần phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm. Vậy, cụ thể là những thực phẩm nào kinh doanh phải có giấy phép?
Hiện nay, việc cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm là một yêu cầu cần thiết, giúp cho cơ quan có thẩm quyền quản lý được chất lượng của các cơ sở kinh doanh thực phẩm, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng. Vì lẽ đó, việc liệt kê thực phẩm nào kinh doanh phải có giấy phép là việc không hề đơn giản. Vì vậy, thay vào đó, pháp luật quy định những trường hợp không cần phải xin cấp phép.
Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm quy định các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bao gồm những cơ sở kinh doanh sau đây:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
Từ quy định trên suy ra rằng, các cơ sở kinh doanh thực phẩm nào thuộc danh mục nói trên thì sẽ không cần phải có giấy phép kinh doanh thực phẩm. Ngược lại, các cơ sở kinh doanh thực phẩm không thuộc các trường hợp nêu trên thì cần phải làm hồ sơ gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm. Các chủ cơ sở kinh doanh cần linh động trong việc tìm hiểu xem cơ sở mình thuộc trường hợp nào để từ đó lựa chọn phương thức hành xử cho phù hợp.
2. Điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm
Kinh doanh thực phẩm cần giấy tờ gì, giấy phép kinh doanh chế biến thực phẩm, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm
Giấy phép kinh doanh thực phẩm
2.1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh
- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;Nguồn nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Có đủ trang thiết bị phù hợp phục vụ chế biến, xử lý, đóng gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm; trang thiết bị và dung cụ khử trùng, sát trùng, chống côn trùng và động vật gây hại;
- Có hệ thống xử lý chất thải;
- Lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
- Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
2.2. Bảo quản
- Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải có diện tích đủ rộng;
- Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; bảo đảm đủ ánh sáng; có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm.
2.3. Vận chuyển
- Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch;
- Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển;
- Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hóa độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo.
Mẫu giấy phép kinh doanh thực phẩm
Khi đạt được hết tất cả các điều kiện mà pháp luật quy định, đồng thời nộp hồ sơ xin cấp phép kinh doanh thực phẩm thì doanh nghiệp sẽ nhận được giấy phép kinh doanh thực phẩm. Mẫu giấy phép kinh doanh thực phẩm có thể xem tại Phụ lục đính kèm Nghị định 15/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật An toàn thực phẩm, cụ thể là Mẫu số 14.
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tham khảo thêm: đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: ………….
GIẤY CHỨNG NHẬN
CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM
TÊN CƠ SỞ
ĐỊA CHỈ
ĐẠT YÊU CẦU THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP)
THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE
ĐỐI VỚI CÁC DẠNG SẢN PHẨM SAU:
…………………………………………………………………………………….
GIẤY CHỨNG NHẬN NÀY CÓ GIÁ TRỊ 3 NĂM KỂ TỪ NGÀY KÝ
……, ngày… tháng… năm…
Đại diện cơ quan cấp
(Ký tên, đóng dấu)
Đồng thời bạn cũng có thể tham khảo thêm những mẫu giấy quan trọng khác để phục vụ cho việc làm hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh thực phẩm.
3. Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh thực phẩm
3.1. Đối với doanh nghiệp
Tùy theo các loại hình công ty, sẽ có các thành phần tài liệu hồ sơ khác nhau, nhưng về cơ bản những tài liệu dưới đây cần có:
- Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ của công ty;
- Danh sách cổ đông/ thành viên sáng lập/ người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của thành viên là cá nhân;
- Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
- Giấy ủy quyền cho người đại diện nộp hồ sơ (nếu có).
- Chứng minh nhân dân của người đại diện nộp hồ sơ (nếu có).
3.2. Đối với hộ kinh doanh
- Đơn xin đăng ký kinh doanh (Theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT).
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện đăng ký kinh doanh (theo mẫu quy định tại thông tư Số: 02/2019/TT-BKHĐT) đối với ngành nghề có điều kiện.
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (nơi đặt địa điểm kinh doanh) hoặc hợp đồng thuê mướn mặt bằng (Có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan công chứng nhà nước).
4. Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là yêu cầu bắt buộc
Việc xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là một thủ tục bắt buộc và tăng giá trị thương hiệu cho sản phẩm bạn cung cấp ra thị trường.
Tìm hiểu thêm: Hộ kinh doanh không đăng ký mã số thuế
Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
4.1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Đây là loại giấy tờ quan trọng và cần thiết trong suốt quá trình kinh doanh. Chủ kinh doanh cần chuẩn bị hồ sơ:
- Mẫu giấy đề nghị cấp phép an toàn thực phẩm
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành thực phẩm bản sao
- Bản vẽ sơ đồ địa điểm kinh doanh
- Quy trình sản xuất bảo quán tại đơn vị kinh doanh
- Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ kinh doanh và các nhân viên làm việc chế biến tại cơ sở
- Giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ nguồn nước sử dụng
- Bản cam kết thực hiện đầy đủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
4.2. Giá dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói
ACC cung cấp dịch vụ trọn gói xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là từ 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng.
Lưu ý:
Giá trên đã bao gồm: Lệ phí thẩm định hồ sơ, lệ phí thẩm định địa bàn, chi phí tập huấn kiến thức, chi phí tiếp đoàn thẩm định. Chưa bao gồm thuế VAT và chi phí khám sức khỏe.
4.3. Quy trình thực hiện xin giấy phép an toàn thực phẩm
- Khách hàng thanh toán 50% giá trị hợp đồng sau khi ký hợp đồng.
- Khách hàng cung cấp những thông tin và giấy tờ cơ bản theo quy định với sự hướng dẫn của ACC (giấy chứng nhận kinh doanh photo công chứng, giấy tập huấn kiến thức (nếu có), giấy khám sức khỏe theo thông tư 14).
- ACC tiến hành tư vấn, soạn thảo, nộp hồ sơ và tiếp đoàn thẩm định.
- Khách hàng chỉ thanh toán phần còn lại 50% khi đã nhận được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do ACC bàn giao.
Mời bạn tham khảo dịch vụ chi tiết: https://accgroup.vn/giay-phep-an-toan-thuc-pham
5. Hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị khi sử dụng dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh thực phẩm
- Bản sao Chứng minh nhân dân (CMND) hoặc Căn cước công dân (CCCD) hoặc Hộ Chiếu (passport) của các thành viên sáng lập.
- Đối với một số ngành nghề có điều kiện, ACC sẽ hướng dẫn quý khách chuẩn bị thêm giấy tờ.
6. Báo giá dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh thực phẩm của ACC
- Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm trọn gói từ 5.000.000 đồng. Giá bao gồm:
- Lệ phí nhà nước
- Phí dịch vụ hỗ trợ xin giấy phép
- Con dấu tròn công ty
- Chữ ký số 3 năm
- Phần mềm hóa đơn điện tử (Có 100 số hóa đơn)
- Khai báo thuế ban đầu
- Đăng ký tài khoản nộp thuế điện tử
- Thông báo mẫu dấu
- Đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty
- Thông báo tài khoản ngân hàng
- Đăng ký phát hành hóa đơn.
Lưu ý: Phí trên chưa bao gồm lệ phí môn bài. Doanh nghiệp nộp tiền vào tài khoản công ty. ACC sẽ đại diện nộp lệ phí cho khách hàng.
- Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh thực phẩm trọn gói từ 2.000.000 đồng.
7. Thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh thực phẩm
- Sau khi liên hệ tư vấn thành công, ACC sẽ hỗ trợ triển khai hoàn thành các thủ tục thành lập công ty trong thời gian 05 – 07 ngày làm việc.
- 02 ngày để ACC tư vấn, tổng hợp hồ sơ của khách hàng, lấy chữ ký và nộp cho sở Kế hoạch và Đầu tư.
- 03 – 05 ngày làm việc để sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra, đối chiếu và cấp giấy phép kinh doanh cho khách hàng.
Xử phạt nếu kinh doanh thực phẩm không có giấy phép
Khi tiến hành kinh doanh thực phẩm không có giấy phép thì chủ thể kinh doanh sẽ bị xử phạt tùy vào từng mức độ và hành vi vi phạm. Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm. Trong đó, đối với các hành vi vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
- Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi thực phẩm; Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm.
Việc vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không những khiến cơ sở bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn làm giảm uy tín của cơ sở trong mắt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và cả khách hàng. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở và doah nghiệp. Vì vậy, thiết nghĩ rằng, doanh nghiệp nên tuân thủ các quy định về giấy phép kinh doanh để không phải gặp những rắc rối không cần thiết. Ngoài việc vi phạm quy định liên quan đến giấy phép kinh doanh thực phẩm thì vẫn còn rất nhiều loại vi phạm liên quan đến vấn đề khác, bạn có thể tham khảo thêm tại Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm để tránh những vi phạm không đáng có.
8. Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh thực phẩm có lợi ích gì?
- Tự hào là đơn vị hàng đầu về giấy chứng nhận kinh doanh thẩm mỹ; tỷ lệ ra được giấy phép rất cao.
- Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh.
- Không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ).
- Cung cấp hồ sơ rất đơn giản. ACC thay mặt quý khách soạn thảo.
- Luôn hướng dẫn set up đúng quy định với chi phí hợp lý; tiết kiệm cho cơ sở kinh doanh.
Giá dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trọn gói
Khi xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ cơ sở phải chịu một khoản phí để được cấp giấy như sau:
– Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP lần đầu: 150.000 đồng/lần.
– Lệ phí cấp lại (gia hạn) cho cơ sở: 150.000 đồng/lần.
Ngoài ra, để được cấp giấy chứng nhận thì chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm còn phải chịu phí thẩm định, theo đó phí thẩm định được quy định tại Thông tư 279/2016/TT-BTC:
- Thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Thẩm định cơ sở kinh doanh thực phẩm: 1.000.000 đồng /lần/cơ sở;
- Thẩm định cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: Phục vụ dưới 200 suất ăn thì phí là 700.000 đồng/lần/cơ sở. Phục vụ từ 200 suất ăn trở lên phí thẩm định là 1.000.000 đồng/lần/cơ sở;
- Thẩm định cơ sở sản xuất thực phẩm (trừ cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe): 3.000.000 đồng/lần/cơ sở.
9. Những câu hỏi thường gặp khi xin giấy phép kinh doanh thực phẩm
Chi phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
ACC cung cấp dịch vụ xin giấy phép an toàn thực phẩm là 10.000.000 đồng – 15.000.000 đồng (phụ thuộc vào diện tích, độ sạch sẽ, ngành nghề kinh doanh,…); ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng; cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Có xuống cơ sở khảo sát không?
Để đảm bảo việc được cấp phép, thì khảo sát cơ sở là điều bắt buộc ACC phải thực hiện. ACC sẽ xuống tận cơ sở lấy hồ sơ; tư vấn; khảo sát và ký hợp đồng để thuận tiện cho quý khách.
Bao lâu sẽ có giấy phép?
Tổng thời gian hoàn thành công việc từ lúc nhận hồ sơ khách hàng cung cấp khoảng 25 -35 ngày (có thể nhanh hơn tùy tình hình thực tế tại đơn vị và yếu tố khách quan khác).
Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Công ty Luật ACC liên quan đến Thủ tục làm giấy phép kinh doanh thực phẩm (cập nhật 2022). Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua tổng đài tư vấn. Chúng tôi hy vọng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của Quý Khách hàng trên cả nước để chúng tôi ngày một chuyên nghiệp hơn!
Tư vấn qua điện thoại: Quý Khách hàng vui lòng gọi điện thoại đến hotline qua số điện thoại 1900.3330 để được tư vấn.
Tư vấn qua văn bản: Quý Khách hàng vui lòng gửi email cùng các hồ sơ, tài liệu liên quan (nếu có) đến địa chỉ thư điện tử info@accgroup.vn được được tư vấn.
Tìm hiểu thêm: Thành lập công ty holding
✅ Thủ tục ⭕ GPKD thực phẩm ✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn gói – Uy tín ✅ Liên hệ ⭕ Zalo hoặc 1900.3330 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330