logo-dich-vu-luattq

đăng ký kinh doanh homestay ở đâu

Bạn đang có ý định tham gia vào lĩnh vực kinh doanh homestay nhưng lại chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Đang thắc mắc không biết cần phải đáp những điều kiện gì để có thể chính thức “vào ngành”? Vậy thì đừng lo lắng, Cohousing sẽ giải đáp toàn bộ các thắc mắc bấy lâu nay của bạn để giúp bạn biết được mình cần chuẩn bị những gì!

KINH DOANH HOMESTAY LÀ GÌ?

Hình thức kinh doanh lưu trú homestay hiện đang là một hình thức rất “hot” mới du nhập vào thị trường Việt Nam những năm gần đây. Mặc dù homestay phần lớn xuất phát và được tận dụng từ những tài sản/ bất động sản có sẵn, chủ nhà vẫn sẽ cần phải có đầy đủ giấy phép và hoành thành các thủ tục đăng ký homestay hợp pháp để có thể “đường đường chính chính” kinh doanh trong lĩnh vực này.

Xem thêm: đăng ký kinh doanh homestay ở đâu

Các bài viết liên quan: Homestay là gì? Homestay khác gì so với khách sạn?

Accommodation và những điều bạn cần biết năm 2021

NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP ĐĂNG KÝ KINH DOANH HOMESTAY

Trước khi bắt đầu xem xét và cấp thủ tục đăng ký homestay, các cấp chính quyền địa phương sẽ tiến hành thẩm định và điều tra thực tế xem hộ kinh doanh có đủ điền kiện để cấp giấy phép hay không. Vậy nên bạn hãy đảm bảo rằng ngôi nhà của mình đáp ứng đầy đủ những yếu tố và điều kiện sau đây nhé!

Theo Điều 49 Luật Du lịch 2017, điều kiện kinh doanh homestay bao gồm:

“Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;

Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;

Tìm hiểu thêm: Đăng ký hộ sản xuất kinh doanh

Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch…”

phòng ngủ
Hãy lưu ý các điều kiện cần phải đáp ứng nhé!

Xem thêm: Westlake Homestay Hanoi – nâng niu ngày khác lạ

  • Yêu cầu chung: dễ tiếp cận và đảm bảo an ninh – an toàn, thông thoáng và đầy đủ những tiện nghi, đồ đạc thiết yếu: chốt cửa phòng, giường, đệm, đèn điện, quạt/điều hoà, đồ dùng cá nhân; thay bọc đệm, bọc chăn, bọc gối, khăn mặt, khăn tắm khi có khách mới và quan trọng nhất là phải có phương án phòng chống cháy nổ.
  • Đảm bảo không gian chung và diện tích nhà ở theo Luật Du Lịch: phòng đơn bắt buộc phải rộng trên 8m2 và phòng đôi tối thiểu 10m2, phòng vệ sinh nhỏ nhất là 3m2,…
  • Luật Du Lịch đã quy định: bất cứ homestay nào muốn chính thức đi vào hoạt động đều phải có bảng niêm yết giá công khai cho tất cả các dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ đi kèm) để khách hàng có thể thuận tiện dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các loại hình dịch vụ.
  • Hình thức hoạt động: homestay phải thuộc dạng kinh doanh lưu trú, giúp du khách có những trải nghiệm du lịch địa phương như một người bản địa thực thụ.

CÁC THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HOMESTAY MỚI NHẤT NĂM 2021

ĐĂNG KÝ GIẤY PHÉP KINH DOANH

Bước 1: Chuẩn bị và cử đại điện gửi một bộ hồ sơ đầy đủ cho phòng đăng ký kinh doanh cấp quận và đóng đầy đủ các lệ phí yêu cầu

Bộ hồ sơ xin giấy phép kinh doanh homestay đầy đủ bao gồm một số thông tin sau:

  • Địa chỉ kinh doanh chi tiết, số điện thoại, địa chỉ email và tên của hộ kinh doanh homestay
  • Ghi rõ ngành nghề: Kinh doanh dịch vụ du lịch homestay
  • Số CMND/CCCD, chữ ký, họ & tên của người đại diện lập ra hộ kinh doanh (kèm theo bản sao công chứng của CMND)
  • Số lượng lao động sẽ sử dụng khi homestay chính thức đi vào hoạt động
  • Kê khai thông tin về mức vốn đã bỏ ra
phòng ăn
Giấy phép kinh doanh luôn là thứ quan trọng nhất để bạn chính thức “vào ngành”

Bước 2: Hồ sơ sẽ được xử lý và bạn sẽ nhận được kết quả trong vòng từ 1-3 ngày (cần lưu trữ và trình biên bản nhận hồ sơ)

Bước 3: Sau khi hoàn tất đề nghị cấp giấy phép thì cơ quan đăng ký kinh doanh của quận sẽ tiếp tục gửi bộ hồ sơ đến chi cục thuế để hoàn thành các thủ tục với thuế dựa theo các quy định của nhà nước

XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN PHÒNG CHÁY & CHỮA CHÁY (PCCC)

Căn cứ vào Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị quyết số 25/NQ-Cp ngày 02/06/2010, Nghị định số 46/2012/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều Nghị định số 35/2003/NĐ-CP, Nghị định số 130/2006, Nghị định 79/2014/NĐ-CP:

“Các cá nhân, tổ chức không phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy như trước kia mà chỉ cần thông báo bằng văn bản, cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy cùng các tài liệu chứng minh đi kèm là có thể hoạt động ngay mà không cần chờ phản hồi từ phía cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.”

Theo Nghị định số 46/2012/NĐ-CP và Nghị định 79/2014/NĐ-CP quy định: Kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay bắt buộc cần có văn bản Cam kết bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

phòng khách khác
Hệ thống phòng cháy và chữa cháy bắt buộc phải nguyên trạng và duy trì hoạt động trong suốt thời gian homestay hoạt động

Tham khảo thêm: đăng ký xe đứng tên hộ kinh doanh

Giấy chứng nhận PCCC là một trong những giấy phép quan trọng bắt buộc cần phải có nếu như bạn không muốn gặp bất cứ vấn đề gì về pháp luật trong quá trình hoạt động homestay. Một homestay cần phải đáp ứng đầy đủ và kỹ càng an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật. Bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau đây và gửi về Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy trực thuộc Bộ Công An để xin cấp phép giấy chứng nhận này:

  • Văn bản thông báo về Cam kết đủ điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy
  • Bản thống kê toàn các phương tiện phòng cháy chữa cháy/ cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an
  • Bản sao văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định
  • Bản liệt kê các phương án phòng cháy và chữa cháy

XIN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN AN NINH TRẬT TỰ

Quan trọng không kém, đó là Chứng nhận An ninh trật tự được cấp phép bởi Bộ Công an theo Nghị định số 72/2009/NĐ-CP: quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do Chính phủ ban hành.

góc làm việc
Vấn đề an ninh trật tự cũng tuyệt đối không được lơ là!

Bản hồ sơ chi tiết gồm có:

  • Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Chứng nhận đầu tư/ đăng ký hoạt động; (đối với chi nhánh doanh nghiệp)/đăng ký thuế (đối với các tổ chức sự nghiệp có thu)
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC hoặc biên bản kiểm tra an toàn về PCCC
  • Bản khai lý lịch của những người quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này (có dán ảnh và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan nhà nước quản lý trực tiếp). Nếu là người ngoại quốc, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có bản khai nhân sự, bản photocopy hộ chiếu, bản photocopy thẻ cư trú (xuất trình bản chính để kiểm tra)

Thời gian xử lý hồ sơ và thông báo kết quả thông thường kéo dài tối đa 7 ngày. Nếu như không đủ điền kiện để cấp giấy, cơ quan Công an sẽ gửi bạn văn bản thông báo và nêu rõ lý do.

LỜI KẾT

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc bạn vẫn đang tìm kiếm bấy lâu nay về những thủ tục đăng ký homestay được cập nhật mới nhất năm 2021. Hãy cùng theo dõi Cohousing để khám phá và cập nhật các tin tức bổ ích nhé!

Mời bạn dõi theo và đón đọc các bài viết liên quan:

[RECAP WEBINAR] Bình thường hóa kinh doanh homestay trong mùa dịch

Kinh nghiệm kinh doanh homestay hiệu quả cho người mới bắt đầu

Homestay đẹp hút ngàn lượt khách với cách trang trí phòng ngủ độc đáo

Tham khảo thêm: Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !