Xin chào Luật sư. Hiện tại tôi đang muốn kinh doanh dịch vụ cho thuê phòng dưới dạng kinh doanh homestay và tôi chỉ định xây từ 3-5 phòng cho thuê. Nhưng tôi chưa biết rõ về những điều kiện phải có khi kinh doanh loại hình này. Kinh doanh homestay cần những giấy tờ gì? Xin luật sư hãy tư vấn cho tôi. Tôi cảm ơn
Câu hỏi của anh Trần Việt Hoàng – huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình
Cảm ơn câu hỏi của anh Trần Việt Hoàng. Với câu hỏi của anh chúng tôi xin giải đáp vấn đề của anh như sau:
Xem thêm: đăng ký kinh doanh homestay
- Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh homestay
- Thủ tục đăng ký kinh doanh
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận an ninh & trật tự
- Thủ tục hồ sơ giấy đề nghị chứng nhận Phòng cháy chữa cháy
- Đăng ký chứng nhận xếp hạng
Để có thể kinh doanh loại hình này anh cần có những giấy tờ như trên. Trước hết chúng ta đi vào vấn đề đầu tiên.
Nội dung chính
Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh homestay
Homestay cũng là một trong những loại hình nhà nghỉ; khách sạn nhưng với quy mô khác nên nó cũng phải đạt đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất như các quy mô nhà nghỉ; khách sản khác. Để có thể được cấp giấy phép kinh doanh homestay, cần phải đạt điều kiện về:
- Đầy đủ thiết bị an toàn; tiện nghi. Cần phải đảm bảo được những tiên nghi cơ bản như: Quạt; đèn, giường; nệm; đồ dùng cá nhân; điều hóa; khóa cửa đầy đủ ngoài ra đặc biệt phải có phương án phòng chống cháy nổ.
- Diện tích phòng cũng phải đảm được không gian
- Phòng tắm ít nhất là 3m vuông
- Phòng đơn diện tích tối thiểu là 8m vuông
- Phòng đôi diện tích tối thiểu là 10m vuông
- Phải kê khai công khai thông tin bảng giá được niêm yết. Bảng giá phải được ghi chi tiết về giá của các loại phòng; giá dịch vụ đi kèm;… để bảo đảm quyền lựa chọn cho khách hàng.
- Về hình thức thì homestay thuộc dạng một dịch vụ về du lịch khiến cho khách trải nhiệm như một người bản địa.
Thủ tục đăng ký kinh doanh homestay
Với mô hình kinh doanh này lựa chọn đăng ký Hộ kinh doanh là lựa chọn tối ưu nhất cho loại hình kinh doanh này.
Để có thể đăng ký Hộ kinh doanh, hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm có:
- Giấy đề nghị đăng ký Hộ kinh doanh
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ hộ ( CMND; CCCD; Hộ chiếu;……)
- Giấy tờ chứng minh nhà đất ( Hợp đồng cho thuê; Sổ đỏ;…)
- Giấy ủy quyền trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là chủ hộ kinh doanh
- Giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là chủ hộ kinh doanh ( CMND; CCCD; Hộ chiếu;……)
Đọc thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh lữ hành nội địa
Trong đó, giấy đăng ký kinh doanh cần kê khai đầy đủ thông tin về địa điểm kinh doanh; tên homestay; kèm theo số điện thoại ; email (nếu có) và phải ghi thông tin về số lao động dự kiện khi hoạt động; mức vốn góp được dùng để kinh doanh.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ đăng ký Hộ kinh doanh : Dịch vụ thành lập Hộ kinh doanh- Chuyên nghiệp, uy tín, chất lượng.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận về an ninh & trật tự
Sau khi có Giấy đăng ký kinh doanh, bước tiếp theo cần có để homestay có thể hoạt động được là phải có Giấy chứng nhận về an toàn, an ninh & trật tự.
Để được cấp giấy chứng nhận này thì hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Văn bản xin được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh & trật tự
- Văn bản tờ khai sơ yếu lý lịch
- Biên bản kiếm tra về an toàn trong PCCC hay giấy tờ xác minh đã đủ điều kiện vè PCCC
Thủ tục hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận PCCC
Để được cấp giấy chứng nhận PCCC cần nộp hồ sơ cho Cục cảnh sát PCCC của Bộ công an. Hồ sơ bao gồm:
Doanh nghiệp có nghĩa vụ lập và lưu giữ hồ sơ này. Hồ sơ bao gồm:
- Quy định, nội quy, quy trình, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về PCCC;
- Hồ sơ thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC; văn bản thông báo về việc bảo đảm các điều kiện an toàn về PCCC;
- Sơ đồ bố trí công nghệ, hệ thống kỹ thuật, vật tư có nguy hiểm về cháy, nổ của cơ sở;
- Quyết định thành lập đội PCCC cơ sở;
- Phương án chữa cháy của cơ sở đã được phê duyệt;
- Biên bản kiểm tra an toàn về PCCC; văn bản đề xuất, kiến nghị về công tác PCCC; biên bản vi phạm và quyết định xử lý vi phạm hành chính về PCCC (nếu có);
- Sổ theo dõi công tác tuyên truyền, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ PCCC và hoạt động của đội PCCC cơ sở; sổ theo dõi phương tiện PCCC;
- Thống kê, báo cáo về PCCC; hồ sơ vụ cháy, nổ (nếu có).Thống kê, báo cáo phải định kỳ gửi đến cơ quan, tổ chức cấp trên quản lý trực tiếp.
Đọc thêm: Thành lập công ty trọn gói
Tìm hiểu thêm về thủ tục xin giấy cấp phép PCCC qua bài viết: Doanh nghiệp có phải xin cấp phép đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy không?
Đăng ký chứng nhận xếp hạng
Sau khi đã đạt đầy đủ điều kiện để có thể hoạt động, việc đăng ký chứng nhận xếp hàng để phát triển thương hiệu của mình là điều không thể thiếu.
Để có được chứng nhận này bạn cần phải thực hiện thủ tục trên Sở VH-TT & Du lịch. Hồ sơ đăng ký chứng nhận xếp hạng bao gồm:
- Đơn xin được cấp chứng nhận xếp hạng
- Bảng đánh giá đối với chất lượng của Homestay
- Bảng danh sách của nhân viên và quản lý cơ sở
- Biên lại nộp lệ phí của việc kiểm định
- Giấy tờ để chứng minh việc cam kết thực hiện tuân thủ đầy đủ các điều kiện về PCCC.
- Giấy chứng nhận về việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với người phụ trách quản lý Homestay.
Trên đây là tư vấn của Luật Tuệ An. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ ngay Luật sư tư vấn miễn phí 1900.4580, nhấn phím 5
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết khác về những vấn đề liên quan khác:
- Xử phạt hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh
- Thủ tục đăng ký nhãn hiệu nhanh nhất
- THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Công Ty Luật Tuệ An “VỮNG NIỀM TIN -TRỌN CHỮ TÍN“
Mọi gặp khó khăn trong các vấn đề pháp lý hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp miễn phí 24/7 mọi lúc mọi nơi. Tổng đài tư vấn miễn phí: 1900.4580.
Tìm hiểu thêm: Bán hàng qua mạng có cần đăng ký kinh doanh