Thủ tục đăng ký kinh doanh cửa hàng ăn uống ra sao? Thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng ăn uống như thế nào? Xin giấy phép kinh doanh nhà hàng ở đâu? Theo xu hướng phát triển của thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các ngành dịch vụ gia tăng và phát triển ngày càng nhanh. Và trong đó không thể không kể đến ngành dịch vụ ăn uống. Việc thành lập công ty thực phẩm hoặc xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng ăn uống là thủ tục người kinh doanh cần lưu tâm.
Xem thêm: đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống
Vậy muốn đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống thì cá nhân/tổ chức cần phải chuẩn bị những gì. Nắm rõ các thủ tục cũng như quy định được nhà nước ban hàng để đạt hiệu quả tốt nhất cho việc kinh doanh là gì? Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có đủ kiến thức pháp lý khi xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống.
Nội dung chính
- 1 1. Tổng quan về ngành dịch vụ ăn uống
- 2 2. Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống
- 3 3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh ăn uống
- 4 4. Một số câu hỏi thường gặp về đăng ký giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng
1. Tổng quan về ngành dịch vụ ăn uống
Trong đời sống hiện đại, khi mức sống của người dân ngày một cao và hiện đại hơn, văn hóa thưởng thức ẩm thực trở nên phong phú và phổ biến hơn bao giờ hết. Do đó, các nhà hàng, đãi tiệc nhà hàng đã dần trở nên gần gũi hơn với mọi người. Với dân số đạt mốc 93 triệu dân, sức mua lớn, Việt Nam trở thành một thị trường vô cùng năng động cho các dịch vụ ăn uống phát triển. Nhìn vào thực tế ngày càng có nhiều nhà hàng, khách sạn mở ra rầm rộ và dày đặc như hiện nay, có thể cảm nhận được sức hot của ngành này, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM… với lượng tiêu thụ ngày càng tăng.
1.1. Dịch vụ ăn uống là gì?
Dịch vụ ăn uống là một khái niệm được dịch từ tiếng Anh – Dịch vụ ăn uống là hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ ăn uống tại một địa điểm xa xôi hoặc một địa điểm như khách sạn, bệnh viện, quán rượu, máy bay, tàu du lịch, công viên, phim trường hoặc trường quay, địa điểm giải trí hoặc địa điểm tổ chức sự kiện.
Trong khi đó, kinh doanh dịch vụ ăn uống là một khái niệm được tương tự về dịch vụ ăn uống và theo nghĩa thuần việt, đó có thể được hiểu là hình thức kinh doanh của các chủ thể chuyên môn cung cấp dịch vụ về thức ăn, nước uống cho những khách hàng đặt món, được phục vụ tại chỗ trong nhà hàng, quán ăn và phải trả tiền sau khi dùng bữa. Bên cạnh đó cũng có thể cung cấp một số dịch vụ khác như phục vụ đồ ăn đưa về hoặc các chương trình khuyến mãi khác.
1.2. Mã ngành dịch vụ ăn uống
Căn cứ vào Quyết định Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam số 27/2018/QĐ-TTg, mã ngành dịch vụ ăn uống mà quý khách hàng nên lựa chọn hiện nay bao gồm:
Bởi vì kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể được kết hợp cùng với những ngành nghề liên quan tới nhà hàng, khách sạn cho nên Quý khách hàng có thể kết hợp đăng ký những ngành nghề trên để có thể tiến hành hoạt động này trong tương lai mà không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký lại.
2. Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống
2.1. Các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống
Về cơ bản, trên thị trường hiện nay tồn tại nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống có thể kể đến một vài tên nổi bật như:
a. Mô hình nhà hàng Buffet
Đây được xem là mô hình tự chọn, hay còn được gọi là tiệc đứng. Khi đến với mô hình kinh doanh nhà hàng này, khách hàng có thể đi lại, đứng hoặc ngồi tùy thích khi ăn uống. So với tiệc ngồi thì Buffet có thể phục vụ cho nhiều người hơn. Đây cũng là mô hình giúp các thực khách giao tiếp với nhau dễ dàng hơn.
b. Mô hình kinh doanh Casual Dining
Đây có thể xem là một trong những loại hình ẩm thực được yêu nhất hiện nay với hình thức kinh doanh khá bình dân nhưng vẫn được xem là cao cấp hơn với mô hình thức ăn nhanh. Mô hình Casual Dining thường phục vụ nhiều đối tượng khách hàng khác nhau nhưng không kém phần sang chảnh và chủ yếu giành cho nhóm đối tượng trung lưu. Do đó, chi phí bỏ ra để thưởng thức bữa ăn tại đây ở mức vừa phải. Ở Việt Nam, có thể kể đến các nhà hàng kinh doanh dịch vụ này như: Luna D’Autumno, Baozi, Thái Express hoặc Al Fresco’s.
c. Mô hình kinh doanh nhà hàng nhượng quyền thương hiệu
Đầu tư kinh doanh nhà hàng nhượng quyền thương hiệu là cách đơn giản để thu về nguồn lợi nhuận cao. Tất cả các vấn đề như sản phẩm, thương hiệu, thiết kế đã có sẵn,và cũng không phải lo lắng về khách hàng, chiến lược kinh doanh hay marketing nhà hàng… Và với mô hình này thì chỉ cần một địa điểm tốt và tiền để đầu tư.
2.2.Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống hình thức Hộ gia đình
Tham khảo thêm: Thuê địa điểm đăng ký kinh doanh
Giấy phép hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống
Khi có nhu cầu, quý khách hàng lưu ý hồ sơ cần phải chuẩn bị, bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
- Tờ khai đăng ký thuế.
- Hợp đồng thuê nhà/mượn nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Chứng minh nhân dân, căn cước công dân sao y chứng thực.
Khi có đủ hồ sơ, nộp đơn tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện để nộp và được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh về dịch vụ ăn uống.
2.3. Thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống hình thức Công ty
Giấy phép kinh doanh công ty dịch vụ ăn uống
Giấy phép kinh doanh công ty nhà hàng
Giấy phép kinh doanh công ty ăn uống
Để đăng ký kinh doanh dịch vụ ăn uống theo hình thức công ty bạn cần chuẩn bị và hoàn thiện những mẫu giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Điều lệ doanh nghiệp;
- Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
- Giấy ủy quyền nếu người đại diện nhờ người khác đi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh thành lập công ty.
Lưu ý: tương tự như hình thức kinh doanh theo hộ gia đình, sau khi công ty bạn được cấp giấy phép kinh doanh. Hãy chủ động liên hệ cơ quan thuế của ủy ban nhân dân thì làm việc ban đầu, đóng thuế. Và nhờ bên thuế hướng dẫn cách thức triển khai sao cho đúng theo quy định của pháp luật.
3. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh ăn uống
Giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống là giấy chứng nhận do Bộ Y tế cấp cho cá nhân hay doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện được kinh doanh đối với hình thức là cửa hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống theo mô hình hộ kinh doanh hoặc công ty sau khi đảm bảo được các điều kiện trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm. Hay còn gọi là giấy chứng nhận cơ sở VSATTP.
3.1. Điều kiện xin giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống hiện nay?
- Địa điểm, môi trường sản xuất, kinh doanh
- Nguồn nước và nước đá
- Thiết bị và dụng cụ
- Thức ăn sẵn phải để ở trong tủ kính và phân loại để tránh nhiễm chéo thực phẩm
- Người bán phải mặc trang phục sạch sẽ, gọn gàng và dùng găng tay
- Thùng rác phải có nắp đậy
- Nguyên liệu chế biến có nguồn gốc rõ ràng
- Đủ dụng cụ, thiết bị chứa đựng nước thải, có nắp đậy
- Người kinh doanh thực phẩm cần có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- Người chế biến, phục vụ thực phẩm đường phố phải có giấy khám sức khỏe.
Tham khảo thêm: Nộp thay đổi đăng ký kinh doanh qua mạng
3.2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho dịch vụ ăn uống
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (có ghi đăng kí ngành, nghề kinh doanh sản phẩm)
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
Lưu ý:
Trong trường hợp, kinh doanh đồ ăn là thực phẩm bảo vệ sức khỏe thì làm hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần đảm bảo các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Sơ đồ các khu vực sản xuất và dây chuyền sản xuất (có xác nhận của tổ chức, cá nhân)
- Danh mục các thiết bị chính được sử dụng tại cơ sở (có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
3.3. Trình tự cấp giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho dịch vụ ăn uống
Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chuẩn bị và nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm nơi mình kinh doanh
Bước 2: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tiến hành thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm. Nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Trong trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.
Bước 4: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.
4. Một số câu hỏi thường gặp về đăng ký giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng
Dịch vụ ăn uống là gì?
Dịch vụ ăn uống là hoạt động kinh doanh cung cấp dịch vụ ăn uống tại một địa điểm xa xôi hoặc một địa điểm như khách sạn, bệnh viện, quán rượu, máy bay, tàu du lịch, công viên, phim trường hoặc trường quay, địa điểm giải trí hoặc địa điểm tổ chức sự kiện.
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng?
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng.
Thời gian hoàn thành việc xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng là bao lâu?
Thời gian cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà hàng thường là từ 10 – 15 ngày kể từ ngày nộp đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn cung cấp dịch vụ hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau:
– Hotline hỗ trợ 24/7: 0967.370.488/ 0975.422.489/ 0961.417.488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Tìm hiểu thêm: Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan nào