Bạn muốn khởi nghiệp và cần biết tất cả thủ tục để đăng ký giấy phép kinh doanh? Hãy để Luật NTV giúp bạn. Với kinh nghiệm nhiều năm về dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói cho khách hàng của mình, Luật NTV xin chia sẻ tất cả thủ tục cần thiết để doanh nghiệp khởi nghiệp dễ theo dõi và thực hiện đúng luật.
Nội dung chính
- 1 Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Luật NTV
- 2 Các bước của thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
- 2.1 a) Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ và thông tin cần thiết
- 2.2 b) Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
- 2.3 c) Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận giấy phép kinh doanh (GCN ĐKDN)
- 2.4 d) Bước 4: Khắc dấu và nộp thông báo mẫu dấu:
- 2.5 e) Bước 5: Làm thủ tục kê khai thuế ban đầu sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh
- 2.6 f) Bước 6: Đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn
Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh tại Luật NTV
Luật NTV cung cấp tất cả những dịch vụ để đăng ký giấy phép kinh doanh đến khách hàng mình, cụ thể như sau:
Xem thêm: đăng ký kinh doanh cần những giấy tờ gì
- Tư vấn những nội dung cơ bản mà bạn muốn đăng ký được giấy phép kinh doanh cần phải đáp ứng theo quy định của pháp luật : cách đặt tên công ty, việc chọn địa chỉ trụ sở đúng luật, mức vốn điều lệ phù hợp, ngành nghề kinh doanh theo mã ngành nghề chuẩn hóa…;
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh;
- Thay mặt doanh nghiệp nộp, nhận hồ sơ, thực hiện tất cả các thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Nhận giấy phép kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp), đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp sau thành lập;
- Khắc con dấu tròn doanh nghiệp;
- Chuẩn bị hồ sơ và thay mặt khách hàng làm thủ tục kê khai thuế ban đầu sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh: mở tài khoản ngân hàng; nộp tờ khai thuế môn bài, nộp và nhận kết quả khai thuế ban đầu; nộp, nhận đề nghị áp dụng phương pháp tính thuế; đề nghị đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn…;
- Tư vấn pháp luật về thuế, các thủ tục thuế bắt buộc phải thực hiện sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh;
- Tư vấn và thực hiện dịch vụ kế toán trọn gói tại Luật NTV nếu khách hàng có yêu cầu;
Tham khảo thêm: Giấy đăng ký kinh doanh là gì
Luật NTV chia sẻ các bước của thủ tục để đăng ký giấy phép kinh doanh và các bước hoàn thiện sau đó để đưa công ty đi vào hoạt động đúng luật.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty toàn quốc
Các bước của thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh
a) Bước 1: Chuẩn bị các giấy tờ và thông tin cần thiết
- Giấy tờ cần chuẩn bị: Chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc căn cước công dân;
- Thông tin cần thiết;
- Tư vấn khách hàng lựa chọn loại hình doanh nghiệp để bắt đầu khởi nghiệp;
- Tư vấn khách hàng lựa chọn tên công ty theo đúng quy định của luật doanh nghiệp. Tư vấn khách hàng chọn địa chỉ trụ sở, địa điểm hoạt động,… theo quy định của luật doanh nghiệp;
- Tư vấn xác định vốn điều lệ của công ty;
- Tư vấn xác định người đại diện pháp luật của công ty, chức danh người đại diện theo quy định pháp luật;
- Luật NTV tư vấn khách hàng lựa chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với mã ngành kinh tế và quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp.
b) Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
- Luật NTV sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp trong vòng 04 – 08h làm việc sau khi nhận đầy đủ thông tin khách hàng. Sau đó, hồ sơ sẽ được giao tận nơi hoặc gửi email cho khách hàng kiểm tra, ký tên.
c) Bước 3: Nộp hồ sơ và nhận giấy phép kinh doanh (GCN ĐKDN)
- Thay mặt khách hàng nộp và nhận hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
- Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Tham khảo thêm: Phòng đăng ký kinh doanh tphcm ở đâu? Các thủ tục đăng ký kinh doanh
Xem thêm: Đăng ký thành lập công ty online
d) Bước 4: Khắc dấu và nộp thông báo mẫu dấu:
- Luật NTV sẽ đăng ký khắc dấu và nhận con dấu pháp nhân cho công ty; nộp thông báo mẫu dấu online lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
e) Bước 5: Làm thủ tục kê khai thuế ban đầu sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh
- Mở tài khoản ngân hàng;
- Nộp tờ khai thuế môn bài;
- Tiến hành nộp hồ sơ khai thuế ban đầu cho cơ quan quản lý thuế;
- Nộp và nhận thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT;
- Nộp hồ sơ và nhận kết quả “Đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in”;
- Chuẩn bị hồ sơ để Quản lý thuế kiểm tra trụ sở:
- Đặt bảng hiệu công ty nếu khách hàng có yêu cầu…
f) Bước 6: Đặt in hóa đơn và thông báo phát hành hóa đơn
- Thiết kế hóa đơn và tiến hành in hóa đơn;
- Nộp thông báo phát hành hóa đơn bằng chữ ký số;
Xem thêm: Những điều cần biết khi thành lập công ty
Tham khảo thêm: đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô