logo-dich-vu-luattq

Đăng ký hộ khẩu là gì? Khái niệm về đăng ký hộ khẩu

1. Khái niệm về đăng ký hộ khẩu

Đăng ký hộ khẩu là biện pháp quản lí hành chính của Nhà nước nhằm xác định việc cư trú của công dân, bảo đảm thực hiện quyển, nghĩa vụ công dân, tăng cường quản lí xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Việc đăng kí và quản lí hộ khẩu do Bộ Công an phụ trách.

Xem thêm: đăng ký hộ khẩu

Công dân phải đăng kí hộ khẩu ở nơi cư trú. Hộ khẩu này gọi là hộ khẩu thường trú. Khi chuyển đến cư trú ở nơi mới phải thực hiện đầy đủ chế độ đăng kí, quản lí hộ khẩu theo quy định của pháp luật. Những người có quan hệ về gia đình, cùng ở chung nhà thì đăng kí thành hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình phải có một người đứng tên chủ hộ. Chủ hộ có trách nhiệm chính trong việc thực hiện các quy định về đăng kí, quản lí hộ khẩu trong hộ của mình.

Người đang làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế – xã hội, sống độc thân tại nhà ở tập thể của cơ quan thì đăng kí theo nhân khẩu tập thể và từng người phải trực tiếp đăng kí hộ khẩu với cơ quan Công an.

Người có hộ khẩu thường trú nhưng thực tế không cư trú ở nơi đăng kí hộ khẩu thường trú mà không có lí do chính đáng hoặc không thể ở nơi đó và được thì cơ quan quản lí hộ khẩu phải xóa tên trong sổ hộ khẩu.

Chủ hộ gia đình, người phụ trách nhà ở tập thể hoặc người có sự thay đổi phải làm thủ tục đăng kí bổ sung, điều chỉnh tại cơ quan công an nơi đăng kí hộ khẩu thường trú khi có những thay đổi sau: 1) Tách hộ, nhập hộ, lập hộ mới; 2) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, cải chính ngày, tháng, năm sinh; 3) Có trẻ em mới sinh; 4) Có người chết hoặc mất tích; 5) Có người đi làm nghĩa vụ quân sự, 6) Có người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xuất cảnh từ 12 tháng trở lên; 7) Có người bị thi hành án tù giam, tập trung giáo dục, chữa bệnh và đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục.

2. Hiểu thế nào về tách khẩu, chuyển khẩu và nhập hộ khẩu

2.1. Tách hộ khẩu

Tách hộ khẩu (tách hộ) là việc một người đang đăng ký thường trú và có tên trong hộ khẩu làm các thủ tục xóa tên trong hộ khẩu đó (xóa đăng ký thường trú) và đăng ký hộ mới (tại cùng chỗ ở hợp pháp đó).

Như vậy, kết quả của việc tách hộ là việc cho ra đời một hộ mới có thông tin của người được tách khẩu. Trường hợp chỉ có một người tách khẩu thì người đó sẽ đứng tên làm chủ hộ trong hộ khẩu mới. Nếu có nhiều người tách khẩu và đăng ký chung một hộ khẩu mới thì sẽ thỏa thuận một người là chủ hộ.

Điều 25 Luật Cư trú 2020 quy định thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.

– Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp bị cấm đăng ký thường trú mới quy định tại Điều 23 Luật Cư trú.

Thông thường, người dân thực hiện việc tách hộ để được mua điện, nước với giá rẻ hơn hoặc để tránh rắc rối khi chung hộ khẩu.

Ví dụ: Ông A và bà B có con trai là C. 3 người có chung hộ khẩu. Nay C lấy vợ là D, sau đó, C và D tách ra thành hộ mới dù vẫn ở chung với A và B.

2.2. Chuyển hộ khẩu

Đọc thêm: Mẫu Tờ khai đăng ký khai sinh áp dụng hiện nay

Chuyển hộ khẩu là việc một người đang có tên trong hộ khẩu này, làm thủ tục xóa tên để chuyển sang một hộ khẩu khác. Việc này thường xảy ra khi chuyển nơi thường trú.

Từ ngày 1.7.2021, khi Luật Cư trú mới có hiệu lực, thủ tục chuyển hộ khẩu đã bị bãi bỏ. Người dân khi chuyển đi nơi khác không cần thực hiện thủ tục chuyển hộ khẩu mà trực tiếp đăng ký thường trú tại nơi ở mới.

Tuy nhiên, hiện nay, khái niệm chuyển hộ khẩu cũng thường được dùng nếu một người chuyển nơi thường trú từ nơi này đến nơi khác.

Ví dụ: A có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hưng Yên. Nay A đến Hà Nội mua nhà và sinh sống ở đó, A sẽ chuyển hộ khẩu đến Hà Nội.

2.3. Nhập hộ khẩu

Nhập hộ khẩu hay còn gọi là thủ tục đăng ký thường trú. Theo đó, đăng ký thường trú được hiểu là việc chuyển vào sinh sống tại một địa chỉ và đăng ký ghi tên vào hộ khẩu của gia đình tại địa chỉ đó hoặc đăng ký hộ khẩu mới tại địa chỉ đó (Ví dụ: A mua nhà Hà Nội và sắp nhập khẩu Hà Nội).

Như vậy, kết quả của việc nhập hộ khẩu là tên người đó có trong hộ khẩu của gia đình khác đang sinh sống tại địa chỉ đó hoặc lập hộ mới tại địa chỉ đó.

Theo Luật Cư trú 2020, người dân có thể nhập hộ khẩu vào nhà do mình mua, nhập hộ khẩu vào nhà người thân hoặc nhập hộ khẩu vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ…

Chẳng hạn, A thuê nhà ông B. A xin nhập hộ khẩu vào cùng hộ gia đình ông B. Đây là trường hợp nhập hộ khẩu vào nhà thuê. C lấy D và nhập hộ khẩu vào cùng nhà với D. Đây là trường hợp nhập hộ khẩu cho vợ theo chồng.

3. Thêm trường hợp được nhập khẩu về nhà người thân từ 01/7/2021

Theo Luật Cư trú 2006, sửa đổi năm 2013, việc nhập hộ khẩu về các tỉnh không cần đến mối quan hệ người thân. Cứ có chỗ ở hợp pháp và được đồng ý cho thuê, mượn, ở nhờ thì được nhập khẩu.

Riêng đối với thành phố trực thuộc Trung ương phát sinh trường hợp nhập hộ khẩu về nhà người thân nếu được người có sổ hộ khẩu đồng ý và thuộc một số trường hợp nhất định.

Còn theo khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020, việc nhập hộ khẩu về nhà người thân được thực hiện đối với tất cả tỉnh, thành trong các trường hợp sau nếu chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý:

– Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

– Người cao tuổi về ở với anh ruột, chị ruột, em ruột, cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột, người giám hộ;

– Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý hoặc không còn cha, mẹ về ở với cụ nội, cụ ngoại, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; người chưa thành niên về ở với người giám hộ.

Như vậy, so với việc nhập hộ khẩu về nhà người thân trước đây, Luật Cư trú mới đã bổ sung thêm một số trường hợp được nhập hộ khẩu về nhà người thân như: Người cao tuổi về ở với cháu ruột; người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không có khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức về ở với ông, bà nội ngoại; Người chưa thành niên được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về ở với người thân…

Tìm hiểu thêm: Tin tức

Ngoài ra, Luật mới cũng thay đổi một số đối tượng về ở với người thân. Chẳng hạn:

– Thay vì người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với người thân. thì nay chỉ quy định một đối tượng chung là người cao tuổi nghĩa là từ đủ 60 tuổi trở lên.

– Thay vì người khuyết tật nói chung thì chỉ còn người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng về ở với người thân.

Đối tượng người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột cũng đã bị bãi bỏ.

4. Thủ tục nhập hộ khẩu về nhà người thân từ 01/7/2021

Thủ tục nhập khẩu này về nhà người thân từ 01/7/2021 đơn giản hơn nhiều so với trước đó.

Cụ thể, theo khoản 2 Điều 21 Luật Cư trú 2020, hồ sơ đăng ký thường trú trường hợp này như sau:

– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh là người cao tuổi, người khuyết tật, người chưa thành niên… nếu thuộc các trường hợp này.

(Luật Cư trú 2013 yêu cầu hồ sơ nhập khẩu về nhà người thân tại thành phố trực thuộc Trung ương có: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu; Giấy chuyển hộ khẩu; Giấy tờ và tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ và chứng minh là người cao tuổi, người khuyết tật…).

Thời gian giải quyết đăng ký thường trú từ 01/7/2021 cũng chỉ có 07 ngày làm việc thay vì 15 ngày như Luật cũ.

Lưu ý: Điểm khác biệt giữa trường hợp nhập khẩu về nhà người thân với nhập khẩu do thuê, mượn, ở nhờ là không cần bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

5. Thủ tục nhập khẩu khai sinh

Câu hỏi: Tôi, chị gái tôi và con trai chị gái tôi cùng đăng ký thường trú tại tổ dân phố 05, thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng và cùng có tên trong một sổ hộ khẩu gia đình do tôi đứng tên chủ hộ. Cháu trai tôi đã lập gia đình và sinh con vào năm 2015 nhưng chưa nhập khẩu khai sinh cho con. Bộ Công an cho tôi hỏi, con của cháu tôi muốn nhập khẩu khai sinh vào hộ của tôi có được không? Nếu được thì hồ sơ, thủ tục nhập khẩu khai sinh cho con của cháu tôi gồm những giấy tờ gì?

Trả lời: Cảm ơn câu hỏi của bạn, thay mặt Luật Minh Khuê tôi xin giải đáp câu hỏi này như sau:

Khoản 1 Điều 13 Luật Cư trú quy định “Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống”. Do đó, con của cháu bạn, nếu thường xuyên chung sống cùng bố thì được nhập khẩu vào hộ gia đình bạn. Điều 6 Thông tư số 35/2014/TT-BCA ngày 09/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về hồ sơ đăng ký thường trú cho trẻ em mới sinh bao gồm: – Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; – Giấy khai sinh.

Đọc thêm: Thủ tục sang tên sổ đỏ khi chồng chết

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !