logo-dich-vu-luattq

đăng ký độc quyền thương hiệu

Hướng Dẫn Thủ Tục Đăng Ký Thương Hiệu Độc Quyền Qua Video

Nếu đã ít nhất một lần tìm kiếm thông tin về việc đăng ký thương hiệu độc quyền trên internet, chắc hẳn bạn không khỏi thắc mắc tại sao đang tìm thông tin về thương hiệu lại xuất hiện nhãn hiệu, logo hoặc ngược lại? Ba thuật ngữ: thương hiệu, nhãn hiệu, logo có mối liên kết gì với nhau? Chúng tôi xin phép giải thích như sau:

Xem thêm: đăng ký độc quyền thương hiệu

Về cơ bản, thương hiệu, nhãn hiệu hay logo đều có ý nghĩa giống nhau. Đây là các thuật ngữ mà mọi người hay dùng khi muốn nói đến dấu hiệu nhận biết của một công ty, một sản phẩm, một dịch vụ. Chỉ có điều, nhãn hiệu là thuật ngữ được đề cập và giải thích rõ ràng trong các văn bản pháp luật, còn thương hiệu, logo thì không. Cho nên, các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực pháp luật thường sử dụng thuật ngữ nhãn hiệu. Trong khi đó, đa số mọi người lại hay dùng thương hiệu hoặc logo.

Thương hiệu, nhãn hiệu, logo có thể là hình ảnh, chữ cái hoặc kết hợp giữa hai yếu tố trên. Mọi người có thể xem các ví dụ sau để có hiểu chi tiết.

Dự tính ban đầu chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền. Thế nhưng, rất nhiều bạn đọc (sau đây chúng tôi sẽ gọi với danh xưng khác là khách hàng) đã phản hồi lại mong muốn Luật Hoàng Phi có thể cung cấp nhiều thông tin hơn xoay quanh chủ đề này. Do vậy, vẫn trên cơ sở là bài viết về chi phí, chúng tôi sẽ bổ sung thêm một số vấn đề khác được khác hàng quan tâm như: cách đăng ký thương hiệu độc quyền; đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu; dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền…

Nội dung chính

Thủ tục Đăng ký thương hiệu độc quyền năm 2022 như thế nào?

Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Lựa chọn và phân nhóm khi đăng ký thương hiệu độc quyền

Việc lựa chọn mẫu thương hiệu và phân nhóm thương hiệu đăng ký sẽ giúp khách hàng xác định được phạm vi quyền của thương hiệu, việc này còn là căn cứ để tính phí đăng ký thương hiệu độc quyền.

Bước 2: Tra cứu thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký

Mục đích của việc tra cứu nhãn hiệu là căn cứ để xác định khả năng đăng ký của thương hiệu, việc tra cứu là không bắt buộc nhưng lại quan trọng đối với chủ sở hữu để chắc chắn khả năng đăng ký của thương hiệu.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền

Hồ sơ đăng ký sẽ được chủ sở hữu hoặc tổ chức được chủ sở hữu ủy quyền tiến hành chuẩn bị, chi tiết hồ sơ đăng ký đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết này, quý khách có thể tham khảo.

Bước 4: Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ

Hồ sơ đăng ký thương hiệu sẽ được nộp tại Cục SHTT bằng hình thức nộp trực tiếp, nộp qua bưu điện hoặc nộp trực tuyến trên cổng thông tin của Cục SHTT.

Bước 5: Thẩm định hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu

Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ, trước khi ra quyết định đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký cho chủ sở hữu. Trường hợp đơn đăng ký đáp ứng yêu cầu bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo yêu cầu chủ đơn nộp phí cấp văn bằng, trường hợp ngược lại sẽ ra thông báo nêu rõ lý do từ chối.

Điều kiện đăng ký thương hiệu độc quyền?

Rất nhiều khách hàng khi tìm hiểu về đăng ký độc quyền thương hiệu thường tỏ ra khá vội vàng. Họ chỉ tập trung vào hồ sơ, thủ tục, quy trình, địa chỉ mà không dành nhiều thời gian cho việc tham khảo kinh nghiệm của các đơn vị, cá nhân đã đăng ký trước, hay những lưu ý của chuyên gia trong ngành.

Kết quả là hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền không được chấp thuận, cùng với đó là mất nhiều thời gian, công sức, thậm chí là tiền của. Tôi tin là bạn không hề mong muốn điều đó xảy ra với chính mình. Vậy thì hãy nghiên cứu kỹ các lưu ý sau:

– Điều kiện thương hiệu chưa ai đăng ký qua việc tra cứu khả năng trùng lặp của thương hiệu trước khi đăng ký

Đây là bước tiên quyết mọi người cần phải đặc biệt lưu ý trước khi tiến hành các thủ tục đăng ký thương hiệu. Thông qua bước này, bạn sẽ xác định được thương hiệu của mình có bị trùng hoặc tương tự với các thương hiệu đã đăng ký trước đó hay không để có hướng giải quyết phù hợp. Hiện tại, có hai hình thức tra cứu thương hiệu là: tra cứu sơ bộ (chính xác khoảng 40-50%) và tra cứu chính thức (chính xác khoảng 96%).

– Điều kiện Tờ khai thông tin đăng ký (trong hồ sơ) phải đúng mẫu đã quy định

Trong quá trình soạn thảo hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền mọi người sẽ nhìn thấy yêu cầu tờ khai thông tin. Đây là một trong những tài liệu bắt buộc cần phải có và đảm bảo chính xác theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ. Do vậy, để đảm bảo hồ sơ đăng ký được chấp thuận, mọi người hãy sử dụng chính xác mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu. Trường hợp quý khách hàng chưa có mẫu tờ khai hãy liên hệ với Luật Hoàng Phi để được cung cấp.

– Điều kiện ngày ưu tiên qua việc có nên đăng ký thương hiệu ngay khi hoàn tất quá trình thiết kế

Mặc dù phải mất đến hơn 24 tháng thương hiệu mới được cấp văn bằng bảo hộ nhưng tính từ thời điểm nộp đơn đăng ký, thương hiệu đã được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam. Trong thời gian xử lý đơn đăng ký, nếu có xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn… thương hiệu của bạn vẫn sẽ được bảo vệ. Nhờ đó, bạn sẽ kiểm soát và xử lý được các trường hợp đạo nhái thương hiệu.

– Logo, thương hiệu quan trọng nên đầu tư vào thiết kế

Một cá nhân, doanh nghiệp có thể thiết kế và đăng ký cho nhiều thương hiệu khác nhau. Nhưng với những thương hiệu có ý định sử dụng lâu dài nên có sự đầu tư nhất định bằng việc thuê các đơn vị chuyên nghiệp thiết kế, sáng tạo. Bởi một thiết kế đẹp sẽ tạo được ấn tượng và thu hút khách hàng hơn.

Hình thức đăng ký thương hiệu độc quyền mới nhất hiện nay

Hiện tại, quý khách hàng có thể lựa chọn một trong hai hình thức đăng ký thương hiệu độc quyền sau:

– Tự chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ

– Thuê dịch vụ đăng ký độc quyền thương hiệu

Trong hai hình thức trên sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Nếu sử dụng dịch vụ, quý khách sẽ chỉ cần quan tâm đến chi phí. Còn nếu tự mình thực hiện, quý khách hàng sẽ cần phải nghiên cứu chi tiết những thông tin về cách đăng ký thương hiệu độc quyền mới nhất ở các mục tiếp theo.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền 2022

Hồ sơ là yếu tố then chốt quyết định khả năng đăng ký thành công hay thất bại. Nếu quý khách hàng chuẩn bị thiếu hoặc sai đều sẽ bị xem là không hợp lệ. Do vậy, hãy chuẩn bị đầy đủ theo đúng thông tin mà chúng tôi cung cấp sau:

– Mẫu thương hiệu dự định đăng ký độc quyền (5 mẫu)

– Tờ khai thông tin thương hiệu đăng ký (2 bản). Vì tờ khai yêu cầu độ chính xác cao, nên nếu quý khách hàng chưa có mẫu hãy liên hệ với Luật Hoàng Phi để được cung cấp bản chính xác và đầy đủ nhất.

– Trường hợp quý khách hàng nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền qua bưu điện sẽ cần thêm chứng từ đã nộp đầy đủ lệ phí.

Ở trên là hồ sơ tối thiểu cần phải có. Trong một số trường hợp đặc biệt quý khách hàng sẽ phải chuẩn bị thêm một số tài liệu khác.

đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu

Đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu?

Câu hỏi tiếp theo mà chúng tôi hay nhận được chính là đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu? Cơ quan có thẩm quyền quyết định đơn đăng ký của mọi người chính là Cục Sở hữu trí tuệ.

Mọi người có thể đến trực tiếp địa chỉ của cục ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để nộp hồ sơ hoặc nếu khoảng cách quá xa quý khách hàng có thể gửi qua đường bưu điện.

a. Địa chỉ nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền tại Hà Nội

Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội Tel: 0967 370 488

b. Địa chỉ nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Hồ Chí Minh

Văn phòng đại diện của Cục SHTT tại miền nam (Hồ Chí Minh)

Địa chỉ: 8A/1 Nguyễn Cảnh Chân, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, TP.Hồ Chí MinhĐiện thoại : Tel: (028) 3920 8483 – 3920 8485 Fax: (028) 3920 8486

c. Địa chỉ nộp đơn đăng ký thương hiệu tại thành phố Đà Nẵng:

Văn phòng đại diện Cục SHTT tại miền Trung

Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 0967 370 488 Điện thoại : (0236) 3889955 ; Mobile Phone : 0967 370 488 Fax : (0236) 3889977

Quan sát hình ảnh trên quý khách hàng cũng đã hình dung tương đối rõ về quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi quý khách hàng sẽ không mất quá nhiều thời gian hay công sức. Nhưng nếu đơn không hợp lệ hay không đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, quý khách hàng sẽ phải sửa đổi, bổ sung theo các yêu cầu của chuyên viên.

Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền 2022?

Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền được chia theo từng giai đoạn trong quá trình đăng ký thương hiệu độc quyền, bao gồm các khoản chi phí sau:

(i) Chi phí cho việc tra cứu khả năng đăng ký thương hiệu trước khi nộp đơn đăng ký

Lưu ý: Chi phí cho việc tra cứu khả năng đăng ký là không bắt buộc. Tuy nhiên, quý khách hàng vẫn nên tiến hành tra cứu khả năng đăng ký của thương hiệu trước khi chính thức nộp đơn.

(ii) Chi phí cho việc nộp đơn đăng ký thương hiệu

(iii) Chi phí cho việc cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu

Tìm hiểu thêm: Thủ tục đăng ký tạm trú cho trẻ em

Ngoài ra, trong quá trình đăng ký logo thương hiệu, một số trường hợp khách hàng sẽ phải chi trả thêm 1 số khoản tiền do việc sai xót trong quá trình soạn thảo đơn đăng ký như phân nhóm sản phẩm, dịch vụ sai, thiếu thông tin….vv. Tuy nhiên, chi phí này thường rất nhỏ nên cũng không phải là vấn đề lớn với người nộp đơn.

Khi khách hàng sử dụng dịch vụ nộp đơn đăng ký, khách hàng sẽ phải thanh toán thêm chi phí dịch vụ cho đơn vị nộp đơn đăng ký.

Quy định cách tính phí đăng ký thương hiệu độc quyền như thế nào?

Chi phí được tính căn cứ vào sản phẩm/dịch vụ mà thương hiệu muốn độc quyền và sẽ được tính theo nguyên tắc sau:

(i) 1 đơn đăng ký với 1 nhóm sản phẩm/dịch vụ (tối đa 6 sản phẩm/dịch vụ trong nhóm)

(ii) Nhóm sản phẩm/dịch vụ tăng thêm trong cùng đơn đăng ký (tối đa 6 sản phẩm/dịch vụ trong nhóm)

(iii) Sản phẩm/dịch vụ tăng thêm

Để Quý khách hàng nắm rõ chi tiết hơn về chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền tại Việt Nam, chúng tôi xin đưa ra đây bảng chi phí đăng ký thương hiệu để Quý khách hàng tham khảo.

Bảng phí chi tiết đăng ký thương hiệu độc quyền:

STT

Các khoản phí, lệ phí đăng ký thương hiệu

Lệ phí (đồng)

01 Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)

180.000

Nếu đơn đăng ký thương hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi

30.000

02 Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho mỗi đơn (nếu có yêu cầu)

600.000

03 Phí thẩm định nội dung (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)

300.000

– Nếu đơn đăng ký thương hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi

60.000

04 Phí tra cứu thông tin (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ)

60.000

– Nếu đơn đăng ký thương hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi

24.000

05 Lệ phí công bố đơn

120.000

06 Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu

120.000

07 Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu

120.000

08 Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu

120.000

Chi tiết cụ thể chi phí nộp đơn đăng ký thương hiệu như sau:

(i) Chi phí cho việc tra cứu khả năng đăng ký trước khi nộp đơn đăng ký: 500.000 VND/01 nhãn hiệu/01 nhóm

(ii) Chi phí cho việc nộp đơn đăng ký thương hiệu: 1.000.000 VND01 nhãn hiệu/01 nhóm

(iii) Chi phí cho viêc cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu: 360.000 VND/01 nhãn hiệu/01 nhóm

Lưu ý: Chi phí nêu trên không bao gồm phí dịch vụ trong trường hợp sử dụng dịch vụ của công ty Luật Hoàng Phi

(Chi nhánh Văn phòng công ty tại Hồ Chí Minh)

Các khoản phí, lệ phí nêu trên được liệt kê chi tiết theo Thông tư 22/2009/TT-BKHCN. Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền sẽ được xác định dựa trên số nhóm sản phẩm, dịch vụ đăng ký. Cụ thể, đối với 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ (có 6 sản phẩm, dịch vụ trong 1 nhóm) thì phí, lệ phí đăng ký bao gồm các loại sau:

Phí nộp đơn đăng ký:

+ Lệ phí nộp đơn;

+ Lệ phí công bố đơn;

+ Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung cho mỗi nhóm hàng hoá, dịch vụ;

+ Phí thẩm định nội dung cho các nhóm hàng hoá/dịch vụ;

Phí cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu:

+ Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

+ Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;

+ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Trên đây là các loại phí, lệ phí cơ bản mà chủ đơn cần phải nộp khi tiến hành nộp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền. Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền này có thể thay đổi trong trường hợp có thay đổi về thông tin chủ đơn đăng ký dẫn tới việc sửa đổi đơn đăng ký. Hoặc chi phí có thể hoàn lại trong trường hợp chủ sở hữu có thông báo rút đơn đăng ký.

Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền của Luật Hoàng Phi

“Chuyên nghiệp – uy tín – tận tình – chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền hợp lý – tốc độ xử lý công việc nhanh, chính xác” – Đó là những nhận xét của các khách hàng đã sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi. Đây là niềm động lực và tự hào vô cùng lớn để mỗi cán bộ nhân viên của chúng tôi tiếp tục cố gắng nhằm đem đến cho khách hàng một chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi, quý khách hàng sẽ nhận được:

– Tư vấn hoàn toàn miễn phí mọi thắc mắc của khách hàng liên quan đến đăng ký thương hiệu độc quyền

– Trường hợp quý khách hàng đã có mẫu thiết kế thương hiệu, chúng tôi sẽ hướng dẫn, phân tích và đánh giá tổng thể về thương hiệu

– Trường hợp khách hàng chưa có mẫu thiết kế thương hiệu, chúng tôi có một đội ngũ họa sỹ, thiết kế sẽ tư vấn và thực hiện dựa trên yêu cầu hoặc tự sáng tạo

– Thay mặt khách hàng soạn thảo hồ sơ và nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ;

Đọc thêm: Mẫu đăng ký tạm trú cho người ở trọ

– Theo dõi đơn đăng ký, thông báo cụ thể trình trạng đơn đăng ký tời khách hàng;

– Nhận giấy chứng nhận đăng ký độc quyền và chuyển cho khách hàng tham khảo và lưu giữ hoặc sẽ khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký (áp dụng trong trường hợp đơn đăng ký của khách hàng bị từ chối;

– Trường hợp thương hiệu bị xâm phạm cần tranh tụng, chúng tôi sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết

Tại sao nên lựa chọn dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền của Luật Hoàng Phi?

Trên thị trường có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn đơn vị cung cấp dịch vụ đăng ký thương hiệu. Vậy tại sao phải lựa chọn Luật Hoàng Phi thay vì các đơn vị khác? Đây là câu hỏi mà những khách hàng lần đầu tiên biết đến chúng tôi hay đặt ra. Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi bản thân chúng tôi khi cần sử dụng một dịch vụ mới cũng thường đặt ra câu hỏi ấy. Sở dĩ quý khách hàng nên chọn Luật Hoàng Phi là vì:

– Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực đăng ký độc quyền thương hiệu nói riêng và đăng ký

– Đội ngũ luật sư, chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản bởi các trường hàng đầu cả nước

– Cung cấp dịch vụ trọn gói từ thiết kế đến đăng ký

– Thời gian được cấp giấy chứng nhận (văn bằng bảo hộ) nhanh hơn dự kiến

– Quy trình tiếp nhận, xử lý công việc khoa học, chính xác

– Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền được cân đối hợp lý, đảm bảo quyền lợi khách hàng

– Tư vấn trung thực, tận tình, khách quan

– Thông tin khách hàng bảo mật tuyệt đối

– Dịch vụ tư vấn, tiếp nhận, bàn giao tận nơi khách hàng yêu cầu

– Luôn luôn lắng nghe, hỗ trợ khách hàng

– Chính sách hậu mãi hấp dẫn (tư vấn luật miễn phí trong vòng 1 năm, tư vấn chiến lược kinh doanh, phát triển doanh nghiệp…)

Thông tin liên hệ Luật Hoàng Phi

Khi có nhu cầu đăng ký độc quyền thương hiệu, quý khách hàng hãy liên hệ với luật sư, chuyên viên của Luật Hoàng Phi để được tư vấn hướng dẫn, đại diện thực hiện và xử lý đơn đăng ký. Các hình thức liên hệ của chúng tôi khá đa dạng. Khách hàng có thể đến trực tiếp văn phòng của Luật Hoàng Phi ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (thông tin địa chỉ cụ thể vui lòng xem dưới chân website). Hoặc khách hàng cũng có thể yêu cầu luật sư, chuyên viên của chúng tôi đến trực tiếp địa chỉ khách hàng để tư vấn. Ngoài hai hình thức trên, quý khách hàng cũng có thể yêu cầu dịch vụ qua:

– Điện thoại: 0967 370 488 (HN) – 0967 370 488 (HCM)

– Hotline: 0967 370 488 – 0967 370 488

– Email: info@dichvuluattoanquoc.com

Với các nội dung thông tin mà Luật Hoàng Phi cung cấp trên, quý khách hàng không chỉ hiểu rõ về chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền mà còn biết được quy trình thực hiện, hồ sơ cần chuẩn bị, dịch vụ chuyên nghiệp… Nếu cần tư vấn thêm, hãy phản hồi lại cho chúng tôi theo các thông tin ở trên.

Quý khách hàng có thể THAM KHẢO thêm chuyên mục HỎI ĐÁP về Thủ tục Đăng ký Thương hiệu độc quyền sau đây:

Khó khăn khi tiến hành đăng ký thương hiệu độc quyền gồm những gì?

Chào Luật Hoàng Phi, tôi có mở 1 cửa hàng thời trang và muốn đăng ký thương hiệu “ANA” cho cửa hàng thời trang của tôi nhưng rõ khi tiến hành đăng ký thương hiệu độc quyền tôi có gặp khó khăn gì không? Xin cảm ơn Luật sư và mong sớm nhận được phản hồi từ Luật sư.

Trả lời:

Chào Anh, về thắc mắc của Anh, chúng tôi trả lời như sau:

Đầu tiên, chúng tôi đánh giá cao ý thực bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu của Anh khi Anh đã quyết định tiến hành đăng ký thương hiệu độc quyền cho dịch vụ mình kinh doanh, trước khi phân tích cho anh 1 số khó khăn trong việc đăng ký, chúng tôi sẽ nêu những thuận lợi của Anh sau khi tiến hành đăng ký bảo hộ thương hiệu bao gồm:

+ Anh được độc quyền sử dụng thương hiệu cho cửa hàng kinh doanh thời trang của mình và không ai được phép sử dụng từ ANA cho nhóm về kinh doanh thời trang;

+ Anh được quyền cho bên khác sử dụng lại từ ANA này cho cửa hàng thời trang khác và có thể thu phí sử dụng hàng năm hoặc theo thỏa thuận khác;

+ Anh được pháp luật bảo vệ khi có bên thứ 3 xâm phạm quyền đối với thương hiệu ANA đã đăng ký;

+ Anh tạo uy tín với khách hàng thông qua việc đăng ký và là tiên đề để Anh có thể phát triển lâu dài;

Về khó khăn khi tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền sẽ có 1 số khó khăn sau:

+ Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký thương hiệu độc quyền: Hàng năm, Cục SHTT nhận được 1 số lượng đơn đăng ký rất lớn (37.000 đơn), do đó, việc nhãn hiệu sau tượng tự hoặc trùng với nhãn hiệu trước đó là rất lớn. Vì vậy, để đánh giá được khả năng đăng ký của thương hiệu chúng ta cần tiến hành tra cứu trước khi nộp đơn. Tuy nhiên, hiện nay Cục SHTT không tiến hành tra cứu trước khi nộp đơn và tra cứu lại nằm trong quá trình thẩm định đơn, do đó, sẽ có trường hợp đơn đăng ký đã nộp rất lâu rồi và khi thẩm định nội dung đơn sẽ bị từ chối do tương tự với nhãn hiệu khác đã nộp trước đó.

Giải pháp: Cần tiến hành thông qua tổ chức đại diện để tra cứu khả năng đăng ký trước khi nộp đơn (tổ chức đại diện là công ty có chuyên môn và kinh nghiệm trong việc đánh giá khả năng đăng ký trước khi nộp đơn) – Luật Hoàng Phi là một trong những tổ chức đại diện uy tín tại Việt Nam.

+ Thời gian đăng ký thương hiệu độc quyền: Thời gian đăng ký theo quy định của Luật SHTT là 12 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế do số lượng đơn đăng ký quá lớn dẫn đến việc thời gian này thường kéo dài hơn (giao động trong khoảng từ 20-24 tháng) tính từ ngày nộp đơn cho đến khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký.

+ Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền: So với các thủ tục hành chính khác, chi phí cho việc đăng ký thương hiệu độc quyền là cao (tổng phí bao gồm tra cứu, nộp đơn, cấp giấy chứng nhận đăng ký = 1.700.000 VND)

Tuy nhiên, loại trừ những khó khăn nêu trên việc đăng ký bảo hộ thương hiệu là rất quan trọng và cần thiết để phát triển sản phẩm lâu dài Anh vẫn nên tiến hành đăng ký càng sớm càng tốt để có thể bảo hộ được chữ “ANA” cho cửa hàng kinh doanh thời trang của mình.

Làm gì khi đơn đăng ký thương hiệu độc quyền bị từ chối một phần?

Tôi là Loan, năm nay tôi 35 tuổi. Tháng 3 năm 2017 công ty tôi có nộp đơn đăng ký thương hiệu cho dịch vụ khách sạn và dịch vụ tổ chức tour du lịch, tháng 1 năm 2020 chúng tôi có nhận được thông báo thẩm định nội dung đơn và trong thông báo Cục SHTT có nêu rõ là thương hiệu đăng ký bên tôi bị từ chối 1 phần (từ chối cho nhóm khách sạn do tương tự với bên khác đã đăng ký trước chúng tôi). Luật sư cho tôi hỏi, trường hợp này chúng tôi phải trả lời cục SHTT như thế nào để được cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Trả lời:

Chào Chị Loan, về thắc mắc của Chị, chúng tôi trả lời như sau:

Trường hợp đơn đăng ký thương hiệu độc quyền của Chị đăng ký cho 02 nhóm trong đó 1 nhóm không có khả năng đăng ký do tương tự gây nhầm lẫn với thương hiệu của bên khác đã đăng ký trước đó, để được cục SHTT cấp văn bằng bảo hộ cho nhóm còn lại Chị cần làm thủ tục sau:

– Nộp công văn phản hồi lại thông báo của Cục SHTT trên cơ sở sẽ loại bỏ nhóm được coi là không có khả năng đăng ký (kèm theo thông báo là 1 tờ tóm tắt nội dung đơn đã loại bỏ nhóm không có khả năng đăng ký)

– Nộp phí cấp giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu độc quyền sau khi nhận được thông báo cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi thực hiện hai việc trên, Công ty Chị sẽ được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền cho thương hiệu đã đăng ký

Tham khảo thêm: Thủ tục đổi lại bằng lái xe máy

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !