Xem thêm: đại lý có phải đăng ký kinh doanh
Mở đại lý có cần đăng ký kinh doanh
Đại lý kinh doanh là một trong hình thức kinh doanh khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay. Bởi lẽ, nó mang lại nguồn lợi nhuận tương đối lớn, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Đại lý kinh doanh đang là xu hướng kinh doanh muốn hướng đến của nhiều cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các start-up trẻ. Vậy mở đại lý có cần đăng ký kinh doanh không? Trường hợp nào, đại lý kinh doanh bắt buộc đăng ký giấy phép kinh doanh? Hãy cùng Luật Đại Nam chúng tôi giải đáp thắc mắc này!
Căn cứ pháp lý liên quan:
– Luật Doanh nghiệp năm 2020;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về Đăng ký doanh nghiệp;
– Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.
Nội dung chính
- 1 1. Mở đại lý có cần đăng ký giấy phép kinh doanh không?
- 2 2. Trình tự, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh đại lý
- 3 3. Các câu hỏi thường gặp
1. Mở đại lý có cần đăng ký giấy phép kinh doanh không?
Mở đại lý có cần đăng ký kinh doanh không? Là câu hỏi đặt ra của nhiều người đang có dự định kinh doanh theo hình thức này.
Đăng ký kinh doanh là thủ tục bắt buộc thực hiện đối với các đại lý đang hoạt động kinh doanh hoặc sắp kinh doanh trong thời gian đến. Tuy nhiên, trong một số trường hợp không nhất phải đăng kí giấy phép kinh doanh. Vậy trường hợp nào bắt buộc và trường hợp không nhất thiết phải đăng ký giấy kinh doanh. Hãy cùng xem hai trường hợp dưới đây:
1.1. Trường hợp mở đại lý không cần đăng ký kinh doanh
Căn cứ Điều 3 Chương I Nghị định số: 39/2007/NĐ-CP quy định Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh như sau:
Cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động hợp pháp nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
– Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
– Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
– Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.
Lưu ý:
Ngoài ra, đối với hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.
1.2. Trường hợp mở đại lý bắt buộc phải đăng ký kinh doanh
Những đối tượng không thuộc trường hợp quy định trên thì bắt buộc phải đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định pháp luật.
Tóm lại, trừ trường hợp cá nhân thực hiện buôn bán nhỏ lẻ, không có địa điểm cố định và hộ gia đình sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp có mức thu nhập thấp thì không cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Còn lại, tất cả cá nhân, tổ chức mở đại lý phải đăng ký kinh doanh.
2. Trình tự, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh đại lý
Mở đại lý có cần phải đăng ký kinh doanh? Như đã phân tích trên, tất cả chủ thể muốn kinh doanh đều phải đăng ký giấy phép. Tùy thuộc vào sư lựa chọn muốn mở đại lý kinh theo hình thức doanh nghiệp hay hộ gia đình cá thể.
2.1. Mở đại lý kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp:
Tùy thuộc lựa chọn loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký kinh doanh khác nhau. Theo Luật doanh nghiệp 2020, có 5 loại hình doanh nghiệp chính, đó là:
- Công ty TNHH một thành viên;
- Công ty TNHH hai thành viên trở lên;
- Công ty hợp danh;
- Công ty cổ phần;
- Doanh nghiệp tư nhân.
Tham khảo thêm: đăng ký địa điểm kinh doanh qua mạng
Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có ưu – nhược điểm khác nhau mà phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng để lựa chọn mô hình thành lập phù hợp.
2.1.1. Điều kiện đăng ký kinh doanh đại lý theo hình thức doanh nghiệp
Căn cứ Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Ngoài ra, các điều kiện để doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như:
– Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh
– Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các điều 37, 38, 39 và 41 theo Luật Doanh nghiệp năm 2020.
Theo khoản 1 Điều 38 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Cách đặt tên bao gồm hai thành tố:
Tên công ty = Loại hình doanh nghiệp + tên riêng
Về tên riêng: có thể đặt theo ý muốn của mình nhưng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
Tên tiếng nước ngoài: khi dịch sang tiếng nước ngoài, có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng
– Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;
– Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2.1.2. Trình tự, thủ tục thành lập theo hình thức doanh nghiệp
Trình tự, thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 26 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó việc đăng ký doanh nghiệp được tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh
2.1.3. Thời gian thành lập theo hình thức doanh nghiệp
Từ 25 – 55 ngày làm việc.
2.1.4. Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
01-03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ.
2.2. Thành lập theo đại lý theo hình thức hộ kinh doanh
Đây được xem là mô hình kinh doanh nhỏ lẻ, đơn giản, dễ quản lý, phù hợp với cá nhân, tự mình hoạt động thương mại. Dưới đây là trình tự, thủ tục đại lý theo hình thức hộ kinh doanh, như sau:
2.2.1. Điều kiện thành lập đại lý theo hộ kinh doanh
+ Chủ hộ kinh doanh phải đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật đầy đủ;
+ Chỉ có thể đăng ký một hộ kinh doanh duy nhất trong phạm vi toàn quốc;
+ Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2.2.2. Trình tự, thủ tục thành lập đại lý theo hộ kinh doanh
Đọc thêm: Ngành nghề đăng ký kinh doanh xây dựng
Bước 1: Thành phần hồ sơ
– Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ gia đình, bao gồm:
- Tên hộ kinh doanh; địa chỉ, địa điểm kinh doanh
- Ngành nghề kinh doanh;
- Số vốn kinh doanh;
– Bản sao giấy CMND hoặc thẻ CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình.
– Bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
– Bước 2:
Chủ hộ kinh doanh nộp hồ sơ đến Cơ quan đăng ký kinh doanh (nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính – Kế hoạch) cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.
– Bước 3:
Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện trao Giấy biên nhận và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho hộ gia đình trong thời gian 3 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:
+ Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
+ Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
+ Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.
Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện/quận phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.
3. Các câu hỏi thường gặp
Điều kiện cần để có một đại lý như thế nào?
- Đối với đại lý cấp 1: Là tổ chức, đơn vị, cá nhân phải có vốn, có nơi trưng bày sản phẩm, có kho bãi, có phương tiện vận chuyển, có nguồn nhân lực tốt, đặc biệt là đơn vị thực sự ham mê vào quá trình phân phối sản phẩm cho Công ty, DN để tạo ra lợi nhuận.
Có bao nhiêu hình thức đại lý?
- Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.
- Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.
- Tổng đại lý mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.
- Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổng đại lý.
- Các hình thức đại lý khác mà các bên thỏa thuận.
Hợp đồng đại lý là gì?
- Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
- Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng giữa công ty bạn và đại lý phải tuân thủ theo đúng trình tự thủ tục quy định của pháp luật.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn cung cấp dịch vụ hãy liên hệ cho chúng tôi theo các thông tin sau:
– Hotline hỗ trợ 24/7: 0967.370.488/ 0975.422.489/ 0961.417.488
– Email: luatdainamls@gmail.com
Tham khảo thêm: đăng ký giấy phép kinh doanh ở vũng tàu