Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật Minh Khuê
>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi: 1900.6162
Xem thêm: đặc điểm của hợp đồng
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Nội dung chính
1. Cơ sở pháp lý:
Bộ luật Dân sự năm 2015 và các văn bản hướng dẫn.
2. Hợp đồng là gì?
Hiện nay mỗi văn bản luật đưa ra một khái niệm khác nhau về hợp đồng. Chúng ta đi từ luật gốc là luật Dân sự. Bộ luật Dân sự 2015 có định nghĩa về hợp đồng dân sự và đây là định nghĩa thể hiện các đặc tính của hợp đồng. Theo Điều 385 của Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng dân sự được định nghĩa như sau:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên, có thể là giữa hai bên hoặc nhiều bên về việc tiến hành xác lập, thay đổi hoặc thực hiện chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự.
Đọc thêm: Hợp đồng vay tiền ngân hàng
Dựa trên định nghĩa này, hợp đồng dân sự tồn tại khi thỏa mãn hai đặc tính cơ bản là thể hiện sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng và nội dung thỏa thuận là xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng.
3. Những đặc tính cơ bản của hợp đồng là gì?
Từ khái niệm về hợp đồng có thể thấy hợp đồng có hai đặc tính cơ bản: một là thể hiện sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng và hai là nội dung thỏa thuận là xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Đặc tính thứ nhất thể hiện ý chí của các bên tham gia hợp đồng và sự thỏa thuận thể hiện ý chí. Đặc tính thứ hai thể hiện mục đích của hợp đồng là xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng. Đây có lẽ là hai đặc tính cơ bản có tính chất truyền thống của hợp đồng. Hai đặc tính cơ bản này lần lượt được phân tích cụ thể ở các phần tiếp theo.
Ngoài ra thì hợp đồng còn có một số đặc tính khác như:
+ Nội dung giao kết của hợp đồng là các quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể trong hợp đồng thỏa thuận và cùng cam kết thực hiện.
+ Mục đích của hợp đồng khi ký kết hợp đồng là phải đảm bảo các lợi ích hợp pháp của các bên, không được trái với đạo đức và các chuẩn mực xã hội. Chỉ khi đáp ứng được các mục đích đó thì hợp đồng mà các bên giao kết mới được thừa nhận là hợp pháp và có giá trị pháp lý.
Trong bài này chúng ta cùng đi phân tích và làm rõ hai đặc tính cơ bản của hợp đồng là thể hiện sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng vànội dung thỏa thuận là xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng
4. Đặc tính thứ nhất: hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên:
Đặc tính thứ nhất của hợp đồng thể hiện ý chí của các bên tham gia hợp đồng và sự thỏa thuận thể hiện ý chí. Nói cách khác, các bên cần có ý định giao kết hợp đồng. Hình thức biểu hiện sự thỏa thuận có thể là bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể. Trong bối cảnh các giao dịch thương mại, ý định này thường thể hiện dưới hình thức thỏa thuận tại một văn bản được các bên cùng ký kết. Neu không có thỏa thuận tại một văn bản được các bên cùng ký kết, thỏa thuận của các bên có thể thể hiện dưới hình thức đề nghị giao kết họp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Sự thỏa thuận là đặc điểm phân biệt họp đồng và hành vi pháp lý đơn phương.
4.1 Sự thỏa thuận và hình thức biểu hiện sự thỏa thuận
Đọc thêm: Hợp đồng vay tín chấp vpbank
Hợp đồng phải thể hiện sự thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng. Nếu không thể hiện được sự thỏa thuận của các bên tham gia họp đồng, quan hệ hợp đồng không tồn tại và các bên không chịu sự ràng buộc bởi các quyền và nghĩa vụ theo họp đồng. Thỏa thuận là “đồng ý với nhau về điều nào đó có quan hệ đến các bên, sau khi đã bàn bạc, hoặc nói một cách khác là sự đồng thuận và thống nhất về ý chí giữa các bển.
Ý chí là ý thức tồn tại bên trong nhận thức và suy nghĩ của con người. Nếu không được thể hiện ra bên ngoài dưới những hình thức biểu hiện cụ thể, bên thứ ba khó có thể xác định được ý chí mà các bên đã đồng thuận và thống nhất. Cũng chính vì vậy, để xác định được ý chí mà các bên đã đồng thuận và thống nhất, ý chí của các bên cần được biểu hiện ra bên ngoài dưới những hình thức nhất định, ví dụ như bằng văn bản (và trong một số trường hợp cụ thể, có thể cần có thêm công chứng, chứng thực hoặc có đăng ký, cấp phép của cơ quan hoặc người có thẩm quyền), bằng lời nói (và trong một số trường hợp cụ thể, có thể cần có thêm người làm chứng) hoặc bằng hành vi cụ thể.
Trên thực tế, hình thức biểu hiện sự thỏa thuận rất quan trọng, nhất là trong trường hợp giữa các bên đang hoặc có nguy cơ phát sinh tranh chấp. Thậm chí, đối với một số loại hợp đồng, pháp luật còn quy định cụ thể hình thức biểu hiện sự đồng thuận và thống nhất về ý chí giữa các bên là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Nếu hợp đồng giữa các bên không thuộc trường hợp pháp luật bắt buộc phải được biểu hiện dưới những hình thức nhất định thì các bên hoàn toàn có quyền tự do lựa chọn hình thức biểu hiện sự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm với hình thức đó. Ngược lại, nếu hợp đồng giữa các bên thuộc trường hợp pháp luật bắt buộc phải có hình thức biểu hiện sự thỏa thuận cụ thể thì hợp đồng có rủi ro bị vô hiệu nếu không đáp ứng yêu cầu về hình thức đó.
Về bản chất, khi thỏa thuận giữa các bên tồn tại thì lời nói, văn bản hoặc hành vi của các bên sẽ phản ánh sự thỏa thuận đó và sự thiếu sót một điều kiện về hình thức, dù là hình thức luật định, cũng không nên là căn cứ duy nhất để kết luận giữa các bên không có thỏa thuận.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê
Đọc thêm: BÁO GIÁ DỊCH THUẬT 2022