logo-dich-vu-luattq

đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài

Hình thức FPI (đầu tư gián tiếp ra nước ngoài) được ứng dụng phổ biến ở nhiều quốc gia. Thực tế, có rất nhiều hình thức đầu tư kiếm lợi nhuận từ thị trường nước ngoài thông qua FPI. Cụ thể như mua cổ phần của các công ty nước ngoài, mua cổ phiếu của công ty, hoặc mua trái phiếu. Đương nhiên tất cả hình thức mua bán đầu tư đều phải tuân theo các quy định của pháp luật nhằm tránh xảy ra rắc rối đáng tiếc. Dưới đây là ba đặc điểm của đầu tư gián tiếp ra nước ngoài mời bạn đọc tham khảo.

1. Đặc điểm thứ nhất

Về mục đích đầu tư: Đặc điểm quan trọng phân biệt đầu tư vấn tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài là mục đích hoạt động đầu. Dù cả hai hoạt động này đều hướng tới mục đích lợi nhuận nhưng Đầu tư gián tiếp nước ngoài không hướng tới việc tham gia trực tiếp quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế ở nước ngoài. Đầu tư gián tiếp nước ngoài chỉ hướng tới lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư mà không tác động đến việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư.

Xem thêm: đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài

2. Đặc điểm thứ hai

Đọc thêm: Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài

Về hình thức đầu tư: Đầu tư gián tiếp ra nước ngoài là hoạt động đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức mua, bán chứng khoán, các giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài. Từ khái niệm về đầu tư gián tiếp nước ngoài hoạt động này được thực hiện chủ yếu thông qua hình thức mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị khác hoặc đầu tư thông qua quỹ đầu tư chứng khoán, các chế định tài chính trung gian như các ngân hàng, các công ty tài chính, công ty bảo hiểm… Ở nước ngoài và được thực hiện theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Hình thức đầu tư này chứa đựng tính không ổn định so với đầu tư trực tiếp nước ngoài bởi việc thực hiện hoạt động mua, bán chứng khoán trên thị trường diễn ra khá nhanh chóng với tốc độ luân chuyển vốn cao hơn rất nhiều so với đầu tư thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn nhằm kiểm soát doanh nghiệp để thực hiện hoạt động kinh doanh. Lượng vốn vào và thoát ra nhanh sẽ có thể dẫn đến sự mất cân bằng của nền kinh tế gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh.

3. Đặc điểm thứ ba

Về tác động của đầu tư gián tiếp nước ngoài: hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài gắn với việc luân chuyển vốn từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư. Các hoạt động dịch truyện này thường diễn ra nhanh chóng, liên tục. Chính vì vậy, hoạt động đầu tư gián tiếp nước ngoài thường được triển khai thực hiện tại các nước có hệ thống tài chính mạnh, hoạt động hiệu quả thay vì thực hiện ở các nước chậm hoặc kém phát triển với hệ thống tài chính yếu.

Tìm hiểu thêm: đầu tư ra nước ngoài của việt nam 2018

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về luật đầu tư.

Luật Hoàng Anh

Tham khảo thêm: Quy định đầu tư ra nước ngoài

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !