logo-dich-vu-luattq

Công ty thành viên là gì

CÔNG TY THÀNH VIÊN LÀ GÌ?

Việc tự do hóa các hoạt động đầu tư, thương mại, mở rộng liên doanh, góp vốn cổ phần, đầu tư thâm nhập lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, đặc biệt là cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã làm thay đổi đáng kể quan hệ giữa các doanh nghiệp. Điều đó đã tạo ra các tiền đề để chuyển đổi các tổng công ty sang mô hình công ty mẹ – công ty con ( công ty thành viên). Để hiểu rõ hơn về khái niệm công ty thành viên là gì, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Phamlaw.

Xem thêm: Công ty thành viên là gì

1. Cơ sở pháp lý

Luật doanh nghiệp 2020

2. Nội dung tư vấn

Tham khảo thêm: Hộ kinh doanh cá thể là gì

Theo quy định tại điều 195 Luật doanh nghiệp 2020 thì Công ty con (công ty thành viên) là một pháp nhân độc lập, bình đẳng trước pháp luật, có tài sản riêng, tự mình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của mình và bị chi phối bởi công ty mẹ. Trong trường hợp công ty mẹ hay công ty con phá sản, các công ty trong nhóm công ty không phải chịu các loại trách nhiệm liên đới.

VD: Công ty A nắm giữ dưới 50% cổ phần của công ty B và công ty C. Lúc này, công ty B và C là công ty thành viên của công ty A. Vì vậy hiểu đơn giản, công ty thành viên là công ty được một công ty nào đó nắm giữ dưới 50% cổ phần. Một công ty có thể là thành viên của nhiều công ty khác nhưng chỉ có thể là công ty con của duy nhất một công ty. Như vậy, một công ty vừa có thể làm công ty con, vừa có thể làm công ty thành viên của một hoặc nhiều công ty khác.

Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty thành viên được xác định trên cơ sở Luật Doanh nghiệp năm 2020 và tùy thuộc vào loại hình pháp lý của công ty thành viên, công ty mẹ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình với tư cách là thành viên, chủ sở hữu hoặc cổ đông trong quan hệ với công ty thành viên theo quy định tương ứng của Luật Doanh nghiệp năm 2020 và pháp luật có liên quan, cụ thể:

Quan hệ giữa công ty mẹ với công ty thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Trong mối quan hệ này, công ty mẹ là chủ nợ 100% vốn đối với công ty thành viên. Công ty mẹ nắm quyền lực tối cao, các quyết định từ công ty mẹ được thực hiện trực tiếp mà không cần biểu quyết ngoài ra việc thực hiện quyền và nghĩa vụ khác của chủ sở hữu sẽ theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020, Điều lệ của công ty và các quy định của Chính phủ.

Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty thành viên là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Trong quan hệ này, công ty mẹ thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cổ đông, thành viên, bên góp vốn chi phối theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của công ty thành viên. Công ty mẹ quản lý cổ phần, vốn góp chi phối ở công ty thành viên thông qua đại diện của mình tại doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Mục đích sử dụng đất q là gì

Công ty mẹ nắm bắt tình hình hoạt động của công ty thành viên thông qua người đại diện của công ty mẹ tại công ty thành viên. Thông qua người đại diện này, công ty mẹ sẽ tác động đến quyết định về Điều lệ công ty, cơ cấu tổ chức, chiến lược kinh doanh, nhân sự… của công ty thành viên, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của tác động phải phụ thuộc vào sổ phiếu biểu quyết mà công ty mẹ nắm giữ. Trường hợp công ty mẹ can thiệp ngoài thẩm quyền của chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông và buộc công ty con phải thực hiện hoạt động không sinh lợi mà không đền bù hợp lý trong năm tài chính có liên quan, gây thiệt hại cho công ty thành viên thì công ty mẹ phải chịu trách nhiệm về thiệt hại đó. Người quản lý công ty mẹ chịu trách nhiệm về việc can thiệp buộc công ty thành viên thực hiện hoạt động kinh doanh trên cũng phải liên đới cùng công ty mẹ chịu trách nhiệm. Trường hợp hoạt động kinh doanh này do công ty thành viên thực hiện đem lại lợi ích cho công ty thành viên khác của cùng một công ty mẹ thì công ty thành viên được hưởng lợi phải liên đới cùng công ty mẹ hoàn trả khoản lợi được hưởng cho công ty thành viên bị thiệt hại ( Theo quy định tại điều 196 Luật doanh nghiệp 2020).

Mặc dù pháp luật hiện hành đã có quy định về trách nhiệm của công ty mẹ khi lạm dụng vị thế gây thiệt hại cho công ty thành viên nhưng trên thực tế đây là vấn đề tương đối phức tạp, đòi hỏi pháp luật cần có sự điều chỉnh chi tiết. Ví dụ về trường hợp phải hợp nhất báo cáo tài chính của công ty thành viên với công ty mẹ, trách nhiệm của công ty thành viên sẽ được xử lý như thế nào khi công ty thành viên không cung cấp các báo cáo, tài liệu và thông tin cần thiết hoặc cung cấp tài liệu, báo cáo không chính xác hoặc có sự giả mạo cho công ty mẹ, dẫn đến công ty mẹ bị cơ quan chức năng nhà nước xử phạt hoặc áp dụng các biện pháp khác theo quy định của pháp luật. Điều này đặt ra yêu cầu phải có những quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của công ty thành viên đối với công ty mẹ, những trường hợp công ty mẹ phải chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào để bảo vệ công ty thành viên.

Về nguyên tắc, công ty mẹ được quyền chi phối hoạt động của công ty thành viên nhưng không được vượt quá phạm vi thẩm quyền cho phép. Công ty thành viên được tự chủ kinh doanh nhưng phải tuân theo các chiến lược kinh doanh chung của nhóm công ty. Công ty thành viên có thể áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khi bị công ty mẹ can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh. Trường hợp công ty mẹ không đền bù cho công ty con theo quy định thì chủ nợ hoặc thành viên, cổ đông có sở hữu ít nhất 01% vốn điều lệ của công ty thành viên có quyền nhân danh chính mình hoặc nhân danh công ty thành viên yêu cầu công ty mẹ đền bù thiệt hại cho công ty thành viên.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các tập đoàn kinh tế đa quốc gia và các tập đoàn kinh tế mạnh ở Việt Nam thường được tổ chức theo mô hình công ty mẹ và các công ty thành viên, nó như một khối liên hệ huyết thống liên kết các thành viên lại với nhau và thúc đẩy nhau phát triển, tạo nên thương hiệu có uy tín trong nền kinh tế thị trường. Để hoàn thiện pháp luật về mô hình này, nhà nước cần đề ra thêm nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển cũng như hạn chế được các rủi ro và lạm quyền của công ty mẹ đối với các công ty thành viên.

Phamlaw hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công ty thành viên là gì, để từ đó bạn có thể cân nhắc kỹ lưỡng trong việc có nên trở thành công ty thành viên không? Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn hay sử dụng dịch vụ liên quan đến doanh nghiệp, vui lòng liên hệ Luật Phamlaw qua các đầu số hotline 0967 370 488 hoặc 0967 370 488 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Tìm hiểu thêm: Đơn đề nghị là gì? (Cập nhật 2022)

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !