logo-dich-vu-luattq

Công ty ma là gì? Cách nhận biết Công ty ma

Nguồn: Internet

Xem thêm: Công ty ma là gì

  1. Công ty “ma” là gì?

Có thể hiểu, Công ty “ma” hay doanh nghiệp “ma” là các doanh nghiệp được thành lập nhưng không hoạt động. Doanh nghiệp “ma” thường lựa chọn loại hình thành lập công ty TNHH bởi lẽ loại hình này có thủ tục thành lập công ty đơn giản,dễ dàng, và tính chịu trách nhiệm hữu hạn về pháp lý.

  1. Cách nhận biết “Công ty ma”

Những doanh nghiệp “ma” này có tác hại về nhiều mặt, trong đó thể hiện ở 2 khía cạnh chủ yếu. Một mặt, nó gây thất thu cho ngân sách nhà nước một số tiền không nhỏ. Mặt khác, nó gây ảnh hưởng đến môi trường bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Vấn đề là, cần nhận diện những dấu hiệu của các doanh nghiệp “ma” để có biện pháp phòng ngừa và để các doanh nghiệp chân chính tự bảo vệ mình.

Tham khảo thêm: Phụ cấp thâm niên vượt khung là gì

Sau đây là các dấu hiệu để nhận biết 1 “Công ty ma”:

Loại hình doanh nghiệp: Loại hình được các công ty ma lựa chọn thường dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc doanh nghiệp tư nhân.

Ngành nghề: Các doanh nghiệp này thường đăng ký rất nhiều ngành nghề, nhưng tập trung chủ yếu vào thương mại, dịch vụ tổng hợp, không trực tiếp sản xuất hàng hóa, những ngành nghề không phải đăng ký vốn pháp định, không phải bắt buộc có chứng chỉ hành nghề để dễ dàng trốn tránh sự kiểm tra hoặc dễ dàng bỏ trốn.

Chủ doanh nghiệp: thường ở địa phương khác đến đăng ký thành lập doanh nghiệp và các doanh nghiệp này thường di chuyển địa điểm nhằm tránh kiểm tra hoặc dễ bỏ trốn.

Giám đốc điều hành: thường được thuê tại địa phương, trình độ rất thấp, có người làm xe ôm, thất nghiệp, thậm chí có người còn có tiền án, tiền sự.

Trụ sở giao dịch: thường đi thuê với thời gian rất ngắn; thường thuê ở chung cư, trong ngõ ngách hẻm sâu, tài sản đơn sơ…

Tìm hiểu thêm: Thế nào là bằng chứng ngoại tình

Thời gian tồn tại: thường rất ngắn rồi bỏ trốn hoặc giải thể để thành lập công ty khác với tên gọi, tên chủ, tên địa điểm mới. Công ty ma thường có đơn xin ngừng hoạt động trong thời gian dài.

Phương thức thanh toán: Vì đây là những doanh nghiệp “ma” nên chúng hạn chế liên quan tới pháp luật vì vậy không sử dụng tài khoản ngân hàng, việc thanh toán thường không qua ngân hàng, chủ yếu bằng tiền mặt.

Hóa đơn: thời gian giữa các lần mua hóa đơn rất ngắn, tần suất xuất hóa đơn nhiều. Ngoài ra, công ty ma thường ủy quyền cho người ngoài mua hoá đơn.

Khai báo thuế: Việc khai báo thuế là điều bắt buộc ở tất cả các công ty, nếu là công ty ma thì họ sẽ khai báo về doanh số kinh doanh trong giấy khai thuế là lớn hơn nhưng thực tế lại đóng ít hơn hoặc thuế GTGT đầu ra nhỏ hơn GTGT đầu vào nhưng lại hoàn toàn không xin hoàn thuế. Đó chính là điều bất hợp lý khiến cho Nhà nước phải nghi ngờ và bắt buộc phải kiểm tra.

Ngày nay việc xuất hiện doanh nghiệp ma rất nhiều, cho nên bạn cần phải cẩn thận, bảo vệ tài sản của bản thân và nếu có sự việc này có xảy ra với bạn thì hãy bình tĩnh và trình báo lên cơ quan chính quyền để tránh việc những công ty ma này lợi dụng lòng tin của người khác mà thực hiện những hành vi phi đạo đức và trái pháp luật. Việc một số doanh nghiệp thành lập công ty ma là điều không thể né tránh được, vì thế bạn cần cảnh giác cao độ, phải tìm hiểu kỹ trước khi hợp tác giao dịch với bất kỳ doanh nghiệp nào.

Để tự bảo vệ mình trước những rủi ro, tránh những thiệt hại khôn lường, các doanh nghiệp thật cũng phải góp phần ngăn ngừa và phát hiện doanh nghiệp “ma” cũng như các loại hóa đơn bất hợp pháp bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế, như:

Đọc thêm: Phẩm chất chính trị là gì

  • Chỉ nên quan hệ làm ăn với những doanh nghiệp mình biết rõ;
  • Khi làm ăn với các doanh nghiệp chưa quen biết, cần kiểm tra các yếu tố quan trọng như tư cách pháp nhân, đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế thông qua cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp hoặc chủ động truy cập thông qua trang web của Tổng cục Thuế;
  • Khi nhập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ, cần phải kiểm tra xem hóa đơn đó có phải do Bộ Tài chính phát hành hoặc hóa đơn tự in đã được cơ quan thuế chấp nhận bằng văn bản hay không; kiểm tra xem hóa đơn có ghi đầy đủ các nội dung về tên, địa chỉ, người bán, cung cấp, mã số thuế… hay không; đối chiếu mã số thuế thông qua trang web của Tổng cục Thuế; sử dụng đèn chiếu để phát hiện tẩy xóa; yêu cầu người bán, cung cấp thực hiện đúng quy trình ghi hóa đơn (lót giấy than, ghi đầy đủ nội dung, ghi trước mặt người mua);
  • Thường xuyên thực hiện việc kiểm toán nội bộ doanh nghiệp để tránh tình trạng nhân viên trong doanh nghiệp thông đồng lợi dụng sử dụng hóa đơn bất hợp pháp để lấy tiền của doanh nghiệp…

Minh Hiếu

quantri

quantri

Bài viết mới

Nhận tin mới nhất từ chúng tôi !