Hiện nay thì công ty liên kết là mô hình hoạt động kinh doanh khá được ưa chuộng và hoạt động phổ biến hiện nay vì những hiệu quả về vốn của nó đem lại. Vậy công ty liên kết là gì? Đặc điểm của nó so với các loại hình công ty khác?
Giải đáp định nghĩa công ty liên kết là gì, giải đáp các câu hỏi xoay quanh vấn đề thành lập công ty liên kết như vốn, thuế, định giá… cùng những quy định trong luật doanh nghiệp
Xem thêm: Công ty liên kết là gì
XEM THÊM: Luật sư Quảng cáo Giải Đáp Tư vấn Pháp luật Miễn phí qua Điện thoại
Nội dung chính
1. Công ty liên kết là gì?
Công ty liên kết được thành lập nhằm mục đích đem lại hiệu quả của chi phí và vốn của các bên liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh hai bên cùng có lợi.
Hiện nay, pháp luật doanh nghiệp không có khái niệm nào về “công ty liên kết” mà chỉ có khái niệm, quy định về tổng công ty, tập đoàn kinh tế.
Tuy nhiên thì theo các văn bản dưới luật quy định về việc ban hành điều lệ của công ty trách nhiệm một thành viên mà Nhà nước làm chủ sở hữu thì có quy định về công ty liên kết.
Theo đó thì công ty liên kết là doanh nghiệp mà các công ty nắm giữ cổ phần, phần vốn góp không chi phối theo quy định pháp luật.
Tham khảo thêm: Công chức là gì ? Khái niệm công chức được hiểu như thế nào ?
Cổ phần, phần vốn góp không chi phối trong công ty liên kết là việc mà một công ty nắm giữ cổ phần hoặc phần vốn góp từ 50% tổng số vốn điều lệ, tổng số cổ phần của công ty trở xuống.
Do đó thì công ty liên kết là mô hình liên kết do một hoặc nhiều công ty liên kết thực hiện hoạt động với nhau thông qua hình thức nắm giữ cổ phần hoặc vốn góp từ 50% trở xuống nhằm mục đích liên kết hoạt động kinh doanh phát sinh lợi nhuận.
2. Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp năm 2014;
- Nghị định 19/2014/NĐ-CP về Điều lệ mẫu của công tu trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 3 năm 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp do Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2015;
3. Đặc điểm của công ty liên kết
Công ty liên kết được thành lập giữa các công ty không có quyền chi phối, nắm giữ và kiểm soát lẫn nhau trong mô hình liên kết này. Việc nắm giữ cổ phần, phần vốn góp không có quyền chi phối giúp cho các bên không can thiệp được vào hoạt động của nhau mà chỉ có quyền và nghĩa vụ tương ứng với cổ phần, phần vốn góp mà công ty sở hữu.
Công ty liên kết có các đặc điểm sau:
- Công ty liên kết do hai chủ thể trở lên có tư cách doanh nghiệp liên kết với nhau để thành lập nên. Việc liên kế được thực hiện thông qua hợp đồng liên kết, hợp đồng hợp tác, điều lệ công ty, biên bản đóng góp cổ phần, phần vốn góp hoặc các hình thức khác do các bên trong quan hệ liên kết thỏa thuận và ký kết cùng thực hiện.
- Các bên trong quan hệ liên kết đóng góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, có thể bằng hiện vật hoặc bằng giá trị sử dụng nhưng phải đảm bảo không có công ty nào nắm giữ trên 50% vốn điều lệ để nắm giữ quyền chi phối và quyền kiểm soát.
- Công ty liên kết được thành lập nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh chung nhằm mục đích nhất định thông qua sự thỏa thuận và nhất trí của các thành viên công ty.
Có thể nói, công ty liên kết chính là sự thỏa thuận giữa các công ty để thực hiện hoạt động kinh doanh chung, phát sinh lợi nhuận và chia lợi nhuận theo tỷ lệ sở hữu của mỗi công ty sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
XEM THÊM: FDI là gì? Vốn FDI là gì? Đặc Điểm Của Doanh Nghiệp FDI
Tuy nhiên điểm khác biệt lớn nhất của công ty liên kết so với các mô hình kinh doanh khác là tập đoàn kinh tế, tổng công ty chính từ tên gọi của công ty, đó là sự “liên kết”. Các công ty khi liên kết với nhau thì không có quyền chi phối về vốn hay về quản trị như các mô hình khác mà các bên bình đẳng và độc lập với nhau về tổ chức và hoạt động khi thực hiện hoạt động kinh doanh.
Quy định của Luật doanh nghiệp về công ty liên kết
Theo quy định tại điều 5 Nghị định 19/2014/NĐ-CP, các tổ chức mà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai, có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết, đó là:
- Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc áp dụng quy định về quản lý giá của giao dịch liên kết, bao gồm cả Cơ quan thuế của quốc gia, vùng lãnh thổ có Hiệp định thuế đang còn hiệu lực với Việt Nam.
+ Các bên liên kết:
- Bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
- Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
Tham khảo thêm: Thỏa thuận là gì? (Cập nhật 2022)
Theo đó, các bên liên kết được quy định như sau:
- Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
- Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
- Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;…
Trên đây là những chia sẻ của Luật Nhân dân Việt Nam về Công ty liên kết là gì? Quy định của pháp luật về công ty liên kết. Nếu còn những vướng mắc cần giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng, cập nhật những quy định mới theo quy định pháp luật hiện hành.
XEM THÊM: Điều kiện thành lập công ty tại Quảng Bình mới nhất 2020
Công ty liên kết là mô hình hoạt động kinh doanh phổ biến nhưng chưa được văn bản pháp luật ghi nhận cụ thể về các vấn đề pháp lý liên quan. Liên hệ ngay đến Luật 7S theo tổng đài hỗ trợ doanh nghiệp 0967 370 488 để được tư vấn cụ thể và chính xác hơn về vấn đề này.
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp và hoàn hảo nhất!
Tổng đài tư vấn hoàn toàn miễn phí: 0967 370 488
Hotline: Hotline HN: 0967 370 488 hoặc HCM: 0967 370 488
#Công ty liên kết là gì? #Công ty liên kết theo luật doanh nghiệp #Giao dịch liên kết là gì #Liên danh liên kết là gì #Tỷ lệ biểu quyết công ty liên kết #Công ty thành viên là gì #Công ty đồng kiểm soát là gì #nghị định 19/2014/nđ-cp #Công ty liên kết khác công ty con
Tham khảo thêm: Cách ghi mẫu tờ khai đăng ký khai sinh